Bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) được coi là bệnh lý nhiễm khuẩn và cần phải điều trị vi khuẩn Hp để chữa bệnh. Tuy nhiên, quá trình điều trị vi khuẩn Hp ngày càng gặp nhiều khó khăn do vi khuẩn Hp gia tăng hàng ngày, đặc biệt trên đối tượng trẻ em và những bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính. Phần dưới đây trình bày một phần trong bài giảng của Bs. Bùi Hữu Hoàng, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh về các lý do điều trị Hp thất bại và cách khắc phục.
Vi khuẩn Hp kháng thuốc nhờ đột biến gen là nguyên nhân trực tiếp điều trị vi khuẩn Hp thất bại
Nội dung chính
Sự thiếu tuân thủ trong điều trị vi khuẩn Hp của bệnh nhân
Rất nhiều tình huống có thể xảy ra khiến cho bệnh nhân không tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà thầy thuốc đưa ra như:
- Ngưng thuốc khi mới uống được vài ngày.
- Quên cách uống.
- Mua thuốc không đủ do chi phí cao.
- Tự ý dừng thuốc khi gặp các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đắng lưỡi, tê miệng, mất vị giác….
- Khi dùng thấy triệu chứng thuyên giảm nghĩ rằng đã khỏi bệnh và ngừng sử dụng thuốc hoặc sử dụng không đúng thời gian, đủ liều như bác sỹ kê.
- Tự ý sử dụng đơn thuốc cũ của bác sỹ khi bị đau dạ dày trở lại.
Cách khắc phục:
- Bác sỹ cần tư vấn thật kỹ lưỡng tác dụng phụ của thuốc cho bệnh nhân khi bắt đầu điều trị
- Nhấn mạnh vào việc sử dụng đúng, đủ phác đồ và tái khám sau khi điều trị kết thúc.
- Sử dụng thêm 1,2 sản phẩm hỗ trợ điều trị để tăng hiệu quả điều trị như kháng thể kháng vi khuẩn Hp.
- Sử dụng thêm men vi sinh đường ruột, uống nhiều nước để tránh tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa.
Sử dụng kháng sinh không đúng
Do thầy thuốc
- Kê đơn kèm theo các thuốc tăng nhu động ruột để điều trị rối loạn tiêu hóa cho bệnh nhân như Metoclopramide, Domperidon. Các thuốc điều trị vi khuẩn Hp như Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazol… đều có tác động tại chỗ giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp ngay trong dạ dày nên việc sử dụng các thuốc trên sẽ làm cho các loại kháng sinh diệt Hp bị đẩy nhanh ra khỏi dạ dày, do đó không còn tác dụng trên vi khuẩn Hp.
- Dùng Augmentin: Augmentin là thuốc có chứa Amoxicillin và muối Clavulanat có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh theo cơ chế tiết ra men Beta-lactamase. Tuy nhiên, cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Hp đối với Amoxicillin là do đột biến giảm gắn kháng sinh vào thụ thể PBP chứ không phải là thông qua men Beta-lactamase. Do đó, dùng Augmentin là vô nghĩa mà lại khiến cho hàm lượng Amoxicillin không đủ (viên Augmentin 1g chỉ có 875mg Amoxicillin, còn lại là 125mg muối Clavulanat).
- Không quan tâm đến nguồn lây nhiễm: Việc các nguồn lây sống cùng gia đình mà chỉ điều trị cho 1 đối tượng thì cũng là việc làm vô nghĩa bởi vi khuẩn sẽ dễ dàng bị tái nhiễm thường xuyên, khi bị tái nhiễm như vậy, việc điều trị lần sau thường khó hơn lần trước.
Cách khắc phục:
- Không sử dụng các thuốc tăng nhu động dạ dày khi đang sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp.
- Sử dụng các chế phẩm nguyên gốc Amoxicillin mà không có chứa thêm thành phần gì khác. (không dùng Augmentin và các chế phẩm tương tự vậy trong tiệt trừ vi khuẩn Hp)
- Ngoài việc điều trị cho các đối tượng bị bệnh, cũng cần chú ý tầm soát cho các đối tượng cùng gia đình, hoặc ngoài gia đình nhưng thân thiết. Hiện nay có loại kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản có tác dụng làm giảm lượng vi khuẩn Hp trong dạ dày, phòng ngừa bị nhiễm vi khuẩn Hp thông qua cơ chế miễn dịch tại chỗ và kích thích miễn dịch cơ thể có thể dùng được cho mọi đối tượng trẻ em, người lớn, người có hoặc không có vi khuẩn Hp muốn dùng để phòng ngừa.
Do bệnh nhân
Nhầm lẫn về cách dùng thuốc, chủ yếu là giữa việc uống thuốc trước ăn và sau khi ăn.
Cách khắc phục:
Bệnh nhân cần phân biệt rõ thuốc nào là kháng sinh, thuốc nào là ức chế acid dạ dày thông qua việc hỏi bác sỹ kê đơn để chia ra hai loại khác nhau.
Uống thuốc PPI (ức chế bơm proton, giảm acid dạ dày) trước bữa ăn 30 phút và uống thuốc Kháng sinh sau khi ăn xong.
