Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (theo WHO, tổ chức Y tế thế giới). Các nhà khoa học Đức gần đây cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa những tổn thương do vi khuẩn Hp gây ra trong dạ dày với sự hình thành, phát triển của các tế bào Ung thư dạ dày sau thời gian dài nhiễm khuẩn Hp.
Trước đây, các thầy thuốc cho rằng bệnh lý dạ dày là do sự gia tăng acid dạ dày và suy yếu của lớp chất nhày bảo vệ dạ dày. Chính vì vậy, điều trị chủ yếu sử dụng các thuốc giảm tiết acid dạ dày. Tuy nhiên, sau phát hiện vi khuẩn Hp của bác sỹ người Úc, Barry Marshall vào năm 1983, người ta đã thấy rằng, bệnh lý dạ dày chủ yếu là do nhiễm khuẩn Hp và việc điều trị bệnh dạ dày tập trung vào tìm kiếm và tiêu diệt vi khuẩn Hp bằng các thuốc kháng sinh.
Vi khuẩn Hp là kẻ thù số 1 của dạ dày
Sau hơn 30 năm phát hiện vi khuẩn Hp, việc điều trị bệnh lý dạ dày đã đạt được những bước tiến vượt trội. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã thực sự biết rõ về vi khuẩn Hp. Sau đây là một số những sự thật ít biết về loại vi khuẩn Hp gây Ung thư dạ dày này.
Nội dung chính
- 1 Có nhiều chủng vi khuẩn Hp khác nhau
- 2 Vi khuẩn Hp cũng bị acid dạ dày tiêu diệt
- 3 Vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở nhiều nơi trong cơ thể người
- 4 Không phải ai nhiễm Hp cũng bị bệnh dạ dày và không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có vi khuẩn Hp
- 5 Vi khuẩn Hp còn được gọi là vi khuẩn Ung thư dạ dày
- 6 Trẻ em cũng có thể bị nhiễm Hp
- 7 Vi khuẩn Hp dễ dàng kháng thuốc kháng sinh
- 8 Giải pháp trợ giúp điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc và giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp
Có nhiều chủng vi khuẩn Hp khác nhau
Cũng giống như nhiều loại sinh vật khác, vi khuẩn Hp có nhiều chủng khác nhau. Trong đó, người ta đặc biệt quan tâm tới các loại vi khuẩn Hp có chứa yếu tố độc tính CagA và VacA vì những chủng Hp đó có khả năng gây Viêm loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày cao gấp nhiều lần so với những chủng Hp không có hai gen kể trên. Dựa vào yếu tố CagA và VacA, người ta cũng phân chia thành các khu vực nhiễm Hp trên thế giới. Việt Nam và Nhật Bản nằm trong khu vực nhiễm loại vi khuẩn Hp có chứa CagA và VacA nên chủng vi khuẩn Hp ở Việt Nam có độc tính cao hơn chủng Hp ở các nước châu Âu.
Vi khuẩn Hp cũng bị acid dạ dày tiêu diệt
Acid dạ dày vừa giúp tiêu hóa thức ăn vừa bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh
Trước đây, không ai tin rằng vi khuẩn Hp có thể tồn tại được trong môi trường acid khắc nghiệt như trong dạ dày. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra loại men Urease của vi khuẩn Hp là yếu tố giúp loại vi khuẩn này tồn tại được trong môi trường acid dạ dày. Về sau này, một số người lại quan niệm rằng, vi khuẩn Hp chỉ tồn tại được trong môi trường acid, đó là quan niệm sai lầm. Trên thực tế, khi người ta tạo ra loại kháng thể ức chế được men Urease của vi khuẩn Hp thì chúng cũng sẽ bị acid dạ dày tiêu diệt dễ dàng như các loại vi khuẩn khác khi đi qua dạ dày vì chúng không còn khả năng trung hòa acid dạ dày.
Vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở nhiều nơi trong cơ thể người
Vi khuẩn Hp không phải chỉ tồn tại trong môi trường dạ dày. Các nhà khoa học đã tìm thấy chúng ở trong các mảng bám trên răng, trong các khoang, hốc của cơ thể như khoang miệng, đường ruột… Chính vì vậy, chúng cũng dễ dàng lây nhiễm theo nhiều con đường khác nhau trong đó phổ biến nhất là đường từ miệng – miệng và đường ăn uống.
Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong khoang miệng người bệnh
Không phải ai nhiễm Hp cũng bị bệnh dạ dày và không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có vi khuẩn Hp
Nhiều người đi kiểm tra sức khỏe tình cờ phát hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày và tỏ ra lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai nhiễm Hp cũng có bệnh dạ dày và ngược lại, không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có nhiễm Hp. Vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày trên người phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố là cơ địa nhạy cảm của người bệnh với vi khuẩn Hp – yếu tố này có tính di truyền nên bạn sẽ dễ dàng bắt gặp một gia đình có nhiều người cùng bị đau dạ dày, và yếu tố nữa là độc tính của chủng vi khuẩn Hp mà người bệnh bị mắc.
Vi khuẩn Hp còn được gọi là vi khuẩn Ung thư dạ dày
Nhiều người nghĩ rằng, vi khuẩn Hp không thể điều trị triệt để nên tìm cách chung sống với bệnh dạ dày và với vi khuẩn Hp suốt đời. Điều đó là không nên bởi có hàng trăm công trình nghiên cứu trên thế giới về khả năng gây Ung thư dạ dày của vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này cũng đã được tổ chức Y tế thế giới xếp loại vào nhóm tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày. Việc điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp cần phải tiến hành thật triệt để, không nên chủ quan trong quá trình điều trị.
Trẻ em cũng có thể bị nhiễm Hp
Một số bậc phụ huynh vẫn còn rất ngạc nhiên khi nhận kết quả bệnh lý dạ dày có nhiễm Hp của con mình bởi quan niệm trẻ nhỏ thì không bị bệnh dạ dày và càng không thể nhiễm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em trên thế giới nói chung là tương đối cao. Ở Việt Nam, một số điều tra cho thấy có tới khoảng 40% trẻ bị nhiễm khuẩn Hp và số trẻ bị bệnh do nhiễm Hp cũng gia tăng nhanh chóng. Trẻ từ 1-2 tuổi cũng đã có thể bị bệnh do nhiễm Hp. Đây là đối tượng bệnh nhân nhiễm Hp rất khó điều trị do sự hạn chế về khả năng dùng thuốc kháng sinh.
Vi khuẩn Hp dễ dàng kháng thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh lý khác trong khi dạ dày đang có vi khuẩn Hp, hoặc không tuân thủ tốt phác đồ điều trị vi khuẩn Hp là hai nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh. Tỷ lệ người nhiễm Hp trên thế giới rất cao, ở Việt Nam, tỷ lệ này lên tới 70%, chính vì vậy, trong quá trình sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý khác nhau nhiễm trùng hô hấp, chúng ta đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp kháng lại loại thuốc kháng sinh đó. Việc dễ dãi trong sử dụng kháng sinh của người dân ở các nước đang phát triển cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng Hp kháng thuốc ngày càng phức tạp hơn.
Giải pháp trợ giúp điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc và giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp
Lần đầu tiên Nhật Bản tạo ra được loại kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp từ lòng đỏ trứng gà
Trải qua những thử nghiệm lâm sàng khác nhau, kháng thể OvalgenHP đã chính thức được đưa vào sử dụng và được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ triển khai rộng rãi, bổ sung trực tiếp trong một số thực phẩm ăn hàng ngày (như sữa chua) từ năm 2010. Phản hồi tích cực từ người dùng cho thấy kháng thể OvalgenHP thực sự là một trong những cách giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn hp hữu ích. Được biết tới là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày, báo cáo năm 2011 cho thấy Nhật Bản đang gần cán đích trong công cuộc xóa sổ vi khuẩn HP, với tỉ lệ nhiễm Hp ở trẻ em cực kỳ thấp (1,8%). Các chuyên gia dự đoán chỉ trong vòng 20 năm tới, Nhật Bản sẽ thanh toán thành công vi khuẩn Hp. Hiện nay kháng thể OvalgenHP đã có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực đang bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng nhiễm Hp như Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Úc, Ấn Độ cũng như một số nước châu Âu.
