Viêm dạ dày mạn tính có liên quan tới tình trạng phù nề hoặc viêm của lớp niêm mạc dạ dày. Người bệnh có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Triệu chứng viêm dạ dày mãn tính thường gặp như đau bụng âm ỉ kéo dài, cảm thấy đầy bụng ngay cả khi ăn một lượng ít thức ăn. Bệnh diễn biến chậm theo thời gian, đối ngược với trường hợp Viêm dạ dày cấp tính, xảy ra đột ngột.
Bệnh viêm dạ dày mạn tính ảnh hưởng nhiều tới người tuổi trung niên và người cao tuổi
Trong một số trường hợp, Viêm dạ dày mạn tính có mối liên hệ với Loét và làm tăng nguy cơ bị mắc Ung thư dạ dày. Ở một số người, việc điều trị có thể giúp giảm nhanh triệu chứng và có hiệu quả lâu dài sau một thời gian điều trị.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây bệnh Viêm dạ dày mạn tính
Có nhiều nguyên nhân khác nhau kích thích lớp niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn tới Viêm dạ dày mạn tính, trong đó điển hình là:
- Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori, H. pylori) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh Viêm dạ dày mạn tính.
- Sử dụng kéo dài một số loại thuốc như aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Diclofenac…
- Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn.
- Bị mắc các bệnh khác, Ví dụ như suy thận.
- Nhiễm các loại virus làm suy giảm miễn dịch (Ví dụ như HIV)
- Stress tâm lý nặng kéo dài.
- Trào ngược dịch mật.
Những người có nguy cơ cao bị Viêm dạ dày mạn tính
Nếu bạn có vi khuẩn Hp trong người, bạn có nguy cơ cao bị Viêm dạ dày mạn tính. Bên cạnh đó, lối sống, chế độ ăn không điều độ cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh. Nếu bạn thường xuyên ăn quá nhiều đồ ăn béo, dầu, hoa quả họ chanh và uống nhiều cà phê thì bạn cần thận trọng với các triệu chứng của bệnh Viêm dạ dày mạn tính. Tương tự như vậy, uống quá nhiều rượu trong thời gian kéo dài có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính.
Lối sống căng thẳng hoặc bệnh trầm cảm làm gia tăng các cơn nóng giận có thể làm tăng acid trong dạ dày. Ngoài ra, hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh lý khác như bệnh Crohn, cũng làm tăng nguy cơ Viêm dạ dày mạn tính.
Triệu chứng
Bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có thể thấy các triệu chứng rõ, cũng có thể không thấy triệu chứng rõ rệt. Các triệu chứng thường gặp như sau:
- Đau bụng trên.
- Khó tiêu, đầy bụng.
- Buồn nôn, nôn.
- Ợ hơi.
- Sút cân đột ngột.
Trong các trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu dạ dày và đi ngoài phân đen. Những trường hợp như vậy cần được cấp cứu kịp thời ở cơ sở chuyên khoa.
Chẩn đoán
Thăm khám lâm sàng thông qua tiểu sử bệnh và triệu chứng bệnh kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Kiểm tra nhiễm khuẩn Hp
- Xét nghiệm phân để kiểm tra máu trong phân.
- Xét nghiệm máu.
- Nội soi dạ dày tá tràng.
Điều trị
Thuốc điều trị
Các thuốc được sử dụng trong điều trị Viêm dạ dày mạn tính chủ yếu là các thuốc làm giảm triệu chứng như giảm tiết acid dạ dày. Sử dụng phác đồ kháng sinh diệt vi khuẩn Hp khi xác định nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn HP. Giảm hoặc dừng hẳn việc sử dụng thuốc Aspirin, các thuốc chống viêm giảm đau không corticoid như Ibuprofen, Diclofenac…để làm giảm kích thích niêm mạc dạ dày.
Chế độ ăn uống
Một chế độ ăn đơn giản giúp làm giảm kích ứng dạ dày. Các loại thực phẩm cần phải tránh:
- Đồ nướng, chiên, xào.
- Hoa quả họ chanh.
- Cà phê.
- Đồ uống có cồn.
Các loại thực phẩm được khuyên dùng khi bị Viêm dạ dày mạn tính bao gồm những loại ít dầu, ít béo, không có caffeine:
- Tất cả các loại rau, củ, quả trừ các quả họ chanh.
- Sản phẩm sữa ít béo.
- Thịt lạc.
- Mỳ chế biến ít hoặc không có chất béo.
Tiên lượng bệnh
Việc bạn có hồi phục tốt khi bị Viêm dạ dày mạn tính hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu nguyên nhân gây bệnh chỉ là do chế độ ăn, lối sống thì việc điều chỉnh việc ăn uống, thói quen sinh hoạt là có thể giúp giảm các triệu chứng và hồi phục về lâu dài. Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn Hp thì việc điều trị vi khuẩn Hp là điều bắt buộc để có thể hồi phục hoàn toàn khỏi bệnh lý Viêm dạ dày mạn tính.
Phòng tránh
Kiểm soát nhiễm khuẩn Hp, nhất là trên đối tượng nguy cơ cao bị Viêm dạ dày mạn tính như tiền sử bị viêm loét dạ dày cấp và mạn tính có vi khuẩn Hp. Khi xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Hp cần điều trị triệt để và sử dụng kháng thể thụ động OvalgenHP thường xuyên để giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori; giúp bảo vệ, cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày từ đó giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm khuẩn gây bệnh.
Kiểm soát tốt chế độ ăn uống và sinh hoạt: duy trì thói quen ăn cân bằng, sử dụng lượng chất béo hợp lý, không ăn nhiều đồ ăn kích thích dạ dày, không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn điều độ, tránh stress.
