Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) có thể điều trị được. Tuy nhiên, việc điều trị Hp ở trẻ cần đặt ra câu hỏi là “Khi nào nên điều trị” và “Điều trị như thế nào”? Bởi vì, việc điều trị Hp ở trẻ nhỏ khác so với ở người lớn và cho tới nay, ở Việt Nam vẫn chưa có cách tiếp cận thống nhất về vấn đề này. Đối với các bậc phụ huynh, việc hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp các ông bố, bà mẹ tránh lo lắng không cần thiết và có thể chủ động lựa chọn giải pháp tốt nhất cho con mình.
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây ra loét dạ dày tá tràng như ở người lớn
Nội dung chính [Ẩn]
Tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp ngày càng trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam do điều kiện sống, khả năng tầm soát vi khuẩn Hp còn hạn chế. Việc lây nhiễm vi khuẩn trong gia đình dễ dàng, trong khi việc điều trị thường không triệt để là nguyên nhân trẻ nhỏ tuổi cũng bị nhiễm Hp. Mặc dù không phải vi khuẩn Hp gây bệnh trên mọi đối tượng mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa bệnh nhân, độc tính của chủng Hp, nhưng nếu tỷ lệ nhiễm Hp gia tăng thì đồng nghĩa tới tỷ lệ mắc bệnh do Hp cũng tăng lên.
Lây nhiễm vi khuẩn Hp chủ yếu diễn ra trong gia đình giữ vợ/chồng, bố mẹ/con cái
Trước đây trẻ dưới 5 tuổi rất ít khi bị bệnh do vi khuẩn Hp gây ra, điều này có thể lý giải là do vi khuẩn Hp thường cần có thời gian xâm nhiễm lâu trong dạ dày trước khi phát bệnh, hoặc cơ địa lớp chất nhày, niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ khác so với người lớn khiến vi khuẩn Hp khó gây bệnh hơn, hoặc trẻ ở lứa tuổi đó ít được chẩn đoán đúng cách để phát hiện bệnh do trước đây việc nội soi cho trẻ em còn khó khăn. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng, Nguyên phó khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em nói chung dao động từ 35-55% trong các thống kê ngoài cộng đồng, 75% trong các trại mồ côi và đặc điểm đáng chú ý là thời điểm nhiễm Hp hiện nay là từ trước 1 tuổi (20-35%), tăng nhanh trong giai đoạn 3-10 tuổi (45-50%), đạt tỷ lệ tương tự như người lớn sau 15 tuổi (55-85%). Đây là một thách thức với các thầy thuốc vì nhiễm Hp ở trẻ em thường khó điều trị hơn ở người lớn.
Các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ em
Một số bệnh dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra trên trẻ em là Viêm dạ dày-tá tràng, Loét dạ dày-tá tràng, Xuất huyết tiêu hóa. Ung thư dạ dày rất hiếm gặp ở trẻ em. Điều này có thể do vi khuẩn Hp gây Ung thư dạ dày cần có thời gian gây viêm mạn tính kéo dài nhiều năm để tạo ra các đột biến ở tế bào niêm mạc dạ dày, trong khi trẻ em thường có thời gian nhiễm Hp khá ngắn. Ngoài bệnh lý trên dạ dày, trẻ em cũng thường bị thiếu máu thiếu sắt khi nhiễm Hp do vi khuẩn Hp làm giảm khả năng hấp thu sắt trong dạ dày, trẻ cũng có nguy cơ bị các bệnh dị ứng, miễn dịch và ban xuất huyết khi có Hp trong dạ dày.
Để điều trị các bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ nhỏ, các bác sỹ thường cân nhắc xem có cần thiết phải điều trị vi khuẩn Hp không, hay chỉ cần điều trị triệu chứng. Bởi vì, phác đồ điều trị vi khuẩn Hp có sự kết hợp 2 loại kháng sinh trong thời gian kéo dài nên tác hại có thể lớn hơn lợi ích sau khi điều trị. Việc tìm kiếm một giải pháp tiệt trừ Hp cho trẻ em một cách an toàn vẫn còn nhiều thách thức trên toàn thế giới.
Khi nào nên điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ em
Theo khuyến cáo của Hội tiêu hóa, gan mật châu Âu thì những trường hợp sau nên tiệt trừ Hp cho trẻ:
- Tất cả trẻ bị loét dạ dày tá tràng có Hp (+)
- Khi trẻ có Hp phát hiện qua mô bệnh học nhưng không có loét dạ dày tá tràng, có thể cân nhắc điều trị diệt Hp, việc điều trị lúc nào sẽ do phụ huynh quyết định dưới sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
- Trẻ nhiễm Hp mà trong gia đình có người bị Ung thư dạ dày.
Việc sử dụng kháng sinh cho trẻ trong thời gian dài có thể gây ra một số tình trạng như rối loạn vi khuẩn đường ruột, giảm sức đề kháng tự nhiên, gây suy nhược cơ thể trẻ và nhiều tác hại khác. Chính vì vậy, bạn cần thật cân nhắc khi quyết định điều trị Hp cho trẻ và lựa chọn giải pháp an toàn để điều trị.
