Viêm teo dạ dày là một bệnh lý phổ biến thường gặp, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng, đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình tiến triển tới Ung thư dạ dày. Hầu hết các trường hợp Viêm teo dạ dày được chẩn đoán trên lâm sàng đều có nhiễm khuẩn Hp. Việc điều trị vi khuẩn Hp trong trường hợp này giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh và phòng tránh nguy cơ Ung thư dạ dày hiệu quả.
Hình ảnh nội soi bệnh nhân viêm teo dạ dày
Nội dung chính
Viêm teo dạ dày là gì?
Viêm teo dạ dày phát triển khi tế bào viền của dạ dày bị viêm kéo dài trong một vài năm. Viêm dạ dày chủ yếu do nhiễm khuẩn Hp. Vi khuẩn Hp làm thoái hóa lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid và dịch tiêu hóa. Nhiễm khuẩn Hp sẽ dần dần phá hủy các tế bào niêm mạc dạ dày nếu không được điều trị.
Trong một vài trường hợp, viêm teo dạ dày xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các tế bào khỏe mạnh của thành tế bào. Dạng bệnh lý này gọi là Viêm teo dạ dày tự miễn. Tuy nhiên, ít xảy ra.
Nguyên nhân gây ra viêm teo dạ dày
Viêm teo dạ dày thường gây ra bởi nhiễm khuẩn Hp. Nhiễm khuẩn Hp thường xảy ra từ thời thơ ấu và trở nên trầm trọng sau một thời gian không được điều trị.
Tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch nôn, nước bọt của người bị nhiễm bệnh có thể bị lây nhiễm. Thông thường, tình trạng lây nhiễm chủ yếu qua thức ăn, đồ uống có vi khuẩn Hp.
Trường hợp bị Viêm teo dạ dày tự miễn do cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công các tế bào khỏe mạnh của dạ dày do nhầm lẫn. Kháng thể là các loại protein bình thường giúp cơ thể nhận ra và chống lại các loại nhiễm trùng. Thông thường các kháng thể chỉ tấn công những phần tử nguy hiểm như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, các loại kháng thể trong trường hợp bệnh lý tự miễn lại tấn công vào các tế bào bình thường, vốn có ích cho cơ thể.
Các loại kháng thể có thể tấn công các yếu tố nội tại. Các yếu tố nội tại là một protein tế bào dạ dày giải phóng ra giúp hấp thu vitamin B12. Thiếu yếu tố nội tại có thể gây ra tình trạng bệnh lý là thiếu máu ác tính. Trong bệnh lý này, thiếu vitamin B12 gây khó khăn hoặc mất khả năng sản xuất đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh của cơ thể.
Những yếu tố nguy cơ của Viêm teo dạ dày
Nếu bạn bị nhiễm khuẩn Hp, bạn sẽ dễ dàng bị Viêm teo dạ dày. Loại nhiễm khuẩn này khá phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, nó lưu hành rộng rãi hơn ở các khu vực nghèo, đông dân cư.
Bệnh lý Viêm teo dạ dày tự nhiễm, rất hiếm gặp, tuy nhiên những bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp hoặc tiểu đường thường hay gặp phải bệnh này. Bệnh này cũng phổ biến hơn ở nhóm người gốc Bồ Đào Nha hoặc châu Á.
Viêm teo dạ dày có thể tiến triển thành Ung thư dạ dày.
Triệu chứng viêm teo dạ dày
Viêm teo dạ dày có triệu chứng tương tự viêm dạ dày nhiễm Hp
Rất nhiều trường hợp Viêm teo dạ dày không được chẩn đoán bởi không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến của nhiễm khuẩn Hp bao gồm:
- Đau dạ dày
- Nôn và buôn nôn
- Chán ăn
- Sút cân
- Loét dạ dày
- Thiếu máu thiếu sắt
Bệnh Viêm dạ dày tự miễn có thể làm thiếu hụt Vitamin B12 và gây bệnh thiếu máu ác tính với các triệu chứng như:
- Suy yếu
- Thiếu minh mẫn
- Chóng mặt
- Đau ngực
- Đánh trống ngực
- Ù tai
Thiếu vitamin B12 còn gây ra tổn thương thần kinh, dẫn tới
- Tê chân tay, ngứa ran
- Đi lại không vững
- Rối loạn thần kinh
Chẩn đoán Viêm teo dạ dày
Nội soi dạ dày, lấy mảnh sinh thiết để chẩn đoán Viêm teo dạ dày và nhiễm Hp
Chẩn đoán Viêm teo dạ dày thường liên quan tới việc kết hợp theo dõi triệu chứng bệnh và xét nghiệm. Trong khi khám, bác sỹ sẽ kiểm tra tính chất đau dạ dày bằng cách ấn vào khu vực dạ dày. Xét nghiệm máu giúp kiểm tra tình trạng thiếu hụt Vitamin B12, thiếu sắt.
