Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) có thể điều trị được. Tuy nhiên, việc điều trị Hp ở trẻ cần đặt ra câu hỏi là “Khi nào nên điều trị” và “Điều trị như thế nào”? Bởi vì, việc điều trị Hp ở trẻ nhỏ khác so với ở người lớn và cho tới nay, ở Việt Nam vẫn chưa có cách tiếp cận thống nhất về vấn đề này. Đối với các bậc phụ huynh, việc hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp các ông bố, bà mẹ tránh lo lắng không cần thiết và có thể chủ động lựa chọn giải pháp tốt nhất cho con mình.
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây ra loét dạ dày tá tràng như ở người lớn
Nội dung chính [Ẩn]
Tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp ngày càng trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam do điều kiện sống, khả năng tầm soát vi khuẩn Hp còn hạn chế. Việc lây nhiễm vi khuẩn trong gia đình dễ dàng, trong khi việc điều trị thường không triệt để là nguyên nhân trẻ nhỏ tuổi cũng bị nhiễm Hp. Mặc dù không phải vi khuẩn Hp gây bệnh trên mọi đối tượng mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa bệnh nhân, độc tính của chủng Hp, nhưng nếu tỷ lệ nhiễm Hp gia tăng thì đồng nghĩa tới tỷ lệ mắc bệnh do Hp cũng tăng lên.
Lây nhiễm vi khuẩn Hp chủ yếu diễn ra trong gia đình giữ vợ/chồng, bố mẹ/con cái
Trước đây trẻ dưới 5 tuổi rất ít khi bị bệnh do vi khuẩn Hp gây ra, điều này có thể lý giải là do vi khuẩn Hp thường cần có thời gian xâm nhiễm lâu trong dạ dày trước khi phát bệnh, hoặc cơ địa lớp chất nhày, niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ khác so với người lớn khiến vi khuẩn Hp khó gây bệnh hơn, hoặc trẻ ở lứa tuổi đó ít được chẩn đoán đúng cách để phát hiện bệnh do trước đây việc nội soi cho trẻ em còn khó khăn. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Bàng, Nguyên phó khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em nói chung dao động từ 35-55% trong các thống kê ngoài cộng đồng, 75% trong các trại mồ côi và đặc điểm đáng chú ý là thời điểm nhiễm Hp hiện nay là từ trước 1 tuổi (20-35%), tăng nhanh trong giai đoạn 3-10 tuổi (45-50%), đạt tỷ lệ tương tự như người lớn sau 15 tuổi (55-85%). Đây là một thách thức với các thầy thuốc vì nhiễm Hp ở trẻ em thường khó điều trị hơn ở người lớn.
Các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ em
Một số bệnh dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra trên trẻ em là Viêm dạ dày-tá tràng, Loét dạ dày-tá tràng, Xuất huyết tiêu hóa. Ung thư dạ dày rất hiếm gặp ở trẻ em. Điều này có thể do vi khuẩn Hp gây Ung thư dạ dày cần có thời gian gây viêm mạn tính kéo dài nhiều năm để tạo ra các đột biến ở tế bào niêm mạc dạ dày, trong khi trẻ em thường có thời gian nhiễm Hp khá ngắn. Ngoài bệnh lý trên dạ dày, trẻ em cũng thường bị thiếu máu thiếu sắt khi nhiễm Hp do vi khuẩn Hp làm giảm khả năng hấp thu sắt trong dạ dày, trẻ cũng có nguy cơ bị các bệnh dị ứng, miễn dịch và ban xuất huyết khi có Hp trong dạ dày.
Để điều trị các bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra ở trẻ nhỏ, các bác sỹ thường cân nhắc xem có cần thiết phải điều trị vi khuẩn Hp không, hay chỉ cần điều trị triệu chứng. Bởi vì, phác đồ điều trị vi khuẩn Hp có sự kết hợp 2 loại kháng sinh trong thời gian kéo dài nên tác hại có thể lớn hơn lợi ích sau khi điều trị. Việc tìm kiếm một giải pháp tiệt trừ Hp cho trẻ em một cách an toàn vẫn còn nhiều thách thức trên toàn thế giới.