Tuy nhiên, gần đây có một số nghiên cứu cập nhật cho thấy, việc tiệt trừ vi khuẩn Hp ở trẻ em ngay từ nhỏ khi mới nhiễm Hp dù có hay chưa có triệu chứng đều có tác dụng phòng ngừa Ung thư dạ dày, bệnh lý Ung thư nguy hiểm hàng đầu. Chính vì vậy, nếu có một giải pháp an toàn thì việc tiệt trừ và phòng ngừa Hp vẫn có thể được khuyến cáo ở những trẻ có nguy cơ cao hoặc trong gia đình có bố, mẹ đã bị bệnh do Hp dạ dày gây ra.
Đột phá mới từ Nhật Bản
Kháng thể OvalgenHP từ lòng đỏ trứng gà được chứng minh giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp
Tại Nhật Bản, chương trình tầm soát Ung thư dạ dày có một phần quan trọng nhất là tìm và diệt vi khuẩn Hp. Bên cạnh chiến lược tìm và diệt vi khuẩn Hp, chính phủ Nhật Bản cũng khuyến khích người dân sử dụng thường xuyên loại kháng thể có tên gọi là OvalgenHP, được đưa vào trong một số chế phẩm như sữa chua để giúp giảm sự lây nhiễm Hp trong cộng đồng. Kháng thể OvalgenHp đã được sử dụng tại Nhật Bản trên 15 năm và khoảng 1 thập kỷ sử dụng tại Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Châu Âu. Các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở trẻ nhỏ (12 tuổi trở xuống) tại Nhật Bản đã giảm đáng kể tới mức nhiều nhà khoa học tin rằng chỉ 2 thập kỷ nữa, nước Nhật sẽ có một thế hệ không có vi khuẩn Hp.
Để được tư vấn chi tiết về các vấn đề liên quan tới tiệt trừ Hp dạ dày cho trẻ nhỏ và việc ứng dụng kháng thể OvalgenHP, xin mời đặt câu hỏi trong website hoặc liên hệ số điện thoại 0903294739, chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn.
DS. Hồng Vân
Con m bị hp hay đau bụng m cho bé set nghiệm rồi giờ sao
Chào bạn,
Bạn vui lòng gửi lại cho chúng tôi thông tin chi tiết hơn về kết quả nội soi, đơn thuốc điều trị của bé (nếu có) để được tư vấn cụ thể nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Em chào bs. Em có con gái năm nay mới 7 tuổi và thỉnh thoảng bé kêu đau bụng mới hôm qua em cho cháu đi khám thì bs có cho đi xét nghiệm và kết quả là dương tính đau dạ dầy vi khuẩn hp vậy em muốn hỏi bs cháu còn nhỏ như vậy thì có cách điều trị như thế nào ạ. Vì em cho cháu đi khám nhưng bs nói còn nhỏ thì không điều trị được,
Chào bạn,
Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn HP dẫn tới đau dạ dày, nếu mức độ tổn thương chưa phải loét dạ dày thì không cần thiết điều trị kháng sinh ngay. Lý do là việc sử dụng kháng sinh để diệt HP trên trẻ nhỏ hiện nay đang xảy ra tình trạng kháng thuốc khá phổ biến, đồng thời sau khi diệt trừ tỉ lệ tái nhiễm ở trẻ em lại rất cao.
Khi đó, để điều trị viêm và giúp giảm triệu chứng cho bé thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc ức chế tiết acid dịch vị (giúp giảm viêm dạ dày), men vi sinh (hỗ trợ tiêu hóa) và kháng thể kháng HP (GastimunHP- giúp ức chế sự phát triển và làm giảm tải lượng HP).
Liều dùng các loại thuốc trên theo hướng dẫn như sau:
– Thuốc ức chế tiết acid dịch vị: Esomeprazole liều 1,5-2mg/kg/ngày, chia làm 2 lần uống trước ăn sáng – tối 30 phút trong 2-4 tuần. Với bé gái 7 tuổi, nếu cân nặng khoảng 20kg thì uống Esomeparzole 20mg, 1 viên trước ăn sáng 30 phút và 1 viên trước ăn tối 30 phút.
– Men vi sinh (enterogermina, antibio…) ngày 2 lần trong 2-4 tuần
– GastimunHP ngày 2 gói chia 2 lần sau ăn trong 6-12 tuần
Khi triệu chứng của bé thuyên giảm hết thì có thể ngưng thuốc và test thở kiểm tra HP lại tại thời điểm 6 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe
E muốn được tư vấn về cách chua tri hp cho con em be đuoc 3 tuoi
Chào bạn,
Không biết bé có biểu hiện triệu chứng của bệnh dạ dày không, đã đi thăm khám chưa và kết luận của bác sỹ về tình trạng bệnh dạ dày của bé như thế nào, bác sỹ đã kê đơn thuốc gì? Đối với nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em, tùy theo mức độ ảnh hưởng của nhiễm khuẩn đối với sức khỏe mà áp dụng phác đồ kháng sinh hoặc không sử dụng phác đồ kháng sinh, cụ thể như sau:
– Trong trường hợp bé chỉ nhiễm khuẩn Hp mà chưa có bệnh lý dạ dày có thể sử dụng kháng thể kháng Hp (GastimunHP) đơn độc với liều tấn công 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần để giảm dần tải lượng Hp về mức âm tính, phòng ngừa bệnh dạ dày. Liệu pháp kháng thể có ưu điểm là dễ sử dụng, độ an toàn cao và không gây kháng thuốc.
