Viêm dạ dày mạn không phải là một bệnh mà là một loạt những rối loạn trên niêm mạc dạ dày gây ra bởi phản ứng viêm của niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Phần lớn viêm dạ dày mạn tính không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm với rối loạn tiêu hoá. Chẩn đoán viêm dạ dày chủ yếu dựa vào nội soi và mô bệnh học. Tỷ lệ mắc viêm dạ dày mạn tính thay đổi theo tuổi và tùy từng vùng địa lý. Tỷ lệ mắc ở người Nhật trên 50 tuổi là 79%, trong khi ở Mỹ là 38%, trên 60 tuổi ở Châu Âu là 30 – 50%.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính
Có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu gây Viêm dạ dày mạn tính:
- Nhóm A (Tự miễn): Do tự miễn
- Nhóm B (Vi khuẩn): Do vi khuẩn. Nguyên nhân gây viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori chiếm đến 70-80% tổng số các trường hợp mắc.
- Nhóm (Hóa chất): Do các thuốc như dùng NSAiDs và hóa chất.
Các yếu tố khác: Nghiện rượu, thuốc lá…
Gần đây, các chuyên gia và người dân càng ngày càng thấy rõ vai trò H.pylori trong viêm dạ dày mạn tính. Tỷ lệ nhiễm H.pylori trong dân số từ 30 – 60% và có thể hơn. Vi khuẩn có thể lây nhiễm từ lúc còn nhỏ (
Việt Nam cũng thuộc vùng có tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp cao, vào khoảng >70% ở người lớn. Tỷ lệ nhiễm Hp trong viêm dạ dày mạn ở miền Bắc Việt Nam từ 53-72,8%; ở thành phố Hồ Chí Minh là 64,7%.
Triệu chứng lâm sàng của Viêm dạ dày mạn
Triệu chứng viêm dạ dày mạn tính ở thời kì đầu thường kín đáo, không có hoặc có nhưng không đặc hiệu. Triệu chứng hay gặp nhất là đau âm ỉ vùng thượng vị không có tính chất chu kỳ và không đặc hiệu. Ngoài ra người bệnh còn có một số triệu chứng khác như: đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi, ợ chua, tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn khan, ăn kém, mệt mỏi, đại tiện có thể nát, lỏng hoặc táo bón… Trên thực tế khám lâm sàng ít có giá trị chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính.
Chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính chủ yếu dựa vào nội soi và mô bệnh học. Trong đó mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định viêm dạ dày mạn tính.
Chẩn đoán viêm dạ dày mạn
Phương pháp chẩn đoán thường làm nhất đối với Viêm dạ dày là nội soi với một mẫu sinh thiết dạ dày. Nội soi để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng. Nếu cần bác sĩ sẽ lấy các mẫu mô nhỏ để sinh thiết.
Các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây viêm dạ dày hoặc bất cứ biến chứng nào, gồm:
- Chụp X-quang đường tiêu hóa. Hình ảnh chụp Xquang sẽ cho biết các thay đổi ở niêm mạc dạ dày như trợt hoặc loét.
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra xem có tình trạng thiếu máu không. Thiếu máu có thể là dấu hiệu của chảy máu dạ dày.
- Xét nghiệm phân nhằm kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân, một dấu hiệu khác cho biết có chảy máu dạ dày.
- Xét nghiệm đối với nhiễm trùng H.pylori bằng test thở, xét nghiệm máu hoặc phân. Nhiễm trùng H.pylori cũng có thể được xác định bằng mẫu sinh thiết từ dạ dày lấy khi nội soi.
Biến chứng của Viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày lại là yếu tố nguy cơ cho Loét dạ dày, Polyp dạ dày và U lành tính, Ung thư dạ dày. Một số bệnh nhân có viêm dạ dày mạn tính do H.pylori hoặc Viêm dạ dày tự miễn phát triển viêm dạ dày teo. Viêm dạ dày teo phá hủy các tế bào ở niêm mạc dạ dày chịu trách nhiệm cho sản xuất acid và men tiêu hóa. Viêm dạ dày teo có thể dẫn tới 2 dạng ung thư: Ung thư dạ dày và U lympho liên quan tới niêm mạc dạ dày (MALT).
Điều trị Viêm dạ dày có H.pylori dương tính
Điều trị bệnh kết hợp giữa điều trị nguyên nhân và triệu chứng. Do vậy điều trị Viêm loét dạ dày có nhiễm H.pylori có sự kết hợp sau:
- Làm giảm tiết acid dạ dày và dịch vị dạ dày (yếu tố tấn công)
- Dùng các thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc (tăng cường yếu tố bảo vệ)
- Dùng thuốc tiệt trừ H.pylori (điều trị nguyên nhân).
