Để tiêu diệt vi khuẩn H.pylori, hiện nay các bác sỹ phải phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh cùng một lúc. Tùy vào tình hình bệnh nhân, chủ yếu là tình hình kháng thuốc của vi khuẩn Hp trên bệnh nhân mà bác sỹ sẽ cân nhắc lựa chọn loại kháng sinh phù hợp trong điều trị vi khuẩn Hp.
Thuốc kháng sinh là lựa chọn duy nhất để diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày
Nội dung chính
Các thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp
- Amoxicilline: Thuộc nhóm β-lactamin, thuốc nhạy với H.pylori in vitro, (MIC 90 = 0,12 mg/l). Thuốc có tác động ức chế tổng hợp vách tế bào, tương đối bền với pH acid, hấp thu tốt ở niêm mạc ruột và dạ dày. Thuốc đạt nồng độ cao ở lớp nhầy và dịch dạ dày sau khi uống 1 giờ, và giảm nhanh ở giờ thứ hai. Hoạt tính của thuốc phụ thuộc vào độ pH dịch vị, nếu pH chuyển từ 5,5 đến 7,5 thì hoạt tính thuốc tăng 10 đến 20 lần. Tác dụng phụ: có thể đi rửa, viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, nôn, dị ứng.
- Metronidazole và Tinidazole: Là kháng sinh thuộc nhóm 5 nitroimidazole (MIC 90 = 2 mg/l). Không bị phụ thuộc vào pH dạ dày, thời gian bán huỷ của thuốc là 8- 12 giờ, có khả năng tập trung nhiều ở NMDD, có nồng độ cao trong chất nhầy dạ dày, được bài tiết ở ruột và nước bọt. Mức độ kháng thuốc của vi khuẩn là vấn đề cần quan tâm hiện nay. Tác dụng phụ: có thể bị buồn nôn, nôn, đi rửa, cảm giác mùi tanh kim loại. Dùng dài ngày có thể bị giảm cảm giác.
- Tetracycline: Còn nhạy cảm 98% với H.pylori . Chưa có tài liệu công bố về sự kháng thuốc. Thuốc bền vững với môi trường acid, hấp thu tốt ở NMDD, đạt nồng độ cao ở lớp nhầy sau khi uống thuốc vài giờ.
- Clarithromycine: Kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có phổ kháng khuẩn rộng với các vị khuẩn gram (+) và gram (-) (MIC 90 = 0,03 mg/l). Có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị, có khả năng lan toả và thấm tốt vào NMDD. Nồng độ thuốc trong tế bào cao gấp nhiều lần so với Erythromycine và ít gây tác dụng phụ.
- Nhóm Quinolon: Vi khuẩn H.pylori có sự kháng tự nhiên với Nalidixic acid (thế hệ I), Noflaxacin, Ofloxacin (thế hệ II). Thực nghiệm Quinolon có MIC rất thấp, ciprofloxacine có độ nhạy cảm 100%, song trên lâm sàng lại không có hiệu quả, hơn nữa ngay sau khi dùng thuốc tỉ lệ kháng thuốc cao.
- Bismuth: Các dạng bismuth được dùng trên lâm sàng là: Colloidal Souscitrate Bismuth, Sous salicylate bismuth và Tripotassium Dicitrato Bismuth. Các muối bismuth của acid citric có độ hoà tan rất cao trong nước; ở pH 3,5 sẽ kết tủa thành vi tinh thể che phủ các tổn thương, bám ít ở niêm mạc bình thường xung quanh. Đối với lớp nhầy của niêm mạc, muối bismuth kết hợp với glycoprotein hình thành một hàng rào chống lại sự khuếch tán ngược của ion H + , đồng thời hạ xuống bình thường mức acid của lớp nhầy, ức chế hoạt động pepsin, hình thành phức hợp bismuth- pepsin. Thuốc còn kích thích tăng sản xuất và hoạt động của prostaglandin, tăng tiết nhầy do đó củng cố thêm hàng rào niêm mạc. Trong thực nghiệm và trên lâm sàng, Colloidal Souscitrate Bismuth và Sous salicylate bismuth đều có tác dụng diệt vi khuẩn tốt.
Các phác đồ diệt Hp ở bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng
Theo hướng dẫn điều trị diệt H.pylori trong khuyến cáo của Hội nghị đồng thuận Maastricht IV (2013), các phác đồ sau đang được áp dụng điều trị Hp trên thế giới với tỷ lệ diệt Hp khác nhau.
