Thống kê cho thấy có hơn 1 nửa dân số thế giới bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp hay H.pylori). Sau đây là một số những thông tin bổ ích cung cấp cho bạn về những vấn đề sức khỏe có liên quan tới vi khuẩn Hp và những lời khuyên về cách điều trị, xử lý khi nhiễm Hp.
Việc khám phá ra vi khuẩn Helicobacter pylori, một xoắn khuẩn gram (-) có khả năng sống sót trong môi trường dạ dày người, có thể được coi là một trong những phát hiện y học lớn nhất trong thế kỷ 21. Loại vi khuẩn này được phát hiện bởi hai bác sỹ người Úc, Barry Marshall và Robin Warren vào năm 1982. Tuy nhiên, phải mất tới 6 năm để giới chuyên môn nhận thức được tầm quan trọng của phát hiện này, sau đó điều trị lâm sàng lần đầu tiên được tiến hành vào năm 1987. Hơn một nửa dân số thế giới mang vi khuẩn trong người và ước tính hơn 5,000,000 ca ung thư dạ dày, tá tràng mỗi năm được cho là gây ra bởi nhiễm khuẩn này.
Số liệu cho thấy có tới 20% người lớn trẻ tuổi và khoảng 50% người trên 50 tuổi ở phương Tây bị nhiễm Hp, điều đó cho thấy tỷ lệ nhiễm đang giảm dần. Kết quả này có thể là do điều kiện sống cải thiện và sự gia tăng sử dụng kháng sinh. Một nghiên cứu ở Nam Mỹ chỉ ra rằng vi khuẩn Hp hiện diện ở móng tay của hơn 1 nửa người tham gia nghiên cứu và có trong miệng của những người bị nhiễm Hp chứng tỏ vi khuẩn có thể từ dạ dày di chuyển lên khoang miệng thông qua đường dạ dày – thực quản.
Nội dung chính
Mối liên hệ giữa vi khuẩn Hp và Dạ dày – Ruột
Nghiên cứu ban đầu về Hp tập trung vào những triệu chứng bệnh trên dạ dày, và những số liệu bây giờ chỉ ra rằng, ngoại trừ một lượng nhỏ các ca bệnh do thuốc Chống viêm không steroids (NSAIDs) và kháng sinh, vi khuẩn được tìm thấy trong 99% các trường hợp loét tá tràng. Thêm vào đó là 60% loét dạ dày và tới 80% ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn Hp. Mối liên hệ giữa Ung thư dạ dày với vi khuẩn Hp dẫn tới việc WHO công bố vi khuẩn Hp là tác nhân gây ung thư nhóm 1 tức là có mối liên hệ chắc chắn với ung thư dạ dày. Sự hiện diện của vi khuẩn Hp ước tính làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 6 lần.
Tác động của vi khuẩn H.pylori trong dạ dày
Một trong những hậu quả chính của nhiễm khuẩn Hp là những tác động đến việc sản xuất acid trong dạ dày. Nếu vi khuẩn Hp phát triển ở khu vực giữa dạ dày và ruột non, nó có thể tác động đến các tế bào kiểm soát việc tiết acid dạ dày. Điều này có thể dẫn tới việc sản xuất dư acid HCl, mở đường cho loét dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn phát triển ở phần trung tâm của dạ dày, các tế bào sinh acid bị tác động và ít acid bị tiết ra, dẫn tới giảm tiết acid dạ dày. Một số người thoát khỏi những biến chứng này và việc sản xuất acid không bị tác động mặc dù viêm chợt dạ dày luôn luôn song hành với nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn H.pylori có khả năng bám trên tế bào bề mặt dưới lớp màng nhầy của dạ dày, do đó bảo vệ nó khỏi phản ứng miễn dịch. Nhiễm khuẩn Hp mạn tính dẫn tới hệ thống miễn dịch thất bại trong việc tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập và rất nhiều chất oxy hóa được giải phóng. Có thể các phản ứng oxy hóa này làm giảm nồng độ vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong dịch dạ dày trên bề mặt. Sự tồn tại của vi khuẩn H.pylori trong dạ dày phụ thuộc vào khả năng trung hòa acid dạ dày thông qua men Urease có trên bề mặt và trong bào tương của vi khuẩn. Men Urease này giúp xúc tác phản ứng chuyển hóa Ure trong thức ăn thành NH3 và CO2. Lượng NH3 này cùng với các sản phẩm khác của quá trình chuyển hóa của Hp gây độc tế bào.
Nhiễm khuẩn H.pylori có thể là một quá trình mạn tính kéo dài nhiều thập kỷ và sự kết hợp của các biến chứng có thể có nhiều tác động khác nhau lên cơ thể người bệnh, đặc biệt là tình trạng thiếu dinh dưỡng. Không ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều mối liên hệ giữa vi khuẩn Hp và các biến chứng toàn thân khác ngoài biến chứng tại dạ dày – ruột được thiết lập.
