Sử dụng kháng sinh diệt HP dạ dày ở trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây kháng thuốc và trẻ dễ gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị
Nội dung chính
Trên 90% trẻ đau dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP
Theo nghiên cứu tại bệnh viện Nhi trung ương, có tới trên 90% trường hợp trẻ đến khám dạ dày đều bị nhiễm vi khuẩn HP. Đây là loại xoắn khuẩn gram âm, được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Đa số các trường hợp nhiễm HP ở trẻ là do lây từ người lớn như cha mẹ, ông bà qua các thói quen như dùng chung dụng cụ ăn uống, nhai mớm thức ăn, hôn trẻ…
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn khá “cứng đầu”. Để tiêu diệt nó cần sử dụng phác đồ phối hợp 1 thuốc giảm tiết acid dịch vị và 2-3 loại kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh dễ xảy ra tình trạng kháng thuốc, trong quá trình điều trị trẻ cũng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đắng miệng, mất ngủ…
Trẻ dưới 8 tuổi nhiễm HP cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh điều trị
Chị Khánh Ly tại Ba Đình, Hà Nội, một phụ huynh có con bị nhiễm HP khá lo lắng khi chia sẻ: “Cháu nhà tôi năm nay 5 tuổi hay bị đau bụng quanh rốn, đi khám được chẩn đoán viêm niêm mạc dạ dày và nhiễm khuẩn Hp (+++). Bác sỹ nói sau 8 tuổi mới điều trị được. Tôi thấy lo lắng nếu chờ lâu như vậy mới diệt HP thì liệu có ảnh hưởng gì không.”
Theo lý giải của các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa nhi, hiện nay chỉ có một số loại kháng sinh có hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên, tỉ lệ HP kháng thuốc ở trẻ rất cao. Nghiên cứu mới đây nhất tại bệnh viện nhi trung ương cho thấy tỉ lệ HP kháng với Clarithromycin lên tới 97%, Metronidazole là 66% và Amoxicilin là 51%. Nếu sử dụng các loại kháng sinh trên để điều trị thì tỉ lệ diệt HP thành công rất thấp.
Trong khi đó, hai loại kháng sinh có hiệu quả cao là Tetracyclin lại không dùng được cho trẻ dưới 8 tuổi do có nguy cơ làm hỏng men răng, ảnh hưởng phát triển xương; kháng sinh Levofloxacin không khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 12 tuổi do nguy cơ tổn thương gân và sụn khớp của trẻ.
Trẻ nhiễm HP đa số các trường hợp gây viêm dạ dày mạn tính, chỉ có một tỉ lệ nhỏ tiến triển sang các tổn thương nặng. Vậy nên, trẻ nhỏ nhiễm HP mà chưa có tổn thương nặng như loét dạ dày thì có thể trì hoãn đến sau 8 tuổi để có nhiều lựa chọn kháng sinh để điều trị hơn.
Trong tường hợp này, phương pháp điều trị là sử dụng thuốc để chữa viêm niêm mạc dạ dày và các chế phẩm giảm lượng HP an toàn, phù hợp với trẻ.
Phương pháp trợ giúp giảm khuẩn HP an toàn cho trẻ nhỏ
Kháng thể OvalgenHP từ lòng đỏ trứng gày lâu nay vẫn được biết tới là phương pháp giúp giảm khuẩn HP hiệu quả do Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản sáng chế. OvalgenHP đã được sử dụng hơn 15 năm qua tại nhiều quốc gia trên thế giới để hỗ trợ kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh lý do nhiễm HP gây ra.
Loại kháng thể này có tác dụng ức chế đặc hiệu men Urease của vi khuẩn HP, khiến vi khuẩn HP mất khả năng trung hòa môi trường acid dạ dày, không bám dính được vào niêm mạc dạ dày, bị ngưng kết lại với nhau thành từng đám và đẩy ra ngoài theo nhu động đường tiêu hóa.
Ts.Nguyễn Văn Sa – Giám đốc Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản cho biết: nghiên cứu trên người cho thấy kháng thể OvalgenHP có khả năng làm giảm lượng vi khuẩn HP trong dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu dạ dày do nhiễm HP và thậm chí có một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân có khả năng âm tính với vi khuẩn HP sau 2 tháng sử dụng.
Ts. Nguyễn Văn Sa báo cáo kết quả nghiên cứu hiệu quả của kháng thể OvalgenHP và LJ1088 tại Hội nghị tiêu hóa Đông Nam Á lần thứ 12
Hiện nay, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản còn phối hợp kháng thể OvalgenHP cùng chủng lợi khuẩn LJ1088 giúp đem lại hiệu quả cao và toàn diện hơn. Lợi khuẩn LJ 1088 có tác dụng hiệp đồng cùng OvalgenHP giúp giảm khuẩn Hp tốt hơn, đồng thời giúp giảm tiết acid dịch vị và cải thiện hệ vi sinh có lợi ở đường ruột.
Kháng thể OvalgenHP và lợi khuẩn LJ1088 là phương pháp giảm khuẩn HP và giảm triệu chứng khó chịu dạ dày tự nhiên, an toàn cho trẻ nhỏ được nhiều chuyên gia sức khỏe và các bậc phụ huynh lựa chọn sử dụng cho trẻ trong trường hợp bị nhiễm khuẩn HP chưa sử dụng được kháng sinh, hoặc đã đề kháng kháng sinh.
Cha mẹ cũng lưu ý, trẻ cần được diệt trừ HP bằng kháng sinh trong các trường hợp:
● Trẻ nội soi dạ dày phát hiện có loét dạ dày do nhiễm HP
● Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân mà xét nghiệm có HP
● Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn xét nghiệm có HP
Nguồn: afamily.vn