Nội dung | Tỷ lệ diệt H.pylori | Ghi chú |
Phác đồ 3 thuốcPPI: 1 viên/ngày, kết hợp với: Clarithromycin 500 mg/2 viên/ngày Amoxicillin 1 g/ngày Hoặc: PPI: 1 viên/ngày, kết hợp với: Clarithromycin 500 mg/2 viên/ngày Metronidazole 500 mg/2 viên/ngày Hoặc PPI: 1 viên/ngày, kết hợp với: Clarithromycin 500 mg/2 viên/ngày Metronidazole 500 mg/2 viên/ngày Dùng trong 7-14 ngày |
73-86% |
Phác đồ này là phác đồ sử dụng đầu tay ở Mỹ và thời gian dùng ít nhất: 10 ngày Phác đồ này hay dùng cho những bệnh nhân khi có dị ứng với Penicillin |
Phác đồ 4 thuốcBismuth 525 mg/4 viên/ngày, kết hợp với: Metronidazole 250 mg x 4 viên/ngày Tetracyline 500 mg/4 viên/ngày PPI 40 mg/2 viên/ngày Hoặc: Ranitidin150 mg/2 viên/ngày Dùng trong 10-14 ngày |
75-90% |
Phác đồ này thường là phác đồ kế tiếp khi sử dụng phác đồ 3 thuốc thất bại |
Phác đồ 3 thuốc sử dụng LevofloxacinPPI: 2 viên/ngày, kết hợp với: Levofloxacin 500 mg x 2 viên/ngày Amoxicillin 1 g/ngày Dùng trong 10 ngày |
60-80% |
Phác đồ này thường là phác đồ kế tiếp hoặc là phác đồ cứu vãn. |
Phác đồ kế tiếpPPI: 2 viên/ngày, kết hợp với: Amoxicillin 1 g/ngày . Dùng trong 5 ngày, sau đó tiếp tục dùng: PPI: 2 viên/ngày, kết hợp với: Clarithromycin 500 mg/2 viên/ngày Tinidazole 500 mg/2 viên/ngày Dùng trong 5 ngày. |
83-98% |
Phác đồ này cho hiệu quả diệt H.pylori cao trên 90%, do vậy được coi là phác đồ kế tiếp, hoặc cứu vãn, hoặc cũng có thể dùng ngay từ đầu. |
Ds. Nguyễn Nghĩa
Nhữ thị huyền nga says
Toi bi vi khuan hp da day.co dung thuoc floxaval 500mg duoc k
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Thuốc Floxaval có hoạt chất là Levofloxacine. Đây là một kháng sinh diệt HP thuộc nhóm quinolon, tuy nhiên cần sử dụng phối hợp thêm các thuốc khác theo phác đồ. Phác đồ diệt Hp cần phối hợp tối thiểu 1 thuốc ức chế tiết dịch acid dạ dày với 2 loại kháng sinh. Bạn nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sỹ chứ không nên tự ý dùng thuốc vì như vậy có thể dẫn tới các tác dụng không mong muốn hoặc đề kháng thuốc.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nhữ Thị Huyền Nga says
Tôi đã điều trị hơn 3 tháng mà chưa khỏi. Tôi đã đi khám, nội soi, xét nghiệm máu và dùng thuốc theo đúng đơn bác sỹ kê. Tiền sử tôi bị ung thư tử cung cách đây 6 năm, đã điều trị hóa chất, giờ sức khỏe của tôi ổn định. Vậy việc sử dụng hóa chất trước đây có ảnh hưởng đến sử dụng thuốc dạ dày hiện nay không thưa bác sỹ?
Có phải điều trị lâu nữa không hay có phải xét nghiệm tế bào không a!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Việc sử dụng hóa chất trước đây không ảnh hưởng tới việc điều trị hiện tại. Bạn vui lòng cung cấp thông tin về kết quả nội soi dạ dày và đơn thuốc bạn đã sử dụng để chúng tôi có thông tin tư vấn cho bạn một cách chính xác.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nhữ Thị Huyền Nga says
tôi gửi bác sỹ kết quả nội soi và các đơn thuốc của tôi
Nhữ Thị Huyền Nga says
Tôi đã có bản chụp các kết quả nội soi và các đơn thuốc nhưng không biết gửi cho bác sỹ như thế nao
Nhữ Thị Huyền Nga says
Tôi đã chụp gửi kết quả nội soi và các đơn thuốc vào địa chỉ mail. bác sỹ vui lòng xem và tư vấn giúp tôi
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng gửi kết quả nội soi và đơn thuốc lên Fanpage GastimunHP để được tư vấn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Huong says
Hp là vi khuẩn kị khí đúng k
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hp là tên viết tắt của Helicobacter pylori. Đây là một xoắn khuẩn gram âm, thuộc loại hiếu khí bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
trường says
chào bác sỹ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp, hoặc liên hệ hotline 0986 316 151 để được tư vấn sớm nhất nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
loại thuốc tôt diệt vi khuẩn hp says
thuốc đặc trị hp
Đỗ hoàng minh says
Mình đang bị đau âm ỉ vùng bụng phía trên rốn. Thời gian hơn tháng nay vẫn chưa khỏi.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp đau bụng âm ỉ kéo dài hơn 1 tháng là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám tìm nguyên nhân và diều trị sớm nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,