Theo thống kê, có đến 26% dân số Việt Nam bị đau dạ dày. Đây thực sự là một con số đáng quan ngại nếu so sánh với tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới. Liệu đau dạ dày có phải là một căn bệnh dễ bị lây nhiễm không và phòng tránh như thế nào? Hãy cùng Gastimunhp.vn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Nội dung chính
Đau dạ dày có lây không?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, trong đó có thể kể đến như: chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, sử dụng nhiều bia rượu và các chất kích thích, căng thẳng thần kinh… Bên cạnh đó còn có sự giấu mặt âm thầm của một loại vi khuẩn khá nguy hiểm, đó là Helicobacter pylori (HP). Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn sinh sống trong môi trường axit dạ dày của con người. Nhiễm khuẩn HP là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất thế giới, nó sinh sống và phát triển trong dạ dày mà không có bất cứ biểu hiện cụ thể nào, gây ra tổn thương trong nhiều năm hàng loạt các bệnh dạ dày mạn tính, cũng như những cơn đau dạ dày dữ dội, đặc biệt là viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Qua quá trình thăm khám và điều trị các trường hợp đau dạ dày, các bác sĩ đã phát hiện nhiều bệnh nhân có mối quan hệ mật thiết như gia đình, người thân thường có những biểu hiện khá giống nhau như đau vùng thượng vị, ợ chua… đều có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP.
Chính vì vậy có thể kết luận rằng bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, nếu bệnh nhân mang trong mình vi khuẩn HP mà không chủ động phòng tránh cho người khác cũng như tìm cách điều trị dứt điểm.
Con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP trong dạ dày rất dễ lây lan trong cộng đồng. Có 3 con đường phổ biến nhất cho sự lây lan của HP, bao gồm:
Đường miệng – miệng
Đây được xem là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP thường gặp nhất. Ngoài vị trí cư trú trong dạ dày, vi khuẩn HP còn được tìm thấy trong nước bọt của bệnh nhân. Chính vì vậy mà bệnh đau dạ dày có thể lây nhiễm thông qua các hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa. Những tiếp xúc đó rất dễ xảy ra khi dùng chung bữa cơm, ăn chung, uống chung, hôn,… do đó nếu trong gia đình có 1 người nhiễm vi khuẩn HP thì hầu hết những người khác cũng có khả năng cao bị lây nhiễm.
Đường dạ dày – miệng
Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã phải khổ sở với chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Cảm giác không chỉ khó chịu, bỏng rát, mà còn là một trong những con đường đưa vi khuẩn HP từ dạ dày lên miệng. Bên cạnh đó, nếu ống nội soi không được vô trùng tốt cũng sẽ là nguồn lây bệnh dễ dàng.
Đường dạ dày – dạ dày
Con đường lây nhiễm vi khuẩn mà ít ai có thể ngờ đó là ngay tại các nơi khám chữa bệnh khi nội soi dạ dày. Ở 1 số cơ sở khám chữa bệnh không đủ tiêu chuẩn, những thiết bị y tế không được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn HP ở người khám trước sẽ dễ dàng bám lại và lây lan cho người khám bệnh tiếp theo.
Đường phân – miệng
Vi khuẩn HP được đào thải trực tiếp ra phân và có thể trở thành nguồn lây lan trong 1 phạm vi rộng, khó kiểm soát. Nếu không vệ sinh cá nhân thật kỹ sau khi đi tiêu hoặc tiếp xúc với bệnh phẩm, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn HP gây đau dạ dày. Một số thói quen, tập quán: ăn gỏi, ăn đồ sống, dùng phân để tưới cây, tưới rau cũng dễ dẫn đến lây nhiễm vi khuẩn Hp.
Ngoài ra, việc lây lan vi khuẩn HP còn có thể thông qua những con đường khác như các động vật ruồi, muỗi, gián làm trung gian. Vì vậy, bạn nên che đậy thức ăn kỹ càng, tránh ruồi muỗi bám vào khiến lây lan không chỉ HP mà còn các vi khuẩn có hại khác, đồng thời, cần chú ý lựa chọn mua các loại thực phẩm thức ăn vệ sinh, an toàn.
Các cách phòng tránh lây nhiễm bệnh đau dạ dày
Việc ăn uống chung bát, chung mâm là điều hiển nhiên ở mỗi gia đình nên vấn đề lây nhiễm vi khuẩn hp gây bệnh dạ dày là điều dễ hiểu. Để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP tối đa, bản thân người bệnh cũng như mọi người xung quanh cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Phát hiện sớm và tích cực điều trị để không còn vi khuẩn HP trong cơ thể, đồng thời cũng nên động viên gia đình và người thân đi khám để cắt đứt nguồn lây bệnh.
- Từ bỏ thói quen nhai, mớm cơm cho trẻ để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP cũng như các loại vi khuẩn gây bệnh khác.