Mặc dù nếu dùng đúng phác đồ điều trị kháng sinh thì bệnh nhân có thể loại bỏ được vi khuẩn Hp khỏi cơ thể. Tuy nhiên, việc thường xuyên bị tái nhiễm loại vi khuẩn này và phải điều trị lại sẽ dẫn tới hậu quả vi khuẩn đề kháng kháng sinh, mệt mỏi cho bệnh nhân, tốn kém về tài chính. Hiện nay, các nhà khoa học đang tập trung tìm kiếm các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ tái nhiễm khuẩn Hp và lây nhiễm Hp trong cộng đồng. Kháng thể OvalgenHP là một trong những giải pháp được Nhật Bản đã sử dụng trong hơn 13 năm nay. Tại Nhật Bản, kháng thể OvalgenHP được bổ sung trực tiếp vào các thực phẩm như sữa chua để người dân có thể ăn hàng ngày, giúp tăng cường sức đề kháng với vi khuẩn Hp và giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Chuyên gia Gastimunhp.vn biên tập và lược dịch
Ngô thị Mai says
Dạ xin cảm ơn bác sỹ ạ
tung says
Chào Bác Sỹ, trước tôi có đi nội soi và có kết quả bị viêm dạ dày cấp độ A + trào ngược + dương tính HP (a5), tôi đã dùng phác đồ nexium mups+ amo+ cla+ metro nhưng vẫn k hiệu quả, h tôi hay bị lâm dâm đau với đi ngoài phân nhão, mong được bác sỹ tư vấn cho ạ. Tôi chân thành cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Phác đồ điều trị HP bạn đã sử dụng cho hiệu quả điều trị HP không cao lý do là vì vi khuẩn HP kháng kháng sinh cao đặc biệt là kháng Clarithromycin,Tuy nhiên cảm giác đau bụng vẫn có thể xuất hiện ngay cả khi HP đã được tiệt trừ thành công. Ngoài ra bạn có biểu hiên đi ngoài phân nhão ngày mấy lần? Sau khi đi ngoài thì biểu hiện đau bụng có cải thiện hơn không.
Do đó sau khi ngưng các thuốc kháng sinh trên 4 tuần và ngưng thuốc Nexium Mup 2 tuần bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và làm xét nghiệm HP.
– Trường hợp nếu bạn còn HP thì bạn cần điều trị HP với phác đồ kháng sinh tiếp theo kết hợp sử dụng thêm kháng thể OvalgenHP với liều 2 gói/ ngày chia 2 lần sau ăn x 2-4 tuần cùng với phác đồ điều trị HP nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP đồng thời giúp giảm nguy cơ HP kháng thuốc.
– Nếu HP âm tính thì bạn có thể duy trì sử dụng các thuốc giảm triệu chứng mà không cần dùng thêm kháng sinh tiệt trừ HP. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng OvalgenHP liều dự phòng với 1 gói/ngày, 10 ngày/tháng x 3 tháng; nghỉ 1-2 tháng lặp lại liệu trình 3 tháng trên ít nhất 1 năm sau khi điều trị HP thành công nhằm giảm nguy cơ tái nhiễm HP cũng như tái mắc các bệnh lý da dày.
Chúc bạn mạnh khỏe,
tung says
Hiện nay, tôi đi ngoài 1 ngày 1 lần, phân lúc sống lúc nhão và lâm dâm đau ở vùng thượng vị, thỉnh thoảng có ở nóng, tôi đã uống men tiêu hóa lactomin nhưng phân vẫn vậy. Mong được bác sỹ chỉ dẫn thêm. Tôi cảm ơn bác sỹ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng bệnh lý dạ dày có thể còn ngay cả khi HP đã được diệt trừ thành công. Do đó bạn nhất thiết cần tái khám lại sau điều trị HP theo phác đồ điều trị. Trường hợp nếu HP âm tính thì bạn không cần thiết phải điều trị bằng kháng sinh mà chỉ có thể sử dụng thuốc giảm acid dạ dày kết hợp một số thuốc giúp hồi phục các tổn thương do viêm dạ dày.
Trường hợp nếu sau tái khám HP vẫn dương tính thì phác đồ điều trị tiếp theo bạn nhất thiết nen sử dụng kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP với phác đồ điều trị nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP đồng thời giúp giảm viêm và giảm nhẹ các biểu hiện bệnh lý dạ dày,
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn xuân thưởng says
Tôi đã từng bị nhiễm hp nhưng đã chữa khỏi. Sau thời gian giờ lại cảm thấy buồn nôn đầy bụng ăn khó tiêu. Vậy xin hỏi bs dùng thuốc gastimunhp có khỏi ko an
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ 1 tháng trước khi đi xét nghiệm HP có kết quả âm tính, bạn có sử dụng thuốc kháng sinh gì không? Tuy nhiên sau điều trị HP thành công bạn vẫn có thể có nguy cơ tái nhiễm HP. Hiện tại bạn có biểu hiện buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu có thể do bệnh lý dạ dày gây ra. Tuy nhiên bạn nên tái khám lại để kiểm tra chính xác
Nếu bạn tái nhiễm HP và tái mắc bệnh lý dạ dày thì bạn nên điều trị theo phác đồ điều trị của bác sỹ gồm 2 kháng sinh sử dụng trong 2 tuần và 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày sử dụng từ 2-4 tuần tùy mức độ bệnh lý dạ dày. Ngoài ra bạn nên sử dụng kết hợp thêm kháng thể OvlagenHP nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP.
Sản phẩm GastimunHP chứa thành phần là kháng thể OvalgenHP có tác dụng ức chế đặc hiệu men urease – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn HP có thể tồn tại dai dẳng và phát triển ở trong dạ dày. Khi bị bất hoạt men urease, vi khuẩn HP bị suy giảm khả năng thích nghi trong môi trường dạ dày, dần dần sẽ bị acid dịch vị cũng như miễn dịch tự nhiên của cơ thể đào thải.
Theo các nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện tại nhiều quốc gia thì sử dụng kháng thể OvalgenHP trong thời gian ngắn hạn 1 vài tuần không làm cho tải lượng HP giảm ngay về mức âm tính mà cần sử dụng trong thời gian dài (2-3 tháng trở lên). Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn cách sử dụng phối hợp thuốc khác nếu như đang ở trong tình trạng bệnh cấp tính (viêm dạ dày cấp, loét dạ dày) để đạt được hiệu quả điều trị cao cũng như tiết kiệm chi phí.
Chúc bạn mạnh khỏe.