Theo medscape.com
bùi thị phương says
Cho e hỏi là cách điều trị hang vị miên mạc phù nề xung huyết rải rác có giống với viêm dạ dày nói chung ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Tình trạng trên là viêm dạ dày, các thuật ngữ còn lại để mô tả chi tiết mức độ, vị trí, tình trạng viêm.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn Dũng says
Xin hỏi clo test dương tính là gì ? Và có phải là mãn tính khôn ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Kết quả trên có nghĩa là bạn có nhiễm khuẩn hp trong dạ dày. Nếu như bạn có mắc bệnh lý dạ dày thì cần điều trị với phác đồ theo khuyến cáo với tối thiểu 2 loại kháng sinh và 1 thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn trong bài viết: http://gastimunhp.vn/phac-do-dieu-tri-dau-da-day-do-vi-khuan-hp-1207/
Tuy nhiên trên thực tế điều trị hiện nay phác đồ tiệt trừ Hp thông thường có tỉ lệ thất bại cao do tình trạng vi khuẩn hp kháng thuốc gia tăng và sự lây nhiễm Hp trong cộng đồng. Chính vì vậy để nâng cao tỉ lệ thành công của phác đồ điều trị thì bạn có thể kết hợp thêm kháng thể chống Hp của Nhật Bản là OvalgenHP (GastimunHP), liều sử dụng là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần. Sau khi tiệt trừ thành công có thể duy trì liều dự phòng 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng để phòng ngừa lây nhiễm, tái nhiễm Hp sau điều trị.
Chúc bạn mạn h khỏe,
Tới says
Cho em hỏi e bị trầm cảm hay bị stress e cứ bị dđầy hơi khó chịu âm ỉ xuốt. Cho em hỏi về lâu dài sao k ạ. E k bị xuống cân ăn uống vẫn tốt. Có phải e bị ruột kích thích
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Giữa não bộ và hệ thống tiêu hóa có một mối liên hệ cực kì chặt chẽ được gọi là trục não – ruột. Đó là một tương tác hai chiều thông qua nhiều con đường các nhau: qua đây thần kinh phế vị, hệ thống thần kinh ruột, các chất dẫn truyền thần kinh…Chính vì có sự tồn tại của trục não ruột mà khi bị stress, lo âu hoặc trầm cảm thì rất dễ gặp các vấn đề ở đường tiêu hóa như viêm loét da dày, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy). Ngược lại thì vấn đề ở đường tiêu hóa có thể làm cho tình trạng stress, lo âu của bạn nặng hơn.
Với những triệu chứng bạn mô tả thì theo chúng tôi trước tiên bạn cần thăm khám trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để xác định xem hệ tiêu hóa có tổn thương gì hay không, từ đó có hướng điều trị thích hợp (điều trị tổn thương hoặc chỉ điều trị triệu chứng).
Bên cạnh việc gây ra các triệu chứng ở đường tiêu hóa thì stress còn ảnh hưởng sâu sắc tới hệ khuẩn chí đường ruột, làm sụt giảm đáng kể số lượng lợi khuẩn thuộc hai loài Bifidobacterium và Lactobacillus. Sự mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột gây ra những điểm rò rỉ trên hàng rào biểu mô ruột non và đây là yếu tố then chốt gây ra tình trạng viêm và stress – tâm điểm của vòng xoáy bệnh lý. Chính vì vậy, ngoài việc điều trị các triệu chứng đau bụng và đầy hơi thì bạn cần bổ sung sản phẩm probiotic thích hợp để duy trì sự khỏe mạnh của hàng rào biểu mô ruột non, ngăn chặn stress. Hiện nay, trên thế giới đã có những chế phẩm probitoic (men vi sinh) chuyên dụng được sản xuất dành riêng cho trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm và tại Việt Nam hiện nay duy nhất chỉ có một sản phẩm là Cerebio. Đó có thể là lựa chọn tốt cho trường hợp của bạn, bạn tham khảo thêm thông tin về sản phẩm tại đây.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Đặng Thị Huyền says
Viêm mạc dạ dày mãn tính; viêm thực quản trào ngược độ A,viêm hành tá tràng , kiểm tra HP dương tính .bố em năm nay 56 tuổi nên dùng thuốc đặc trị gì ạ.em cảm ơn ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu bố bạn có bệnh lý dạ dày nhiễm HP dương tính thì cần tuân thủ điều trị theo chỉ định nhằm tiệt trừ HP triệt để, đồng thời cần có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý nhằm tránh nguy cơ bệnh có thể diễn biến nặng hơn. Bạn có thể gửi lại đơn thuốc để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Sơn says
Cho e hỏi : cho e hỏi e bị viêm hp – tá tràng e ăn k đc cứ bị đầy hơi khó tiu bồn nôn và bị sụt kí trầm trọng cho e hỏi e uống thuốc nào diệt đc tận gốc hp với tá tràng ạ sdt e : 0903314391
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Thông thường đối với bệnh lý viêm dạ dày tá tràng, nhiễm HP thì phác đồ điều trị bao gồm 2 kháng sinh sử dụng trong 2 tuần và 1 thuốc giảm tiết acid sử dụng từ 2 -4 tuần. Khi HP điều tiệt trừ thì các biểu hiện bệnh lý dạ dày của bạn dần sẽ hồi phục đồng thời tình trạng ăn uống và cân nặng sẽ có cải thiện dần.
Trường hợp của bạn không rõ đã được thăm khám cách đây bao lâu và đã được điều trị bằng những phác đồ nào? Bạn có thể gửi lại để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe,