Vi khuẩn HP (hay H.pylori, Helicobacter pylori) là một xoắn khuẩn sinh trưởng bên trong đường tiêu hóa và có khả năng gây bệnh trên niêm mạc dạ dày. Nhiễm khuẩn Hp thường vô hại, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra loét dạ dày tá tràng.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày cấp tính và mãn tính, gây nên tình trạng viêm loét hành tá tràng. Hầu hết các loại vi khuẩn khác không thể gây ra bệnh đau dạ dày do những loại vi khuẩn này thường bị tiêu diệt bởi lượng axit do dạ dày tiết ra. Riêng vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một chất phân giản dịch nhầy có trong dạ dày và tạo ra những phân tử trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Với khả năng này, vi khuẩn HP sống được trong dịch nhầy của dạ dày và gây nên bệnh đau dạ dày mãn tính hay cấp tính.
Nội dung chính
Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori. Đây là một loại vi khuẩn có ảnh hưởng lớn nhất đến hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày và có thể gây nên bệnh Ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống và trực tiếp từ người sang người. Tình trạng nhiễm khuẩn HP thường gặp nhiều hơn ở những cá nhân sinh sống ở nơi có mật độ dân số cao, điều kiện sống và vệ sinh không tốt.
Vi khuẩn HP có khả năng gây ra bệnh đau dạ dày rất cao với tỷ lệ 1/6. Khuẩn HP không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, điều nguy hiểm hơn, khuẩn HP có liên quan đến Ung thư dạ dày và một loại u đặc biệt (U Malt) liên quan đến các tế bào Lympho.
Dấu hiệu khi bị nhiễm vi khuẩn HP
Hầu hết những người mắc khuẩn HP thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Một vài cá nhân có thể bị đau bụng, buồn nôn nhưng triệu chứng này sẽ hết nhanh. Sau thời gian nhiễm vi khuẩn HP, dẫn đến những biến chứng viêm loét, bệnh nhân có một số dấu hiệu sau:
- Đau bụng
- Buồn nôn và nôn
- Cảm giác mệt mỏi
- Ăn không ngon, đầy bụng
- Phân đen dính nếu có chảy máu
- Thiếu máu thiết sắt không rõ nguyên nhân
Tác hại khi bị nhiễm khuẩn HP
Do tỉ lệ nhiễm khuẩn khá cao và thường gây ra tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày và hành tá tràng. Có thể tồn tại và phát triển trong dịch nhầy của dạ dày, không có vi khuẩn khác cạnh tranh nên khuẩn HP phát triển mạnh. Vi khuẩn HP là nguyên chính dẫn đến bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày mạn tính và có thể gây ra ung thư dạ dày có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Việc điều trị chứng nhiễm khuẩn HP rất khó khăn và tình trạng kháng thuốc cao hiện nay đặc biệt đối với đối tượng trẻ nhỏ. Việc điều trị bệnh đau dạ dày phải điều trị nhiễm khuẩn HP và đây là liệu pháp chính của y học hiện đại nhằm chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát cao do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị nhiễm khuẩn một cách tùy tiện, không đúng phác đồ điều trị dẫn đến trình trạnh kháng thuốc. Khi tình trạng kháng thuốc gia tăng, đồng nghĩa với tỷ lệ thất bại trong điều trị bệnh cũng tăng lên nhanh chóng và bệnh nhân phải sống chung với căn bệnh này cả đời, nếu như không có giải pháp mới chống lại vi khuẩn Hp kháng thuốc.
Tại sao phải điều trị nhiễm vi khuẩn HP?
Nhiễm vi khuẩn HP mãn tính sẽ làm hệ thống bảo vệ chống lại acid dạ dày bị yếu đi. Và tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn HP là rất cao. Do đó, tình trạng loét dạ dày có thể tái phát lại nhiều lần sau khi ngưng thuốc. Người bệnh phải sử dụng thuốc hàng ngày trong nhiều năm để ngăn chặn việc tái phát tình trạng loét và những biến chứng như chảy máu, thủng và hẹp môn vị.
Vi khuẩn Hp thực sự là mối nguy hại với sức khỏe của cộng đồng bởi vì nó là nguyên nhân làm cho bệnh dạ dày trở nên nguy hiểm, dai dẳng, khó điều trị hơn. Do đó, nếu bạn có bệnh dạ dày và có vi khuẩn Hp trong cơ thể, bạn nên tuân thủ tốt phác đồ điều trị của bác sỹ, theo dõi chặt chẽ để chống bệnh do vi khuẩn Hp gây ra, đồng thời tránh lây nhiễm cho người thân yêu của mình. Điều trị triệt để tình trạng nhiễm khuẩn HP cũng được cho là phương pháp ngăn ngừa tác động xấu gây ung thư dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
Xem thêm: Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn HP
Theo gastimunhp.vn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hiện tượng bạn mô tả có thể gợi ý bệnh lý tại khu vực dạ dày. Bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng của bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Phạm duy quang says
Con gái cháu năm nay 6 tuổi . Tháng 9/2011 chau được 6t tuổi và cắt u nang ống dẫn mật chủ. Ổn định đến tháng 7/2014 thì cháu bị đau bụng và nôn. Cháu nen viện nhi wu khám và điều trị chuẩn đoán nhiễm trùng đường mật. Ra viện sau 9ngay điều trị. Về nhà cháu ổn định đến khoảng giữa năm 2015,2016 thưa thoảng xuất hiện cơn đau bụng và đến tháng 10 năm 216 nen khám viện nhi wu cháu được chuẩn đoán trào ngược dịch mật-dạ dầy, hp +++ . Bs cho đơn thuốc về uống. Cháu đỡ đau được 3 tháng sau đó đau lại đến thang 3 năm 2017 cháu đau và nôn rất nhiều gđ đưa cháu nên nhi wu lằm o đây đã gần 2 tháng o khoa gan mật nhưng càng ngày cháu càng đau nhiều hơn và non rất nhiều. Bs chỉ định mổ 2 lan nhưng đều hoãn mổ để theo dõi tiếp theo chuẩn đoán cháu bị viem dạ dây hp +++ trào ngươc dịch mật phải mổ để chống trào ngươc nhung Gs Liêm cho rằng chưa trác và nghi la viem da dây dạng cấp chuyển tieu hoá theo dõi và điều trị. Cháu mổ nang ống mật chủ nối tá tràng với ống dẫn mật. Cháu ko hiểu sao mà điều trị gần hai tháng bệnh của con cháu ngày càng nặng thêm. Ngày đau mấy lần và non ra dịch xanh dịch vàng ko an đuocj gi. Cư ăn là đau và nôn. Mong chuyen gia tư vấn hộ cháu xem thế nào. Có Bv nào chuyen khoa hơn nũa ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Tình trạng của bé có thể xuất phát từ trào ngược dịch mật do phẫu thuật cắt bỏ ống mật chủ, dẫn tới viêm dạ dày tái phát. Trường hợp nhiễm Hp sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh dạ dày, do đó trường hợp của bé nên tiệt trừ Hp. Mặt khác cần điều trị trào ngược dịch mật, có thể cân nhắc tới việc can thiệp bằng ngoại khoa, bạn nên trao đổi kỹ với bác sỹ đang theo dõi và điều trị cho bé. Bên cạnh đó bạn lưu ý tới chế độ ăn cho bé, nên chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ, tránh ăn đồ nhiều dầu mõ, đồ ăn cay nóng, đồ uống có gas.
Trường hợp cần tư vấn về thuốc điều trị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp bạn có thể gọi điện trực tiếp tới số máy 01656.516.996 để chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
phạm says
vi khuẩn HP – thủ phạm gây vêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn Hp sinh sống bên dưới lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Pham Minh Ha says
Nếu một người trong gia đình bị nhiễm HP thì những người khác sử dung chung bát đũa, chung bát nước chấm… có bị lay nhiễm không? Điều trị riêng lẻ từng người thì khả năng nhiễm bệnh lại như thế nào? Xin các chuyên gia tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP có thể lây truyền qua qua đường tiêu hóa, từ thực phẩm, vật dụng ăn uống, tiếp xúc với nước bọt người nhiễm. Vì vậy khả năng lây nhiễm vi khuẩn giữa người trong gia đình Việt Nam, đặc biệt là từ giữa vợ – chồng, mẹ -con rất cao, tuy nhiên không hẳn là ai nhiễm khuẩn Hp cũng mắc bệnh dạ dày và phải điều trị.
Với những người nhiễm khuẩn HP đã có biểu hiện bệnh lý dạ dày bắt buộc phải tiệt trừ HP hoàn toàn để điều trị bệnh và phòng ngừa các biến chứng bằng phác đồ điều trị thích hợp, có thể kết hợp cùng kháng thể kháng Hp là GastimunHP để nâng cao hiệu quả điều trị. Liều sử dụng của GastimunHP khi phối hợp cùng phác đồ thông thường là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần.
Những trường hợp có nhiễm Hp nhưng chưa có biểu hiện bệnh lý dạ dày thì không nhất thiết phải điều trị ngay, tuy nhiên đây lại là nguồn lây nhiễm trực tiếp trong gia đình khiến cho người điều trị rồi dễ bị nhiễm lại.
Do đó với người bị bệnh lý dạ dày, sau khi tiệt trừ hp thành công (âm tính) cần phòng tránh tái nhiễm bằng cách sử dụng GastimunHP liều dự phòng (1 gói/ngày, sau ăn, 10 ngày 1 tháng, nhắc lại hàng tháng).
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,