Những biến chứng ngoài Dạ dày – Ruột
Hậu quả ngoài đường dạ dày – ruột do nhiễm khuẩn Hp chỉ được bắt đầu nghiên cứu trong khoảng 20 năm gần đây, tuy nhiên khi Barry Marshall lần đầu tiên điều trị Hp, ông đã tìm thấy những tình trạng không có mối liên hệ trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn trong dạ dày. Trong số đó có tình trạng da, trầm cảm, mức năng lượng thấp và đau đầu. Kết quả nghiên cứu sau đó chỉ ra một mối liên hệ giữa giãn mạch và nổi mề đay. Những tình trạng này có thể liên quan tới sự tăng tính thấm của lòng ruột, rò ruột, có liên quan tới Hp.
Nhiễm khuẩn Hp không chỉ ảnh hưởng tới tính thấm của lòng ruột, nó còn làm giảm khả năng hấp thu sắt, vitamin B12 do tác động tới hoạt động tiêu hóa trong dạ dày và tá tràng. Điều này có thể góp phần làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người nhiễm bệnh, mặc dù những triệu chứng này có thể cũng liên quan tới các tác động khác của nhiễm khuẩn như nồng độ chất chống oxy hóa thấp và mức độ viêm cao. Các tình trạng liên quan tới tuần hoàn máu khác như đau đầu, đau nửa đầu và hội chứng Raynaud, tất cả đều liên quan tới vi khuẩn Hp.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp cao hơn bình thường ở những người mắc các bệnh tự miễn như Viêm khớp dạng thấp, hội chứng, Sjogren, cường giáp, tuy nhiên cơ chế của mối liên hệ này còn chưa rõ ràng. Vi khuẩn Hp cũng được tìm thấy trong túi mật, gan cũng như nhiều khu vực trong miệng, nơi mà có liên quan tới các bệnh Quanh răng và bệnh hôi miệng. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên hệ giữa nhiễm khuẩn Hp với ốm nghén, xảy thai nhiều lần và ung thư ruột kết, ung thư tụy.
Triệu chứng nhiễm khuẩn Hp
Thật không may là không có triệu chứng thông thường nào được coi là tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp, mặc dù đau sau khi ăn và các dấu hiệu cổ điển trong loét tá tràng có thể gợi ý tới nhiễm khuẩn. Rối loạn tiêu hóa không được coi là liên quan đặc biệt tới nhiễm khuẩn, tuy nhiên buồn nôn, nôn mạn tính, táo bón và triệu chứng giống loét khá phổ biến ở bệnh nhân bị nhiễm Hp. Nếu vợ chồng hoặc những người chung sống lâu dài với bạn được xác định là có vi khuẩn Hp, bạn cũng nên kiểm tra vi khuẩn Hp, có tới 70% người sống cùng người mang vi khuẩn Hp cũng mắc loại nhiễm khuẩn đó. Các chỉ dẫn của bác sỹ khuyên những người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày cũng nên kiểm tra và điều trị.
Các yếu tố nguy cơ
Khoảng 10-20% người nhiễm Hp bị loét dạ dày và 1% sẽ bị ung thư dạ dày do nhiễm khuẩn. Những hậu quả này do sự tương tác phức tạp giữa xu hướng gen, độc tính của chủng vi khuẩn H.pylori và các yếu tố môi trường. Ví dụ, các gen ảnh hưởng tới sự phát triển của ung thư dạ dày như nhóm máu A có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn, và loét tá tràng phổ biến ở nhóm máu O hơn. Vi khuẩn H.pylori bản thân nó cũng có sự khác biệt ở các chủng khác nhau, chủng có chứa yếu tố cagA là chủng có độc tính mạnh nhất và có liên quan rõ rệt nhất tới loét hóa và ung thư hóa. Những ảnh hưởng của môi trường như chế độ ăn uống, mật độ dân cư, chất lượng nguồn nước, điều kiện vệ sinh có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc.
Ds. Nguyễn Bá Nghĩa – tổng hợp và lược dịch
duy says
cho em hỏi cái cơ chế gây bệnh của H.pylori nó như thế nào ạ? khi H.pylori vào trong dạ dày nó sẽ làm gì để gây tổn thương tế bào niêm mac dạ dày?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết: Vi khuẩn Hp gây bệnh gì?
Chúc bạn mạnh khỏe,
Dung says
Cháu nhà nhà tôi bị nổi mề đay cho đi xét nghiệm pastuor nha trang kết quả có vi khuẩn HP dạ dày giờ cho cháu uống thuoc gì? Và phác đồ chữa như thế nào ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nghiên cứu chỉ ra vi khuẩn Hp có liên quan tới tình trạng mẩn ngứa trên da (mề đay mạn tính), tuy nhiên bằng chứng chưa thưc sự rõ ràng và trường hợp này cũng không nằm trong chỉ định sử dụng phác đồ có kháng sinh để tiệt trừ Hp. Mặc dù không có chỉ định chính thức nhưng khi có tình trạng mề đay mà không thể tìm được nguyên nhân nào khác ngoài khuẩn Hp thì có thể cân nhắc tiệt trừ bằng phác đồ kết hợp OvalgenHP (GastimunHP)trong 30 ngày hoặc sử dụng kháng thể OvalgenHP đơn độc để giảm tải dần lượng vi khuẩn về mức âm tính. Liều sử dụng khi dùng đơn độc là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,