Vi khuẩn Hp gây ra nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm. Loại vi khuẩn này cũng rất dễ lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Vậy nhiễm Hp có nguy hiểm không? Nhiễm HP có thể mắc những bệnh gì? Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ cho bạn những thông tin giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Nhiễm khuẩn Hp có thể gây ra nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm trong đó có Ung thư dạ dày
Nhiễm vi khuẩn Hp có thể tiến triển thành Ung thư dạ dày vì vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (WHO). Tuy nhiên, quá trình chuyển thành Ung thư dạ dày thường phải có thời gian dài và trải qua nhiều giai đoạn bệnh khác nhau. Về cơ bản, nhiễm khuẩn Hp có thể gây ra các bệnh viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày – tá tràng, viêm teo dạ dày, Ung thư dạ dày.
Nội dung chính
Vi khuẩn Hp gây bệnh gì?
1. Viêm dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày – tá tràng có biểu hiện là sưng, đỏ tại vị trí viêm do phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể với tác nhân kích thích, ở đây là vi khuẩn Hp. Niêm mạc dạ dày của bạn sẽ bị sưng, đỏ nên, thể hiện rất rõ trên hình ảnh nội soi. Biểu hiện ra bên ngoài là các triệu chứng như đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu…
Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập thành công dưới lớp màng nhầy của dạ dày thì bắt đầu sản xuất ra các chất gây viêm. Quá trình tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày hết sức âm thầm, bắt đầu bằng một vài những biểu hiện như hơi đau lâm râm. Biểu hiện âm thầm này thường bị người bệnh bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác, hoặc sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng mà không nghĩ tới việc đi thăm khám để điều trị nguyên nhân. Cho nên, bạn cần hết sức chú ý dự phòng và điều trị bệnh ngay cả khi bệnh mới chớm bị.
2. Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng thường gặp ở người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi, vị trí ổ loét thường gặp tại phần đầu tá tràng hay còn gọi là hành tá tràng. Loét dạ dày tá tràng hay gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.
Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp xảy ra sau thời gian dài vi khuẩn Hp cư trú dưới lớp chất nhày dạ dày. Quá trình sinh sống của vi khuẩn Hp với các độc tố được tiết ra thường xuyên như men Urease, Cytokin gây viêm… làm mỏng dần và mất lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lớp bảo vệ này bị mất đi kéo theo sự tấn công trực tiếp của acid dạ dày vào lớp niêm mạc dạ dày gây ra hình thành các ổ loét. Như vậy, vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây ra vết loét trong dạ dày, hầu hết các ổ loét dạ dày ở bệnh nhân đều có sự hiện diện của vi khuẩn Hp. Chính vì vậy, điều trị Hp là chỉ định cần thiết trong điều trị loét dạ dày – tá tràng có vi khuẩn Hp.
3. Viêm niên mạc dạ dày
Quá trình kích thích liên tục của vi khuẩn vào các tế bào tuyến của niêm mạc dạ dày bị mất đi dần hoặc bị thay thế bằng các tế bào niêm mạc biểu mô ruột (gọi là chuyển sản ruột). Hậu quả là niêm mạc dạ dày không còn tế bào tuyến thực hiện nhiệm vụ tiết acid dạ dày, dịch vị dạ dày dẫn tới các triệu chứng như nuốt khó, ăn không tiêu, đầy bụng kéo dài.
- Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm Hp không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.
- Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Sau giai đoạn viêm cấp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, lâu dài sẽ gây viêm mạn tính.
4. Ung thư dạ dày
Nhiễm vi khuẩn Hp gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm H.P. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày.
Vi khuẩn Hp có lợi cho con người không?
Vi khuẩn Hp cũng có một vai trò nào đó trong cuộc sống bình thường của con người. Bởi lẽ, khi điều trị diệt Hp làm tăng nồng độ hormon Grehnin, đây là một hormon gây thèm ăn và ăn ngon miệng, vì vậy có thể dễ làm tăng cân và béo phì. Ngoài ra, trong một số nghiên cứu thấy có tăng tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường, hen phế quản ở người không có nhiễm vi khuẩn Hp.
Khi nào cần diệt vi khuẩn Hp
Theo khuyến cáo của thế giới, những trường hợp sau cần diệt H.P:
- Loét hành tá tràng
- Chứng khó tiêu chức năng
- Thiếu máu thiếu sắt
- Xuất huyết giảm tiểu cầu không không rõ căn nguyên
- Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật
- Ung thư dạ dày sớm được cắt hớt (Endoscopic Mucosal Resection- EMR) hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi (Endoscopic Sumucosal Dissection- ESD)
- Những người có bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị ung thư dạ dày
- Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc
- Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày
- Người làm ở môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày: khai thác than, quặng…
Trên đây là một số bệnh do vi khuẩn Hp gây ra, từ những biểu hiện rất bình thường có thể dẫn tới những căn bệnh nan y. Chính vì vậy, các tốt nhất để phòng ngừa bệnh là tuân thủ phác đồ điều trị Hp để tránh gặp phải những căn bệnh nguy hiểm và tránh lây nhiễm cho người xung quanh bạn nữa.
The GastimunHP
Mai says
E test hơi thở dob= 0,6% là s ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Kết quả xét nghiệm HP bằng phương pháp test thở C13 có kết quả DOB < 4 % là không nhiễm HP, DOB > 4% là nhiễm HP
Như vậy kết quả của bạn cho thấy bạn không bị nhiễm với vi khuẩn HP
Chúc bạn mạnh khỏe.