Khi nào nên điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ em
Theo khuyến cáo của Hội tiêu hóa, gan mật châu Âu thì những trường hợp sau nên tiệt trừ Hp cho trẻ:
- Tất cả trẻ bị loét dạ dày tá tràng có Hp (+)
- Khi trẻ có Hp phát hiện qua mô bệnh học nhưng không có loét dạ dày tá tràng, có thể cân nhắc điều trị diệt Hp, việc điều trị lúc nào sẽ do phụ huynh quyết định dưới sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
- Trẻ nhiễm Hp mà trong gia đình có người bị Ung thư dạ dày.
Việc sử dụng kháng sinh cho trẻ trong thời gian dài có thể gây ra một số tình trạng như rối loạn vi khuẩn đường ruột, giảm sức đề kháng tự nhiên, gây suy nhược cơ thể trẻ và nhiều tác hại khác. Chính vì vậy, bạn cần thật cân nhắc khi quyết định điều trị Hp cho trẻ và lựa chọn giải pháp an toàn để điều trị.
Tuy nhiên, gần đây có một số nghiên cứu cập nhật cho thấy, việc tiệt trừ vi khuẩn Hp ở trẻ em ngay từ nhỏ khi mới nhiễm Hp dù có hay chưa có triệu chứng đều có tác dụng phòng ngừa Ung thư dạ dày, bệnh lý Ung thư nguy hiểm hàng đầu. Chính vì vậy, nếu có một giải pháp an toàn thì việc tiệt trừ và phòng ngừa Hp vẫn có thể được khuyến cáo ở những trẻ có nguy cơ cao hoặc trong gia đình có bố, mẹ đã bị bệnh do Hp dạ dày gây ra.
Đột phá mới từ Nhật Bản
Kháng thể OvalgenHP từ lòng đỏ trứng gà được chứng minh giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp
Tại Nhật Bản, chương trình tầm soát Ung thư dạ dày có một phần quan trọng nhất là tìm và diệt vi khuẩn Hp. Bên cạnh chiến lược tìm và diệt vi khuẩn Hp, chính phủ Nhật Bản cũng khuyến khích người dân sử dụng thường xuyên loại kháng thể có tên gọi là OvalgenHP, được đưa vào trong một số chế phẩm như sữa chua để giúp giảm sự lây nhiễm Hp trong cộng đồng. Kháng thể OvalgenHp đã được sử dụng tại Nhật Bản trên 15 năm và khoảng 1 thập kỷ sử dụng tại Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Châu Âu. Các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở trẻ nhỏ (12 tuổi trở xuống) tại Nhật Bản đã giảm đáng kể tới mức nhiều nhà khoa học tin rằng chỉ 2 thập kỷ nữa, nước Nhật sẽ có một thế hệ không có vi khuẩn Hp.
Để được tư vấn chi tiết về các vấn đề liên quan tới tiệt trừ Hp dạ dày cho trẻ nhỏ và việc ứng dụng kháng thể OvalgenHP, xin mời đặt câu hỏi trong website hoặc liên hệ số điện thoại 0903294739, chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn.
DS. Hồng Vân
tôi bị viêm dạ dày và chuẩn đoán bị dương tính hp vậy để cách nào cho con cái đỡ bị lây và trẻ nhỏ dùng gì để chống lây ho từ người lớn
Chào bạn,
Nếu bố mẹ nhiễm HP thì con sẽ có nguy cơ nhiễm HP cao, Do đó để phòng tránh lây nhiễm HP cho bé thì bạn nên điều trị HP triệt để với phác đồ điều trị hp phù hợp.
Bên cạnh đó bạn nên cho bé sử dụng kháng thể OvalgenHP với liều 1 gói/ ngày x 10 ngày/ tháng x 3 tháng, nghỉ 1-2 tháng lặp lại liệu trình 3 tháng trên ít nhất 1 năm sau khi bố hoặc mẹ điều trị HP thành công nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HP đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày.
Ngoài ra bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh nhiễm HP sau:
– Cho trẻ ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng
– Không dùng chung dụng cụ ăn uống.
– Không gắp thức ăn cho nhau.