Các loại xét nghiệm được chỉ định và kết quả có thể gặp:
- Thiếu hụt pepsinogen, loại protein được sản xuất từ tế bào dạ dày.
- Tăng nồng độ gastrin, mộ hormone kích thích tiết acid dạ dày.
- Giảm nồng độ vitamin B12
- Tế bào tự miễn tấn công yếu tố nội tại.
Trong nhiều trường hợp, bác sỹ có thể làm nội soi sinh thiết dạ dày. Bác sỹ sẽ sử dụng thiết bị nội soi qua đường họng tới dạ dày. Sau đó, bấm 1 mẩu thịt trong dạ dày để tìm dấu hiệu của Viêm teo dạ dày. Mẫu sinh thiết này cũng được sử dụng để kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn Hp.
Điều trị viêm teo dạ dày
Hầu hết bệnh nhân bị Viêm teo dạ dày sẽ cải thiện được các triệu chứng nếu được điều trị tốt.
Điều trị Viêm teo dạ dày tập trung vào việc loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Hp bằng phác đồ điều trị Hp bao gồm ít nhất 2 loại kháng sinh cùng 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày, có thể kết hợp thêm OvalgenHP giúp tăng cường hiệu quả điều trị hp kể cả các chủng Hp đã kháng thuốc.
Bệnh nhân bị Viêm tẹo dạ dày tự miễn có thể được tiêm Vitamin B12.
Phòng ngừa Viêm teo dạ dày
Viêm teo dạ dày khó phòng ngừa, tuy nhiên, bằng cách tiệt trừ triệt để vi khuẩn Hp, chống nhiễm khuẩn Hp sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ Viêm teo dạ dày.
Để phòng chống nhiễm khuẩn Hp, bạn có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh trong ăn uống, rửa tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi, vệ sinh nguồn nước, giáo dục trẻ em về các biện pháp phòng bệnh. Bạn cũng nên sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp thường xuyên như một biện pháp đặc hiệu giúp giảm nguy cơ lây nhiễm Hp.
Theo healthline.com
Thưa bác sĩ tôi đã uống gần 2 tháng thuốc tây ở phòng khám hoàng long rồi bây giờ tôi đang phân vân nên ra hà nội khám lại hay lấy thuốc nam ở bệnh viện y học cổ truyền
Chào bạn,
Như chúng tôi đã tư vấn thì viêm teo dạ dày là tình trạng bệnh mạn tính và có xu hướng tiến triển tới ung thư dạ dày với tỉ lệ 11%/năm. Tuy nhiên trường hợp của bạn rất may mắn là đã được diệt trừ hết HP nên tiến triển của bệnh có thể được ngăn chặn và đảo ngược. Dù lựa chọn phương pháp điều trị nào thì bạn cũng nên nội soi hàng năm để tầm soát sớm ung thư dạ dày nhé. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý phòng ngừa tái nhiễm vi khuẩn HP.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe,
Tôi bị viêm teo niêm mạc dạ dày thì dùng thuốc gì điều trị là đặc hiệu nhất
Chào bạn,
Viêm teo niêm mạc dạ dày là 1 tình trạng bệnh mạn tính và không có loại thuốc nào gọi là “thuốc đặc hiệu” đối với bệnh này. Mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị viêm teo dạ dày đó là kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh sang ung thư dạ dày. Các thuốc sử dụng để điều trị cần căn cứ trên nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:’
– Diệt trừ vi khuẩn HP nếu có nhiễm. Khuẩn HP là nguyên nhân quan trọng gây viêm teo dạ dày và có thể tiến triển tới ung thư dạ dày. Chính vì vậy việc diệt trừ HP là bắt buộc nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh sang ung thư dạ dày. Để tiệt trừ HP bạn cần sử dụng phác đồ tiêu chuẩn gồm ít nhất 2 kháng sinh phối hợp 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày, có thể phối hợp thêm kháng thể kháng HP là GastimunHP để nâng cao hiệu quả tiệt trừ Hp, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Một số bằng chứng cho thấy tiệt trừ Hp có thể giúp đảo ngược tiến trình của viêm teo niêm mạc dạ dày và ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
– Bổ sung thêm sắt, acid folic và vitamin B12 nếu xét nghiệm thấy thiếu các chất này.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh ăn các thực phẩm nhiều muối, bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C, caroten.
