Vi khuẩn Hp trở thành nỗi ám ảnh không chỉ của bệnh nhân mà ngay cả với bác sĩ bởi việc điều trị vô cùng khó khăn, tiệt trừ nhiều lần vẫn thất bại hoặc bị tái nhiễm.
Cuộc chiến không cân sức giữa kháng sinh và vi khuẩn Hp
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm Hp cao (60-80%) và chủng Hp phân bố tại Việt Nam có độc lực khá mạnh. Đó là một trong những lý do khiến bệnh lý dạ dày khá phổ biến tại nước ta. Cách đây khoảng 10 năm, việc tiệt trừ vi khuẩn Hp vẫn còn khá đơn giản với phác đồ ban đầu gồm 2 kháng sinh và 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày, tỉ lệ thành công lên tới trên 95%. Tuy nhiên theo các báo cáo mới nhất trong Hội nghị tiêu hóa Việt Nam 2016, chỉ có 35-40% bệnh nhân tiệt trừ được Hp sau lần sử dụng phác đồ đầu tiên[1]. Như vậy sau 10 năm, hiệu quả của phác đồ tiệt trừ Hp này đã giảm tới hơn 50%.
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện nhi trung ương với phác đồ 3 thuốc sử dụng trên trẻ em cho thấy tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công chỉ đạt 66%[2]. Khi tiệt trừ thất bại với phác đồ đầu tiên, bác sĩ sẽ tiếp tục sử dụng các phác đồ tiếp theo cho tới khi không còn lựa chọn nào khác thì bệnh nhân phải chấp nhận chung sống với vi khuẩn Hp – đây là một thực tế đáng buồn đang diễn ra.
Hiệu quả của các phác đồ diệt Hp giảm theo thời gian
Tỉ lệ vi khuẩn Hp đề kháng kháng sinh cao là nguyên nhân chính khiến cho các phác đồ diệt Hp không hiệu quả. Tại Việt Nam vi khuẩn Hp có tỉ lệ kháng với Clarithromycin rất cao – 85,5%, kháng Metronidazole là 35%. Đặc biệt với Levofloxaxin, một loại kháng sinh mới được đưa vào phác đồ tiệt trừ Hp gần đây thì tỉ lệ bị kháng cũng đã lên tới 28% [3,4,5]. Những con số này rất đáng báo động bởi tính từ thời điểm đưa Levofloxacin vào phác đồ diệt Hp từ năm 2005 cho tới nay chúng ta vẫn chưa tìm ra thêm kháng sinh diệt Hp nào mới.
Giải pháp hỗ trợ mới
Tại Nhật Bản – quốc gia đứng đầu thế giới trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn Hp dạ dày, các nhà khoa học đã tìm ra loại kháng thể IgY kháng men urease của vi khuẩn Hp có tên gọi là OvalgenHP. Được đưa vào sử dụng từ năm 2001 tại Nhật Bản, cho đến nay kháng thể OvalgenHP đã có mặt tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Kết quả sử dụng kháng thể OvalgenHP rất khả quan. Một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2015 cho thấy, phác đồ cơ bản nhất dùng để tiệt trừ Hp là phác đồ EAC cho tỉ lệ tiệt trừ HP thành công rất thấp, chỉ đạt 41%. Nguyên nhân được cho là tỉ lệ vi khuẩn Hp đề kháng kháng sinh Clarithromycin đang gia tăng mạnh mẽ. Cũng trong nghiên cứu này, một nhóm bệnh nhân được sử dụng phác đồ EAC phối hợp thêm kháng thể OvalgenHP. Kết quả tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công lên tới 78%. Đây là bằng chứng quan trọng chứng minh hiệu quả trong trợ giúp điều trị của kháng thể OvalgenHP, đặc biệt là trong những trường hợp nguy cơ kháng thuốc cao.
Kết quả sử dụng của OvalgenHP được lý giải như sau:
- Kháng thể OvalgenHP có khả năng ức chế hoạt tính của men Urease làm vi khuẩn Hp không còn khả năng trung hòa môi trường acid dạ dày và dễ bị tiêu diệt bởi acid dịch vị hơn.
- Bám vào bề mặt và làm ngưng kết vi khuẩn Hp khiến Hp không thể di chuyển phân tán vào màng nhầy dạ dày, tăng thải trừ Hp ra ngoài.
- Phá hủy cấu trúc màng tế bào vi khuẩn Hp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm thấu các thuốc, từ đó giúp tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân đang điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori khi phối hợp với thuốc, hiệu quả ngay cả với trường hợp Hp đã kháng thuốc.
Điểm độc đáo của loại kháng thể này đó là không gây kháng thuốc và rất lành tính, khi sử dụng không gây ra các tác dụng bất lợi đối với cơ thể. Kháng thể kháng Hp đã và đang được nhân rộng ra sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Đài Loan, Canada….
Với những ưu điểm nổi bật trên, kháng thể OvalgenHP được kỳ vọng sẽ là giải pháp trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori, nhất là trẻ em đang gặp phải khó khăn trong điều trị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp.
DS. Văn Thanh
Tài liệu tham khảo:
- Bùi Chí Nam và cs. “Đánh giá hiệu quả điều trị diệt Helicobacter Pylori bằng phác đồ PCA, PTMB, PLA” – Tạp chí khoa học Tiêu hóa Việt Nam 2016 – Tập 1 – số 45.
- Nguyễn Văn Bàng và cs. “Nhiễm Helicobacter Pylori ở trẻ em Việt nam: đặc điểm dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, chẩn đoán và điều trị”. Hội nghị khoa học nhi khoa toàn quốc lần thứ 22.Tháng 11/2016 ( Nhóm nghiên cứu Đại học Y Hà nội và Viện vệ sinh dịch tễ TW)
- Lê Đình Minh Nhân, Võ Thị Chi Mai, “Kháng kháng sinh của Helicobacter Pylori trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng”. Kỷ yếu các công trình NCKH của Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam 2003; 32-35.
- Nguyễn Thúy Vinh và cs. “Vấn đề kháng Clarithromycin, amoxicillin và metronidazole của vi khuẩn Helicobacter Pylori trong 3 năm (2002-2009). Y hoc Việt nam 2003; 4-45-51.
- Phan Quốc Hoàn và cs. “Kháng kháng sinh của Helicobacter Pylori trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng” Nội khoa 2000; 1:8-11.
- Okuda M et al. Low prevalence and incidence of Helicobacter pylori infection in children: a population-based study in Japan. Helicobacter. 2015 Apr;20(2):133-8.
- Vu Van Khien, Nguyen Van Sa. Poster Sesion. Presentation No.:KJ-19. The 22nd Annual meeting of the Japanese Society for Helicobacter Research 2016.
GastimunHP
Tô thị Son says
Tôi bị nhiễm virus hp đã điều trị 2 đợt mỗi đợt kéo dài 8 tuần nhưng ko hết. Bác sĩ nói tôi bị kháng thuốc rồi nên rất khó điều trị dứt điểm . Vậy tôi có thể sử dụng sảm phẩm gastimunhp đc ko. Và dùng chung với thuốc nào nữa. Xin cảm ơn.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Với trường hợp đã từng tiệt trừ Hp thất bại nhiều lần và có nguy cơ kháng thuốc cao giống như bạn thì trong đợt điều trị mới bạn nhất thiết nên phối hợp phác đồ điều trị cùng kháng thể kháng Hp là GastimunHP ngay từ đầu để nâng cao hiệu lực tiệt trừ hp, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. GastimunHP có tác dụng làm tổn thương vách tế bào của vi khuẩn hp, tạo điều kiện cho kháng sinh xâm nhập vào bên trong để tiêu diệt vi khuẩn một cách thuận lợi hơn. Đồng thời, GastimunHP sẽ làm giảm hoạt tính của men urease khiến vi khuẩn hp mất khả năng thích nghi trong môi trường dạ dày; giảm khả năng bám dính và ngưng kết vi khuẩn làm cho vi khuẩn bị đào thải theo nhu động đường tiêu hóa hoặc bị đại thực bào bắt giữ. Do đó mà khi phối hợp cùng phác đồ điều trị, GastimunHP sẽ cải thiện đáng kể tỉ lệ tiệt trừ hp thành công.
Bạn hãy gửi lại cho chúng tôi các đơn thuốc bạn đã sử dụng cũng như kết quả nội soi ban đầu và triệu chứng hiện tại của bạn để chúng tôi đưa ra hướng dẫn phù hợp nhé.
Chúc bạn sớm điều trị thành công,
Pham hao says
Tư vấn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline: 0903 294 739 hoặc tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 26 82 nhánh số 2 để được hỗ trợ.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn nga says
Tư vân trị hp
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Tình trạng dạ dày của bạn là viêm hay loét dạ dày? Bạn đã điều trị thuốc gì chưa?
VĂN THỊ THẢO says
e có bé 5 tuổi bị nhiễm khuẩn Hp cháu bị từ năm ngoái có điều trị thuốc bệnh viện nay bị tái lại. Vậy có thuốc nào giúp hỗ trợ điều trị dứt điểm và cải thiện sức đề kháng đường ruột cho cháu ko ạ? Kính nhờ đội ngũ bác sĩ tư vấn giúp e ạ! e cảm ơn nhiều!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP có thể lây truyền qua đường tiêu hóa, chính vì vậy sau khi điều trị hết HP hoàn toàn có thể bị tái nhiễm trở lại. Đặc biệt là với trẻ nhỏ dưới 8 tuổi, tỉ lệ tái nhiễm HP rất cao do các con ở độ tuổi này chưa ý thức được giữ gìn vệ sinh ăn uống. Để nâng cao miễn dịch cơ thể đối với vi khuẩn HP, phòng tránh tái nhiễm HP sau điều trị bạn có thể cho bé sử dụng kháng thể IgY kháng HP là OvalgenHP. Đây là phương pháp miễn dịch đặc hiệu giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa nhiễm HP và hỗ trợ tiệt trừ HP hiệu quả đang được sử dụng tại nhiều quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, các nước châu Âu…
Liều dự phòng tái nhiễm của OvalgenHP là 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại trong 3 tháng liên tiếp có thể nghỉ 1 tháng rồi lặp lại liệu trình.
Trường hợp đang nhiễm khuẩn HP: dùng liều tấn công 2 gói/ngày, uống liên tục từ 6-12 tuần cho tới khi âm tính với HP.
Chúc bé sớm điều trị thành công!