– Mỗi thành viên có một phần ăn riêng và dụng cụ ăn uống riêng. Không ăn chung tô canh, không dùng chung chén gia vị, nước chấm,…
– Không dùng chung bàn chải đánh răng, ly, cốc, các đồ dùng vệ sinh cá nhân…
– Rửa tay thường xuyên và sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn uống. Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên.
– Không mớm thức ăn cho trẻ nhỏ để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp trực tiếp.
– Người có vi khuẩn Hp không hôn trẻ để tránh lây nhiễm. Ngoài ra người nhiễm vi khuẩn Hp cũng nên hạn chế nấu ăn, đút ăn cho trẻ. Nếu vô tình hắt hơi, ợ khi đút thức ăn, nấu thức ăn có thể khiến vi khuẩn thoát ra theo nước bọt xâm nhập vào thức ăn.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.
cho mình hỏi, bé nhà mình 2,5 tuổi, bị nhiễm khuẩn hp. có thể uống gastrimum để diệt hp mà k cần uống thêm ks đc k ạ
Chào bạn,
Nhiễm HP có thể mắc bệnh lý dạ dày như: viêm dạ dày, loét dạ day…Tuy nhiên không phải ai nhiễm HP cũng có bệnh lý về dạ dày và cần thiết phải điều trị. Nếu bé nhà bạn nhiễm HP và có bệnh lý dạ dày thì nhất thiết phải điều trị HP sớm giảm thiểu nguy cơ bệnh dạ dày tiến triển nặng thêm như loét dạ dày, chảy máu dạ dày.
Tuy nhiên do bé còn quá nhỏ nên việc sử dụng phác đồ điều trị có kháng sinh thì sẽ gặp nhiều khó khăn: trẻ khó uống, tác dụng phụ, đặc biệt là tình trạng vi khuẩn HP kháng kháng sinh ở trẻ em rất cao dẫn đến thất bại trong điều trị. Bởi vậy lưa chọn giải pháp phù hợp cho bé là sử dụng GastimunHP.
Sản phẩm GastimunHP chứa thành phần là kháng thể OvalgenHP có tác dụng ức chế đặc hiệu men urease – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn HP có thể tồn tại dai dẳng và phát triển ở trong dạ dày. Khi bị bất hoạt men urease, vi khuẩn HP bị suy giảm khả năng thích nghi trong môi trường dạ dày, dần dần sẽ bị acid dịch vị cũng như miễn dịch tự nhiên của cơ thể đào thải. Cơ chế tác dụng của OvalgenHP hoàn toàn khác biệt với kháng sinh và có thể sử dụng ngay cả khi HP đã kháng thuốc.
Theo các nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện tại nhiều quốc gia thì sử dụng kháng thể OvalgenHP liên tục trong 3 tháng thì tỉ lệ âm tính đạt tới 76% đối tượng sử dụng. Do đó bạn nên cho bé sử dụng GastimunHP ngày 2 gói chia 2 lần sau ăn x 6-12 tuần nhằm giúp giảm dần tải lượng HP về âm tính thông qua đó giúp giảm viêm và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý dạ dày(nếu có)
Ngoài ra, để bảo vệ những vùng niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương khỏi sự tấn công của acid dịch vị, tạo cơ hội cho các vùng tổn thương được phục hồi thì bạn nên cho bé sử dụng kèm theo thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày như esomeprazol, omeprazol ..trong ít nhất 2-4 tuần. Kết hợp thêm men vi sinh(Probiotics) để cung cấp các lợi khuẩn có lợi giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Một yếu tố rất quan trọng mà bạn cũng cần lưu ý đó là vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm qua đường tiêu hóa, nhất là giữa bố mẹ và con cái, anh chị em trong gia đình thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bé nhiễm HP. DO đó bố mẹ của bé nên đi xét nghiệm HP, nếu phát hiện cần diệt trừ cùng lúc với con để đảm bảo tỉ lệ thành công cao nhất và tránh tái nhiễm sau khi điều trị.