– Thăm khám định kỳ 2 năm 1 lần để theo dõi, tầm soát ung thư dạ dày.
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp có thể giúp ích được cho bạn. Nếu cần hỗ trợ thêm các vấn đề liên quan tới tiệt trừ vi khuẩn Hp bạn có thể liên hệ trực tiếp số hotline: 0903 294 739/0981 966 152 để được tư vấn.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Tôi bị HP từ 10/2017 sau 2 tháng điều trị thì không còn HP nữa. Nhưng đến nay tháng 10/2019 sau khi nội soi bao tử thì HP negatif lại bị teo bao tử Kimura, Bác sỹ chỉ cho những thuốc như Ayite, Gragel, Pantoprazol. Như vậy đã đủ chưa xin BS tư vấn cho cách điều trị. Xin chân thành cám ơn.
Chào bạn,
Viêm teo niêm mạc dạ dày là một bệnh lý mạn tính thường do nhiễm khuẩn Hp trong thời gian dài gây ra. Vi khuẩn HP là tác nhân quan trọng nhất gây viêm teo dạ dày và có thể thúc đẩy viêm teo dạ dày tiến triển sang ung thư dạ dày. Rất may mắn là bạn đã diệt trừ hết vi khuẩn HP, việc diệt HP thành công có thể giúp ngăn chặn, hoặc thậm chí đảo ngược tiến triển của bệnh ở một số trường hợp.
Tuy nhiên, sau khi tiệt trừ HP thành công bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm. Theo nghiên cứu, tỉ lệ tái nhiễm Hp ở người lớn sau 1 năm điều trị thành công là 25%. Trường hợp của bạn nên dự phòng tái nhiễm bằng cách dùng kháng thể thụ động kháng HP (GastimunHP), liều dự phòng 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng.
Bạn tuân thủ theo các thuốc điều trị khác theo đơn của bác sỹ và nên nội soi 1-2 năm một lần để kiểm tra và tầm soát sớm ung thư dạ dày nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Xin cám ơn BS, tôi có thể mua thuốc này ở nhà thuốc tây không.
Chào bạn,
GastimunHP hiện có bán tại các hiệu thuốc lớn. Bạn có thể tham khảo danh sách sau để tìm điểm bán gần nhất nhé: Hệ thống nhà thuốc GastimunHP.
Chúc bạn mạnh khỏe,
hi
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0986316151/ 0903294739 để được hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tôi nội soi dạ dày kết quả là bị viêm teo, phù nề, và u ở hang vị. Có nặng quá và điều trị thế nào ạ.
Chào bạn,
Viêm teo dạ dày là một bước quan trọng trong tiến trình mắc ung thư dạ dày và tỉ lệ tiến triển từ viêm teo dạ dày sang ung thư dạ dày lên tới 11%/năm. Do vậy, việc nội soi dạ dày tầm soát được khuyến cáo nên thực hiện mỗi năm 1 lần là tốt nhất bạn nhé.
Bệnh lý viêm teo niêm mạc dạ dày phần lớn do nhiễm khuẩn Hp trong thời gian dài gây ra. Ngoài ra cũng có những trường hợp mắc viêm teo dạ dày tự miễn, tức là do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn, sinh ra các kháng thể bài trừ chính các tế bào bình thường; do chế độ ăn hoặc một số trường hợp mắc viêm teo niêm mạc dạ dày do sử dụng thuốc ức chế tiết acid dạ dày kéo dài. Do đó bạn cần điều trị tích cực trên nguyên tắc:
– Tiệt trừ Hp nếu có nhiễm: Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn chặn tiến triển của bệnh sang ung thư dạ dày. Trường hợp nếu cần tiệt trừ HP bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm kháng thể kháng HP là GastimunHP sử dụng phối hợp cùng phác đồ điều trị để nâng cao hiệu quả tiệt trừ Hp và sử dụng nhắc lại sau điều trị để phòng ngừa tái nhiễm. Một số bằng chứng cho thấy tiệt trừ Hp có thể giúp đảo ngược tiến trình của viêm teo niêm mạc dạ dày và ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
– Trường hợp viêm teo dạ dày tự miễn: có thể dẫn tới thiếu máu ác tính. Trường hợp này căn cứ trên triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm bác sỹ có thể cho bệnh nhân bổ sung thêm sắt, acid folic và vitamin B12.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh ăn các thực phẩm nhiều muối, bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C, caroten.
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp có thể giúp ích được cho bạn. Nếu cần hỗ trợ thêm các vấn đề liên quan tới tiệt trừ vi khuẩn Hp bạn có thể liên hệ trực tiếp số hotline: 0903 294 739/0981 966 152 để được tư vấn.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,