Hỏi: Thưa bác sỹ, gia đình tôi có bé gái 5 tuổi bị nhiễm Hp mới bị lần đầu. Tôi đã cho cháu đi khám và sử dụng đơn thuốc của bác sỹ tại Bệnh viện Nhi trung ương. Tuy nhiên, sau 2 lần điều trị không hết Hp, bác sỹ nói cần làm kháng sinh đề để kiểm tra tính kháng thuốc của vi khuẩn Hp. Sau đó bác sỹ kết luận, bé bị nhiễm Hp kháng thuốc Amoxicillin và Metronidazol, và bác sỹ không cho điều trị nữa, nói rằng khi nào bé lớn hơn sẽ cho dùng các thuốc khác để điều trị.
Tôi muốn hỏi rằng, tại sao bé mới bị nhiễm Hp lần đầu mà đã kháng thuốc rồi? Vi khuẩn Hp kháng thuốc lây truyền như thế nào? Trong nhà tôi cũng có tôi bị nhiễm khuẩn Hp điều trị đã nhiều năm.
Trả lời:
Vi khuẩn Hp ở trong dạ dày bé nhà chị có thể đã kháng thuốc theo nhiều con đường đường khác nhau như:
- Trong quá trình trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh lý khác (Viêm họng, viêm đường hô hấp dưới, rối loạn tiêu hóa…), các loại kháng sinh đó đồng thời là các kháng sinh dùng trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp. Trong cơ thể bé đã sẵn có vi khuẩn Hp nhưng chưa có biểu hiện bệnh lý thì vi khuẩn Hp sẽ được tiếp xúc với các loại kháng sinh kể trên, nhưng do không đủ liều lượng để tiêu diệt Hp nên những con vi khuẩn sống sót sẽ phát triển cơ chế đề kháng để chống lại những loại kháng sinh đó. Kết quả là khi bé đã bị bệnh do nhiễm Hp thì bác sỹ điều trị mặc dù đã sử dụng các phác đồ điều trị chuẩn cho bé nhưng vẫn không tiêu diệt được Hp. Những con vi khuẩn đã kháng thuốc sẽ truyền tính kháng thuốc từ chúng sang vi khuẩn Hp chưa kháng và kết quả là tất cả quần thể vi khuẩn Hp trong dạ dày đều có khả năng kháng thuốc.
- Vi khuẩn Hp đã kháng thuốc sẵn từ khi lây nhiễm vào cơ thể bé: Vi khuẩn Hp không tự nhiên xuất hiện trong dạ dày trẻ, nó phải xuất phát từ môi trường bên ngoài lây nhiễm vào. Nguồn lây nhiễm nhiều nhất là trong gia đình, đặc biệt là từ người mẹ rồi tới các anh/chị/em ruột và bố. Nếu như chị đã bị nhiễm khuẩn Hp điều trị nhiều năm chưa khỏi thì nhiều khả năng vi khuẩn Hp trong chị đã kháng thuốc và loại vi khuẩn đó lây nhiễm sang bé. Khi bé bị bệnh thì việc điều trị sẽ không thành công do bản thân chủng vi khuẩn trong dạ dày bé là chủng đã kháng thuốc sẵn rồi.
Vi khuẩn Hp kháng thuốc có thể lây nhiễm dễ dàng trong gia đình
Ngoài ra, vi khuẩn Hp kháng thuốc còn có thể lây nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau như trong nguồn nước, bệnh viện, phòng khám, từ thức ăn….
Trong trường hợp em bé nhà chị cần xử lý như sau:
- Điều trị triệt để tình trạng nhiễm Hp cho các thành viên trong gia đình: bố mẹ và các con, tránh trường hợp bé đã điều trị khỏi lại bị lây nhiễm từ cha mẹ.
- Điều trị triệt để tình trạng nhiễm khuẩn Hp cho bé sớm bằng phác đồ kháng sinh phù hợp. Có thể kết hợp với kháng thể OvalgenHP để giúp tăng cường hiệu quả điều trị.
- Giam nguy cơ lây nhiễm HP, tái nhiễm Hp sau khi đã điều trị bằng cách sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp (OvalgenHP) đều đặn hàng tháng với liều duy trì.
- Phải kiểm tra lại tình trạng nhiễm Hp sau khi đã sử dụng hết phác đồ điều trị theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Khi sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý khác như viêm đường hô hấp, viêm nhiễm khác… cần phải tham khảo kỹ ý kiến của thầy thuốc, người có chuyên môn.
BS. Tuấn Anh
Hiền says
Gd có người bị Hp. Bé mới 5.6 tuổi có phải đi khám k ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu bé không có biểu hiện bệnh lý dạ dày thì không cần đi khám. Bạn có thể phòng ngừa lây nhiễm cho bé bằng cách sử dụng GastimunHP liều dự phòng 1 gói/ngày sau bữa ăn, 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nhi says
Cho em hỏi vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh lây nhiễm qua đường nào ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Một người mang chủng Hp kháng kháng sinh có thể do nhiều cách thức khác nhau:
– Do bị lây nhiễm Hp từ những người mang chủng HP kháng thuốc.
– Sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn khác, vô tình những kháng sinh này không đủ liều tiêu diệt vi khuẩn Hp làm cho vi khuẩn sinh ra tính kháng thuốc.
– Vi khuẩn Hp thu nhận gen đề kháng kháng sinh từ những loại vi khuẩn khác.
Chúc bạn mạnh khỏe,