Nếu cần tư vấn thêm Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo số: 0903 294 739/ 0986 316 151
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe
Cho em hỏi chau nha em duoc 4tuoi vua rồi cháu kêu dau bụng em có cho cháu xuống vien nhi trung ương khám.nội soi dạ dày bsi kết luận cháu bị viêm toàn bộ niêm mac dạ dày hành tá tràng nhiễm khuẩn HB dương tính.bsi cho cháu thuốc ve nhà uống.cháu nhà em uống thuốc dược 10ngay rồi nhưng tình trạng dau bụng của cháu vẫn như vậy.em rất no.don thuốc bsi kê cho uong trong vòng 6tuan.một ngày cháu vẫn dau bụng 2lan.liệu em có cần cho cháu di khám lại ko ạ.bị HB nhu vậy có dẫn den tình trạng ung thư dạ dày không ạ.
Chào bạn,
Viêm dạ dày ở trẻ nhỏ thường ít khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, nhưng nếu không điều trị thích hợp thì có thể dẫn đến loét dạ dày, chảy máu dạ dày, gây đau khiến trẻ ăn uống kém, chậm lớn. Mặt khác, tình trạng viêm dạ dày kéo dài có thể dẫn tới bệnh mạn tính và biến chứng ung thư dạ dày khi trưởng thành, do vậy mà bé cần tuân thủ được điều trị. Tuy nhiên bạn cũng nên quá lo lắng. Bé đã được thăm khám và được chỉ định trong 6 tuần thì bạn nên cố gắng cho bé tuân thủ tốt.
Hoặc Bạn có thể gửi lại đơn thuốc cụ thể của bé để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn cho bạn
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Bố bị, bà bị nhiễm hp dạ dày nhưg bé 6 tuổi ko biết có bị ko..vậy bé có uống gsastimum dc ko
Chào bạn,
Nếu trong gia đình có bố và bà nhiễm HP thì khả năng các bé bị lây nhiễm Hp là cao. Theo nhóm nghiên cứu khảo sát của Đào Việt Hằng, Nguyễn Thị Vựng về tình trạng nhiễm HP trong các gia đình đã công bố trong Hội nghị tiêu hóa Đông Nam Á lần thứ 24 tổ chức 22-24/11/ 2018 cho thấy tỉ lệ nhiễm HP chung trong gia đình là 88,9 % trong đó tỉ lệ nhiễm HP ở trẻ < 8 tuổi là 95,5 %, 8-10 tuổi: 94 %. Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm Hp là sẽ có mắc bệnh dạ dày, chỉ có một số ít trẻ nhiễm Hp sẽ không bị bệnh lý dạ dày (khoảng 15%, nếu gia đình có người mắc bệnh dạ dày thì nguy cơ có thể cao hơn). Do vậy, nếu bé không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh dạ dày (đau bụng, chán ăn, hay nôn khan, ợ hơi…) thì bạn cũng không nhất thiết phải cho bé đi xét nghiệm Hp dạ dày. Điều quan trọng nhất là bố và bà của bé chú ý tuân thủ thật tốt phác đồ điều trị nhằm trị bệnh cho bản thân, đồng thời loại bỏ nguồn lây nhiễm sang các con. Hiện nay tình trạng kháng thuốc gia tăng dẫn đến việc điều trị HP thường gặp nhiều khó khăn dẫn đến thất bại trong điều trị. Do đó bố và bà của bé nên sử dụng kết hợp kháng thế OvalgenHP với phác đồ điều trị nhằm tăng cường hiệu quả diệt HP đồng thời giảm thiểu nguy cơ HP kháng thuốc. Trong trường hợp bạn quá lo lắng thì bạn có thể đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa nhi để test thở kiểm tra HP. Nếu bé có nhiễm HP thì bạn có thể cho bé sử dụng sản phẩm GastimunHP chứa kháng thể OvalgenHP ngày 2 gói chia 2 lần sau ăn x 6-12 tuần nhằm giảm dần tải lượng HP về âm tính đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày. Nếu bé không nhiễm HP bạn có thể cho bé sử dụng kháng thể OvalgenHP ngày 1 gói sau ăn x 10 ngày/ tháng x 3 tháng, nghỉ 1-2 tháng lặp lại liệu trình 3 tháng tới ít nhất 1 năm sau khi bố bà điều trị HP thành công để giảm thiểu nguy cơ bé nhiễm HP đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý về dạ dày. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.
0977737460
Chào bạn,
Bạn có thể đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ cho chúng tôi theo số: 0903 294 739/ 0986 316 151
Chúc bạn mạnh khỏe.