- Không nên dùng chung vật dụng cá nhân cũng như bát, đũa… với người bệnh cho đến khi khỏi hẳn.
- Bảo quản kỹ thức ăn để không bị lây bệnh từ các nguồn trung gian.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Người nhiễm vi khuẩn Hp không hôn trẻ để tránh lây nhiễm. Ngoài ra người nhiễm vi khuẩn Hp cũng nên hạn chế nấu ăn, đút ăn cho trẻ. Nếu vô tình hắt hơi, ợ khi đút thức ăn, nấu thức ăn có thể khiến vi khuẩn thoát ra theo nước bọt xâm nhập vào thức ăn.
Kháng thể OvalgenHP – Liệu pháp miễn dịch thụ động từ Nhật Bản
Với nhiều tác hại mà vi khuẩn Hp gây ra thì một biện pháp phòng ngừa sự lây lan của vi khuẩn Hp trong cộng đồng là cần thiết. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp vốn dĩ rất quen thuộc với cơ thể con người, chính vì vậy mà để tạo ra được 1 loại vaccine phòng ngừa là một công việc rất khó khăn mà các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu tìm tòi. May mắn rằng gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và sản xuất thành công loại kháng thể IgY ức chế men urease, được chứng minh có thể làm giảm tải lượng Hp và giảm nguy cơ lây nhiễm khuẩn Hp với tên gọi OvalgenHP.
Kháng thể OvalgenHP khác với vaccine vì đây là kháng thể thụ động có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng gà. Kháng thể OvalgenHP có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, qua đó:
– Khiến vi khuẩn không tạo ra được môi trường thuận lợi để sinh sống trong dạ dày.
– Ngăn cản bám dính và ngưng kết vi khuẩn Hp thành từng đám khiến vi khuẩn bị dạ dày co bóp đẩy ra ngoài.
– Tăng cường khả năng bắt giữ vi khuẩn của đại thực bào.
– Kích thích tế bào lympho T của cơ thể ghi nhớ miễn dịch đối với vi khuẩn Hp.
Như vậy kháng thể OvalgenHP có tác dụng trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh dạ dày do H.pylori; giúp tăng sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày .Kháng thể OvalgenHP dùng được cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Trên đây là câu trả lời của câu hỏi: Đau dạ dày có lây không và một số cách để phòng tránh lây nhiễm bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP mà bạn nên tham khảo và áp dụng. Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe!
Xem thêm: Bệnh đau dạ dày có chữa được không?
Theo Gastimunhp.vn
Hoàng an chi says
Chào bác sỹ!
Cho e hỏii là chồng em bị đau dạ dày lâu rồi không đi khám. Hôm nay mới đau quá k chịu được nên đi lkham . Đi khám thì có kết quả có con vỉ khuẩn hp. Vậy trong thời gian chồng em bị vậy e không biết nên không cách li. Liệu có thể lây qua e không ạ? Cảm ơn bác sỹ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu trong gia đình có người bị bệnh HP thì rất dễ lây cho các thành viên khác. Tuy nhiên không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng sẽ mắc bệnh dạ dày nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu có dấu hiệu bệnh dạ dày như đau, nóng rát vùng thượng vị…thì mới cần đi khám và điều trị.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Hưng says
chào ad cho em hỏi em bị viêm dạ dày có bị lây qua người khách ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh lý dạ dày không lây mà chỉ có vi khuẩn Hp – nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày có thể lây nhiễm từ người này qua người khác. Vi khuẩn Hp có trong cao răng, nước bọt và chất thải của người nhiễm nên thường lây nhiễm qua đường miệng-miệng thông qua tiếp xúc trực tiếp (hôn) hoặc ăn uống chung thường xuyên với người nhiễm khuẩn Hp.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Dũng says
Cho e hỏi bệnh đau dạ dày có lây ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh lý dạ dày không lây nhiễm mà chỉ có vi khuẩn Hp – nguyên nhân chính gây ra bệnh lý dạ dày có khả năng lây nhiễm thông qua đường tiêu hóa. Nếu mẹ bạn có nhiễm Hp và thường cho con ăn thì khả năng các bé bị nhiễm rất cao. Tất nhiên không phải ai lây nhiễm Hp cũng mắc bệnh dạ dày, điều đó còn phụ thuộc vào 1 số yếu tố khác nữa như di truyền, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc, độc lực của chủng Hp bị lây nhiễm…
Với các trường hợp gia đình có người mắc bệnh dạ dày do nhiễm khuẩn Hp, các thành viên còn lại chưa nhiễm có thể dự phòng bằng cách sử dụng kháng thể kháng Hp là OvalgenHP (GastimunHP) liều 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng. Đây là biện pháp phòng ngừa đặc hiệu hiện đang được áp dụng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam…
Chúc bạn mạnh khỏe,