– Trường hợp bé nhiễm Hp, mức độ viêm dạ dày (chưa có loét): sử dụng GastimunHP trong 6 tuần phối hợp cùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày trong 2- 4 tuần (tùy theo tình trạng cụ thể) và xét nghiệm kiểm tra lại.
– Trường hợp bé nhiễm HP và đã có loét dạ dày: bắt buộc phải điều trị với kháng sinh, nên phối hợp cùng GastimunHP trong 4 tuần.
Bạn có thể gửi lại cho chúng tôi thông tin chi tiết về tình trạng của bé, chúng tôi sẽ tư vấn kỹ càng hơn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Con mình năm nay lớp 4, gần đây liên tục kêu đau bụng quanh rốn. Lúc 5 tuổi đã bị vi khuẩn hp chữa đã khỏi vì đi test lại ko bị.
Bác sĩ cho e hỏi cháu bị đau bụng nhé vậy có phải tái lại nhiễm hp ko a? Cách điều trị ntn ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
Chào bạn,
Sau khi diệt trừ hết HP trẻ có nguy cơ cao bị tái nhiễm nếu không có biện pháp dự phòng. Các nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ tái nhiễm ở trẻ em trung bình là 25.5% sau 1 năm điều trị thành công, thậm chí có thể lên tới 54% sau 1 năm ở nhóm trẻ nhỏ 3-4 tuổi.
Trong trường hợp bé xuất hiện các triệu chứng đau bụng tái diễn, bạn nên cho con thăm khám kiểm tra lại. Nếu bị tái nhiễm HP, tùy theo mức độ viêm hay loét dạ dày để quyết định có dùng kháng sinh hay dùng các biện pháp hỗ trợ để làm giảm dần tải lượng HP cho con.
Sau khi diệt HP thành công, bạn cần chú ý dự phòng tái nhiễm cho con bằng một số biện pháp:
– Cho con dùng riêng dụng cụ ăn
– Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Diệt gián, ruồi, chuột.
– Chú ý ăn chín uống sôi.
– Biện pháp phòng ngừa đặc hiệu: OvalgenHP (GastimunHP) ngày 1 gói sau ăn sáng, uống liên tục 10 ngày/tháng, nhắc lại trong 3 tháng liên tiếp, mỗi năm dự phòng 2-3 đợt.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn trong bài viết: Làm gì để không bị tái nhiễm vi khuẩn HP?
Chúc bạn mạnh khỏe,
Bé em 3 tuổi bị đau bụng khoảng 3 tháng nay. Có uống thuốc mà k khỏi, nhà có bà ngoại bé bị hp. Xin tư vấn giúp e ah.
Chào bạn,
Trường hợp của bé bị đau bụng tái diễn và tiền sử gia đình có người nhiễm khuẩn Hp, trước tiên bạn nên cho con đi làm xét nghiệm kiểm tra xem liệu bé có bị lây nhiễm vi khuẩn HP dẫn tới đau dạ dày hay không.
Trong trường hợp bé có nhiễm khuẩn HP bạn có thể tham khảo biện pháp an toàn để giảm tải lượng HP cho bé bằng cách sử dụng kháng thể đặc hiệu kháng HP của Nhật là OvalgenHP (GastimunHP) hoặc OvlagenHP phối hợp thêm lợi khuẩn LJ1088 (GastimunHP Plus).
Kháng thể OvalgenHP với cơ chế tác dụng thông minh, bằng cách gắn kết đặc hiệu với men Urease của vi khuẩn HP, khiến vi khuẩn mất khả năng trung hòa môi trường acid, không bám dính được trên niêm mạc dạ dày và bị ngưng kết lại với nhau thành từng đám, dần dần sẽ bị đẩy ra ngoài theo nhu động đường tiêu hóa. Trong khi đó, lợi khuẩn LJ1088 sinh sống tại dạ dày được coi là kẻ thù tự nhiên của HP, có khả năng phá hủy cấu trúc vi khuẩn HP, đồng thời giúp giảm tiết acid dạ dày. OvalgenHP có tác dụng hiệp đồng cùng LJ1088 giúp thải trừ HP nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Với trường hợp của bé có thể sử dụng GastimunHP hoặc GastimunHP Plus đơn độc/phối hợp cùng thuốc giảm tiết acid dạ dày trong 6 tuần, sau đó test thở lại. Liều sử dụng của GastimunHP là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,