Nếu trước đây đau dạ dày ở trẻ em thường rất hiếm gặp, thì ngày nay cùng với nhịp sống hiện đại đã khiến tình trạng này ngày càng gia tăng. Nguyên do là từ đâu và xử trí thế nào cho đúng cách? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết sau.
Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở trẻ em
Do cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu, trẻ em thường là đối tượng tấn công của nhiều bệnh lý và vi khuẩn, trong đó có bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên rất nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan và chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này ở trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở trẻ em cũng phức tạp và đa dạng như ở người lớn. Theo các số liệu thống kê cho thấy, rất nhiều trẻ em bị đau dạ dày là do vi khuẩn Hp. Tùy vào từng nơi và điều kiện sinh sống, số lượng các bệnh nhi bị các bệnh lý về dạ dày do loại vi khuẩn này cao thấp khác nhau.
Bên cạnh đó, do việc ép ăn không đúng cách của các ông bố, bà mẹ ở trẻ nhỏ cũng khiến bé dễ bị đau dạ dày. Đối với trẻ lớn hơn một chút thì áp lực học hành, thi cử sẽ khiến tâm lý của bé luôn căng thẳng. Thêm vào đó, việc thức đêm học bài hoặc thói quen nhịn ăn sáng để kịp giờ vào học cũng sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày non yếu của trẻ bị tổn thương.
Xử trí đúng cách khi trẻ bị đau dạ dày
Để có thể xử trí đúng cách với chứng đau dạ dày ở trẻ em, trước tiên bạn cần xem xét nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau dạ dày của trẻ: do vi khuẩn, do stress hay do chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Sau đó tuân thủ sự hướng dẫn của bác sỹ để điều chỉnh. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống của bé yêu nhà mình. Điều đầu tiên bạn nên làm đó là thay đổi cách cho trẻ ăn.
Chỉ khi bé ăn một cách tự nguyện và ngon lành thì hệ thống tiêu hóa mới hoạt động tốt, từ đó hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Không cần quá lo lắng khi bé lười ăn, hãy tham khảo thêm nhiều phương pháp và áp dụng hợp lý với bé nhà mình để mỗi bữa ăn luôn là niềm vui của cả mẹ và con.
Bên cạnh đó, bạn cần cho trẻ uống đủ nước, ưu tiên cho những món nhuyễn mềm, dễ tiêu vì lúc này dạ dày của bé đang cần được nghỉ ngơi và hồi phục. Những món ăn cay nóng, quá chua hoặc quá nhiều gia vị cũng nên được gạch bỏ khỏi danh sách những món ăn khoái khẩu.
Với trẻ đang đi học thì việc động viên, khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng là cách tốt nhất để giải tỏa áp lực tâm lý cũng như giảm thiểu nguy cơ bị đau dạ dày ở trẻ em.
Với những cơn đau nghiêm trọng và các dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ nên kết hợp chặt chẽ giữa việc điều trị dưới chỉ định của bác sĩ và các phương pháp trên. Điều quan trọng là cần phải đề phòng cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Trong trường hợp bé bị đau dạ dày do có vi khuẩn Hp trong dạ dày, bác sỹ sẽ cân nhắc việc sử dụng kháng sinh để tiệt trừ vi khuẩn hoặc sử dụng các giải pháp khác để ức chế vi khuẩn. Gần đây, tại Nhật Bản, các nhà khoa học đang đặc biệt quan tâm tới loại kháng thể OvalgenHP chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có khả năng ức chế trực tiếp men urease – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn Hp xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong dạ dày. Loại kháng thể này được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà đã được tiêm miễn dịch với men Urease của vi khuẩn Hp do đó giúp tăng cường sức đề kháng đối với Hp; giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do Hp. Với đặc tính là kháng thể, OvalgenHP không gây ra tình trạng đề kháng. Trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do Hp có thể dùng kháng thể OvalgenHP phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị hoặc trường hợp dương tính với Hp nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. Thông tin trên thực sự là tin vui với rất nhiều bậc phụ huynh đang có con nhỏ bị đau dạ dày mà nhiễm vi khuẩn Hp.
Theo Gastimunhp.vn
Huệ says
Chào bác sĩ. Con tôi năm nay 6 tuổi, cháu thường có triệu chứng đau bụng và hay đau ở dạ dày.Lúc cháu 4 tuổi tôi có cho cháu đi test hơi thở thì bs bảo cháu bị HP
Vậy đến độ tuổi nào cháu mới có thể điều trị được ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trong trường hợp vi khuẩn Hp gây ra loét dạ dày thì sẽ cần tiệt trừ bất kể ở độ tuổi nào. Do vậy trước tiên bạn nên đưa bé tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi lớn để thăm khám, xác định mức độ bệnh hiện tại. Khi có kết quả thăm khám và đơn thuốc bạn có thể gửi lại để chúng tôi hướng dẫn chi tiết hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thanh says
Xin chào bác sĩ. Con nhà e 6 tuổi thỉnh thoảng cháu kêu đau bụng ở phan thượng vị, kèm theo cháu hay bị táo bón 3 ngày mới đi được 1 lần. E cho cháu đi siêu âm k có van đề gì, bác sĩ nghi do táo bón dẫn đến đau bụng. E cho cháu u men theo hướng dẫn bac syx đc2 tuần nhưng k cải thiện đc táo bón. E chưa nội soi dạ dày cho cháu, liệu cháu có bệnh lý liên quan đến dạ dày k ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Táo bón là một vấn đề tiêu hóa gặp khá phổ biến ở trẻ em, đa số là táo bón chức năng (không có tổn thương thực thể). Tình trạng táo bón có thể kéo theo đau bụng vùng thượng vị, chán ăn, khó chịu…Trường hợp đã bổ sung men vi sinh 2 tuần mà không cải thiện thì bạn cần chú ý tới chế độ ăn của con, cho con uống đủ nước (bổ sung thêm các loại nước ép quả như nước bưởi, cam, táo…), chế độ ăn nên có nhiều rau xanh, cho trẻ vận động hợp lý. Trường hợp táo bón nặng, con khó đi cầu và phân khô cứng có thể làm nứt hậu môn thì tốt nhất bạn nên đưa bé tới gặp bác sỹ để thăm khám và tư vấn thuốc điều trị.
Nếu sau khi giải quyết tình trạng táo bón mà trẻ vẫn đau vùng thượng vị thì cũng có khả năng bé mắc bệnh lý dạ dày. Khi đó bạn cần đưa con tới thăm khám ở cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi lớn, tại đây bác sỹ sẽ thăm khám và có thể nội soi dạ dày để kiểm tra.
Chúc bạn mạnh khỏe,