Đau bụng ở trẻ nhỏ rất phổ biến. Mức độ đau từ nhẹ cho tới nặng. Điều khó khăn trong điều trị đau bụng ở trẻ nhỏ (từ trẻ sơ sinh cho tới 1 vài tuổi) là việc chẩn đoán, tìm nguyên nhân vì ở tuổi này trẻ chưa thể phân biệt được rõ ràng các triệu chứng. Một cách để các bậc phụ huynh theo dõi là dựa vào dấu hiệu quấy khóc ở trẻ, nôn, trớ…
Nguyên nhân đau bụng ở trẻ em phổ biến nhất là do đầy hơi có thể gây bởi khi trẻ bú mẹ, bú bình, khóc… Đa số các trường hợp đau của trẻ là không nghiêm trọng và chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng một số biện pháp sẵn có như thảo dược, xoa bóp, thuốc hỗ trợ tiêu hóa, lợi khuẩn Probiotics… Việc lựa chọn mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau và dùng cho những trường hợp cụ thể giúp mang lại hiệu quả tốt nhất cho bé.
Sau đây GastimunHP sẽ tổng hợp những kiến thức như vậy dành cho các bậc cha mẹ có con nhỏ.
Van says
Chao bac sy! Con em 5 tuoi. Moi khi an ko ke sang hay trua hay toi. Con em deu bi dau bung vung quanh ron. Mot lat sau la di dai tien. Roi co trieu chung buon non. Cu vay ma keo dai may thang nay. Be an rat kem. Bieng an. Chan an. Be om co 16kg. Mong bac sy tu van giup em. Thanks.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đau bụng quanh rốn và đi ngoài là hiện tượng khá thường gặp ở trẻ, Đó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau liên quan tới đại tràng, dạ dày, .. Bởi vậy bạn nên đưa con đến chuyên khoa tiêu hóa nhi để thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh lý, từ đó có chỉ định điều trị phù hợp.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Nguyễn thị liên says
Con e cháu dc 28 tháng. Cháu rất hay kêu mỏi bụng nhưng một lúc rồi thôi. Dạo gần đây cháu kêu đau nhiều hơn và đau lâu hơn. Em cho đi siêu âm thì không ra bệnh gì. Vậy e nên cho cháu đi xét nghiệm những gì để có thể biết được cháu đau tại sao ko ah. Mong bác sỹ tư vấn giúp
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bé như vậy bạn nên đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa nhi uy tín để thăm khám kiểm tra và tùy thuộc vào thể trạng và các dầu hiệu đi kèm thì các bác sỹ trực tiếp thăm khám có thể chỉ định làm thêm 1 số các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm ký sinh trùng, xét nghiệm Vi khuẩn HP…
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Chungthi says
Con em bị đau bụng quanh rốn. Có sốt. Đi siêu âm bác sĩ bảo viêm ruột. Uống thuốc 4 ngày mà vẫn đau nhiều. Đau theo cơn. Đi ngoài và ăn uống bình thường. Xin hỏi bác sĩ ntn ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đau bụng kèm theo sốt là dấu hiệu của nhiễm trùng một cơ quan trong ổ bụng, đôi khi việc chuẩn đoán chính xác sẽ gặp nhiều khó khăn do trẻ chưa mô tả chính xác vị trí, tính chất đau. Bạn nên đưa bé tới bệnh viện thăm khám một lần nữa để theo dõi, phòng trừ các trường hợp nguy hiểm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn thị diễm oanh says
Con toi duoc 30 thang khong biet do nguyen nhan gi be thuong xuyen bi dau bung nhat la khi be an, va an rat it. Di kham bs noi la viem da day va ta trang ma uong thuoc k thay bot. Lam bang cach nao de tri benh va be an binh thuong lai. Xin bac si cho loi khuyen
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Các triệu chứng của bé gợi ý tới bệnh lý dạ dày. Để có phác đồ điều trị chính xác cần biết mức độ tổn thương cũng như nguyên nhân gây bệnh. Do vậy bạn nên đưa bé tới bệnh viện tuyến trung ương để thăm khám, cần thiết bác sỹ có thể nội soi để chuẩn đoán bệnh. Khi có kết quả thăm khám và đơn thuốc bạn có thể gửi lại cho chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Lien says
Bác sĩ cho cháu hỏi:
Con trai cháu 7 tuổi, cháu hay kêu đau bụng, nhưng k đau dữ dội vì cháu vẫn chơi bình thường. Cháu đau ở vùng dưới rốn khoảng 1 ,2 cm. Gđ đã cho cháu đi khám, cả nội soi dạ dày đều k có vấn đề gì. Cháu cũng đã tẩy giun được 2 tháng. Nhưng thỉnh thoảng cháu lại đau, đợt đau kéo dài mấy ngày, sau lại hết. Bs cho hỏi cháu có thể bị bệnh gì? Cảm ơn bs ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Con bạn đã đi khám và kiểm tra không có kết luận bệnh lý gì nhưng bé lại hay bị đau lại có thể là do đau bụng chức năng. Nguyên nhân có thể do sang chấn tâm lý trong cuộc sống có thể làm tăng đau bụng như gia đình có người mất hoặc bố mẹ bỏ nhau, vấn đề không tốt ở trường học, sự thay đổi các mối quan hệ xã hội, tình trạng hôn nhân và tài chính trong gia đình không thuận lợi…Để khắc phục được thì cần điều chỉnh lại yếu tố gây ảnh hưởng tâm lý của trẻ.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,