Đau bụng là biểu hiện thường gặp ở trẻ em, dù bé trong độ tuổi nào thì cha mẹ cũng nên lưu ý vì đau bụng có thể là một triệu chứng của bất kỳ một căn bệnh nguy hiểm nào. Vì vậy, khi bé kêu đau bụng cha mẹ nên quan sát xem bé đau bụng ở vùng nào và có kèm theo những dấu hiệu nào khác không để kịp thời xử lý. Hôm nay, Gastimunhp sẽ giúp bạn xác định được bệnh khi trẻ bị đau bụng quanh rốn.
Nội dung chính
Nguyên nhân dẫn đến đau bụng quanh rốn ở trẻ em
Đau bụng quanh rốn là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau, tùy vào các biểu hiện đi kèm ta mới có thể đoán được bé bị bệnh gì. Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp khi trẻ bị đau bụng quanh rốn.
Ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn do vi sinh vật hoặc hóa chất gây ra với các triệu chứng là quặn đau vùng bụng quanh rốn, sốt và tiêu chảy. Nếu bị ngộ độc thức ăn bé sẽ bị tiêu chảy nhiều lần nếu nặng sẽ kèm thêm những biểu hiện ói mửa và thậm chí là đi cầu ra máu. Nếu biểu hiện nặng, bé quấy khóc nhiều do đau bụng quá thì bạn cần đưa bé đến ngay trung tâm y tế để được điều trị kịp thời.
Đau bụng giun
Trường hợp trẻ bị đau bụng quanh rốn cũng rất có thể là do giun đũa. Đau bụng giun thường cơn đau kéo dài nhiều tuần và không dứt hẳn mà cứ lặp lại nhiều lần. Bạn nên cho trẻ tới bệnh viện để xét nghiêm phát hiện giun sớm để còn có cách chữa trị hợp lý.
Bệnh nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng như amidan, viêm phổ, viêm gan, sốt rét… cũng có thể dẫn tới tình trạng đau bụng quanh rốn. Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng thường thì các cơn đau chỉ kéo dài vài ngày rồi hết, cứ khi nào trẻ hết bệnh thì cũng cơn đau cũng không xuất hiện nữa. Hoặc trẻ cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiểu, ngoài đau bụng thì bé còn hay bị tiểu lắt nhắt nhiều lần và bị đau khi đi. Nếu thấy có hiện tượng này thì phải tới bác sĩ ngay để được điều trị.
Lồng ruột
Những bé trong độ tuổi 3 tháng tuổi tới 2 tuổi thường dễ mắc căn bệnh này. Đau bụng quang rốn, kèm nôn mửa và đi ngoài ra máu là những biểu hiện rõ rệt khi bị bệnh này.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa sẽ dễ nhận thấy hơn ở những trẻ lớn vì các biểu hiện không khác mấy so với người lớn. Khi bị viêm ruột thừa trẻ sẽ bị đau liên tục ở hố chậu kèm theo nôn ói và sốt nhẹ. Với những trẻ dưới 2 tuổi thì viêm ruột thừa rất khó nhận ra, trẻ hay bị sốt nhẹ, lừ đừ, nôn ói, xanh tái cũng như thường bị chướng bụng. Nếu thấy trẻ có thêm hiện tượng đau bụng quanh rốn thì rất có thể là bị viêm ruột thừa và cần đưa trẻ tới ngay bác sĩ để chữa trị đúng lúc.
Đau dạ dày
Đau bụng ngay trên rốn ở vùng trên-giữa của bụng là vùng thượng vị. Đây là có thể là biểu hiện của bệnh viêm dạ dày mà rất dễ bị nhầm lẫn với các loại đau bụng khác. Khi bị viêm loét dạ dày, cơn đau của trẻ thường, tái diễn nhiều lần. Ngoài ra có thể còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, đầy bụng khó tiêu, hay quấy khóc, hay bị ợ chua.
Đau bụng quanh rốn tái diễn nhiều lần – dấu hiệu của viêm loét dạ dày ở trẻ em
Bệnh dạ dày tưởng chừng như chỉ có người lớn nhưng thực tế hiện nay cũng được phát hiện khá nhiều ở trẻ em. Theo nghiên cứu của ThS.BS.Nguyễn Phúc Thịnh và các cộng sự tại Bệnh viện nhi đồng 1 vào năm 2016, trong số những trẻ em tới khám được nội soi phát hiện ra có loét dạ dày – tá tràng thì phần lớn trẻ có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị và đau bụng quanh rốn tái diễn trong khoảng thời gian từ dưới 1 tháng tới trên 3 tháng. Ngoài ra trẻ còn có thể có một số triệu chứng khác như ợ hơi, buồn nôn, nôn, thiếu máu thiếu sắt, trẻ bị loét và chảy máu dạ dày có thể đi ngoài phân đen.