Do thuốc
Các thuốc không đạt tiêu chuẩn về hàm lượng, độ hòa tan, sinh khả dụng, thời gian giải phóng thuốc và độ tinh khiết.
Cách khắc phục: Lựa chọn thuốc của hãng có uy tín hoặc thuốc gốc.
Sử dụng thuốc PPI (thuốc ức chế acid dạ dày) không đúng
- Không đúng về thời điểm dùng thuốc.
Khuyên: dùng PPI trước khi ăn 30 phút.
- Dùng kèm các thuốc giảm tiết acid, trung hòa acid dịch vị khác gây ra tình trạng không đảm bảo ức chế acid ổn định
Khuyên: chỉ sử dụng PPI.
- Tính đa dạng gen của mỗi người khác nhau, gây ra đáp ứng với việc duy trì thuốc ức chế acid PPI dài ngắn khác nhau.
Khuyên: dùng PPI liều cao. Chẳng hạn Omeprazole 40mg x 2 lần/ngày là có thể xóa bỏ được sự khác biệt về tính đa dạng gen.
Các giải pháp hỗ trợ giúp tăng thành công trong điều trị vi khuẩn Hp
- Sử dụng thêm N-acetyl cysteine: cải thiện sự xâm nhập của kháng sinh qua lớp nhầy ở dạ dày, gia tăng hiệu quả của kháng sinh.
- Ngưng uống rượu bia, hút thuốc lá trong quá trình điều trị.
- Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể theo, làm việc điều độ, giảm stress và tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã sản xuất ra loại kháng thể ức chế trực tiếp men Urease của vi khuẩn Hp – yếu tố quan trọng đối với sự sống còn và tồn tại dai dẳng của vi khuẩn Hp trong dạ dày, gọi là OvalgenHP. OvalgenHP giúp tăng cường sức đề kháng đối với vi khuẩn Hp, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe môi trường trong dạ dày và trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do Hp. Các nghiên cứu tại Nhật bản trên người tình nguyện có nhiễm Hp cho thấy khi sử dụng kháng thể OvalgenHP liên tục trong 1-3 tháng giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp trong dạ dày . Trong đó có một nghiên cứu ghi nhận 76% người sử dụng có Hp về âm tính sau khi dùng 3 tháng. OvalgenHP có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do Hp kết hợp với thuốc để tăng cường hiệu quả điều trị hoặc dương tính với Hp nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Gastimunhp.vn tổng hợp từ bài giảng của BS. Bùi Hữu Hoàng
Nguyễn Liên says
Xin cho hỏi ạ: Con em, hiện 3 tuổi có bị đau thượng vị hơn năm nay, xét nghiệm có HP nhưng bsy chỉ cho thuốc bảo vệ thành dạ dày. uống hết đợt 1 tháng k đau nữa, nhưng sau 2 tuần vẫn như cũ. giờ e cho bé uống gaatrimum hp đc k k dùng kháng sinh trị dạ dày đc k ạ, uống liệu trình ntn ạ. e cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
GastimunHP là sản phẩm thực phẩm chức năng của Nhật Bản, có chứa kháng thể tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày (OvalgenHP).
Kháng thể OvalgenHP trong sản phẩm GastimunHP có tác dụng ức chế đặc hiệu men urease- yếu tố sống còn giúp của vi khuẩn Hp xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong dạ dày. Các bằng chứng lâm sàng đều cho thấy sử dụng OvalgenHP có khả năng giảm tải lượng HP về mức âm tính, tỉ lệ bệnh nhân đạt âm tính được lên tới 76% sau 3 tháng trong các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành tại nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Đài Loan.
Trường hợp của bé viêm dạ dày nhiễm khuẩn HP chưa có chỉ định sử dụng kháng sinh thì biện pháp tốt nhất là sử dụng kháng thể OvalgenHP (GastimunHP) trong thời gian kéo dài để giảm tải dần lượng Hp về mức âm tính. Liều dùng của GastimunHP trong trường hợp này là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần. Nếu triệu chứng của bé nặng bạn có thể cho dùng kết hợp thuốc giảm tiết acid dịch vị và bao niêm mạc dạ dày theo đơn của bác sỹ thêm 2 tuần. Sau mỗi đợt 6 tuần dùng GastimunHP liên tục bạn có thể cho con kiểm tra lại với test thở để đánh giá lại tải lượng HP nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trâm says
Em uống thuốc theo phác đồ điều trị nhưng hình như có 1 bữa em quên uống sau ăn,vì em đếm số lượng thì dư ra 1 bữa sau ăn, không biết có sao không ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Khi bạn sử dụng thuốc không đủ liều lượng hoặc uống không đúng cách theo khuyến cáo thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị, có thể dẫn tới giảm khả năng diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn HP. Hiện tại, bạn nên chờ đợi xét nghiệm kiểm tra lại để biết kết quả chính xác. Trong thời gian chờ xét nghiệm lại bạn có thể sử dụng thêm kháng thể kháng HP là OvalgenHP (GastimunHP) để củng cố hiệu quả diệt trừ HP, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Liều sử dụng của GastimunHP là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần.
Chúc bạn mạnh khỏe,