Điều đáng chú ý là trong nghiên cứu này, 100% trẻ loét dạ dày được phát hiện do nhiễm khuẩn H.pylori (Hp). Bác sỹ Thịnh cũng cho biết, vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn gây bệnh dạ dày chủ yếu ở người và đặc biệt, nguồn lây nhiễm vi khuẩn Hp chính cho trẻ lại chính là cha mẹ (chiếm 80%), anh chị em (13%) và những người sống chung nhà (8%). Có rất nhiều trường hợp trẻ tới khám có ba, mẹ hoặc anh chị em cũng bị bệnh dạ dày do khuẩn Hp. Vậy nên những gia đình có người có tiền sử bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thì cần phải chú ý hơn tới những biểu hiện triệu chứng đau bụng của con.
Hiện nay, việc điều trị Hp ở trẻ em đang gặp rất nhiều khó khăn, do vậy nếu trẻ bị bệnh dạ dày thì các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý trong vấn đề tuân thủ điều trị cho trẻ, theo dõi chặt chẽ giúp trẻ uống đủ thuốc, đúng giờ và sử dụng hỗ trợ thêm kháng thể kháng HP (OvalgenHP) phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori, hoặc có thể sử dụng OvalgenHP khi dương tính với HP nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng, từ đó giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm H.pylori sau điều trị.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ, đa số là những loại đau bụng thông thường như rối loạn tiêu hóa, đau bụng giun…Nhưng đó cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý mà cha mẹ cần lưu tâm, khi con có biểu hiện đau bụng quanh rốn tái diễn trong thời gian dài, trẻ gầy sút, xanh xao, hoặc đau bụng kèm theo sốt, nôn mửa, các dấu hiệu bất thường khác như vàng da, tiểu buốt… thì nên đưa con tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm.
Theo Gastimunhp.vn
Con gái tôi 6 tuổi . Từ tối tới giờ cứ thi thoảng cháu lại kêu đau bụng vùng quanh rốn. Chiều cháu kêu buồn đi ngoài nhưng ko đi đc. Như vậy cháu bị sao vậy bác sĩ
Chào bạn,
Tình trạng của bé mới xuất hiện trong thời gian ngắn, do đó chưa đủ cơ sở để đưa ra kết luận cụ thể. Vùng trên rốn gồm nhiều cơ quan tiêu hóa khác nhau như: dạ dày-tá tràng, gan, tụy…Với tính chất đau kèm theo buồn đi ngoài thì có thể liên quan tới đường ruột. Bạn thử bổ sung thêm men vi sinh cho bé, trong trường hợp tình trạng tái diễn kéo dài hoặc nặng hơn bạn cần đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám kiểm tra tìm nguyên nhân và điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Con gái tôi bị đau bụng quanh rốn từ 2018 đến nay. Đi khám xét nghiệm bv hoà hảo bv nhi đồng tìm không biết bệnh gì. Lâu lâu lại đau bs nói bị cơ thành ruột tới lớn tu nhiên hết. Bs tu vấn giúp em
Chào bạn,
Không rõ tần suất, mức độ đau bụng của bé như thế nào? Ngoài đau bụng bé có biểu hiện gì khác như mệt mỏi, ăn kém, buồn nôn…? Bé đã làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh? Đau bụng tái diễn trong thời gian kéo dài ở trẻ nhỏ thường liên quan tới bệnh lý mạn tính như đau dạ dày (cần nội soi dạ dày để chẩn đoán), viêm tụy, bệnh lý gan mật…. Bệnh lý có thể chẩn đoán được thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng khác nhau như siêu âm ổ bụng, nội soi đường tiêu hóa, x-quang, xét nghiệm máu… Ngoài ra có một dạng đau bụng khác không phải bệnh lý, gọi là đau bụng chức năng – thường liên quan tới vấn đề tâm lý như căng thẳng, lo lắng rất khó phát hiện ở trẻ nhỏ. Dạng đau bụng này sẽ tự khỏi và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ.
Đối với trường hợp của bé trước tiên cần phải thăm khám kĩ càng ổ bụng để tìm nguyên nhân. Nếu thăm khám rất nhiều lần không tìm thấy nguyên nhân nào thì có thể là dạng đau bụng chức năng. Khi đó bạn có thể cho con sử dụng 1 số sản phẩm an toàn để điều chỉnh trạng thái tâm lý, chẳng hạn như Cerebio (Ecologic Barrier) ngày 1 gói x 1-3 tháng. Trường hợp bạn thấy bé có các biểu hiện rõ về mặt tâm lý như dễ cáu gắt kích động hoặc buồn bã, ủ rũ, ít giao tiếp với người xung quanh…thì nên đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để kiểm tra thêm nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Con e 6 tuổi cháu hay đau bụng ở rốn e cho đi siêu âm bác sĩ bảo k bị sao cả nhưng cháu vẫn bảo đau giờ phải làm sao a
Chào bạn,
Tình trạng của bé diễn ra bao lâu rồi, bé thường đau khi nào?
Đau bụng ở trẻ em khá phức tạp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng đau bụng quanh rốn tái diễn như bệnh dạ dày, thận niệu, tụy…
Để chẩn đoán tốt hơn bạn nên đưa bé tới cơ sở khám chữa bệnh tuyến cao hơn để làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,