Kháng thể OvalgenHP cũng đã được khuyến cáo dùng phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân đang điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori. Hoặc sử dụng riêng lẻ trong trường hợp dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. Đối với bệnh nhân có vi khuẩn Hp đã kháng thuốc, nhất thiết nên phối hợp phác đồ điều trị Hp với OvalgenHP để phác đồ điều trị Hp phát huy được tác dụng trở lại.
Độc giả cần tìm hiểu về các kiến thức về vi khuẩn Hp, cách điều trị các bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra, xin vui lòng đặt câu hỏi cho chuyên gia của chúng tôi trên website, hoặc gọi điện tới số 0165.651.69.96 để được tư vấn cụ thể!
DS. Nguyễn Nghĩa
Để biết thông tin chi tiết về loại kháng thể này, xin vui lòng truy cập: https://gastimunhp.vn hoặc gọi tới số điện thoại 0903 294 739
Hien says
Bsy cho e hỏi e đang điều trị hp được hơn một tuần r. Cơ thể mệt mỏi rã rợi, các triệu chứng như ợ hơi, trướng bụng đau âm ỉ vùng bụng trên suốt cả ngày thì e có nên tiếp tục uống thuốc ko ạ. Cảm ơn bsy
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn Hiền,
Bạn vui lòng gửi lại cho chúng tôi đơn thuốc bạn đang sử dụng và kết quả nội soi để chúng tôi có cơ sở tư vấn cho bạn.
chúc bạn mạnh khỏe,
Dương says
bsi ơi e di nội soi phát hiện dương tính với hp và bị viêm niêm mạc dd. E đang điều trị hp với bộ 3 thuốc amox 500+ clarithromicin 500+ pantoprazol 40. E thấy rất mệt mỏi, nóng trong người, đi ngoài nongs rát, vẫn ợ hơi. E co uống thêm men tiêu hóa. Bsi cho e lời khuyên với ạ. E là nữ, 24t
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đơn thuốc của bạn có sử dụng phác đồ tiệt trừ Hp đầu tay, chúng tôi bổ sung thêm về liều lượng sử dụng thuốc để bạn đối chiếu:
+ Pantoprazole 40mg, ngày 2 lần, lần 1 viên – uống trước ăn từ 30 -60 phút sáng – tối.
+ Clarithromycin 500mg, ngày 2 lần, lần 1 viên – uống sau ăn sáng – tối.
+ Amoxicllin 500mg, ngày 2 lần, lần 2 viên – uống sau ăn sáng – tối.
Đây là phác đồ tiệt trừ Hp được lựa chọn khi tiệt trừ Hp lần đầu tiên, tuy nhiên theo nghiên cứu ở thời điểm hiện tại do tình trạng khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng nên phác đồ đầu tay có tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công rất thấp, chỉ đạt khoảng 35% (BS.Bùi Chí Nam báo cáo tại Hội nghị tiêu hóa toàn quốc năm 2016). Do đó nếu sử dụng phác đồ trên tốt nhất bạn nên bổ trợ thêm kháng thể kháng Hp (GastimunHP) cùng phác đồ để tăng hiệu lực tiệt trừ Hp, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.
Khi phối hợp cùng phác đồ, GastimunHP có tác dụng làm tổn thương màng tế bào vi khuẩn, tạo điều kiện cho kháng sinh xâm nhập và tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời kháng thể OvalgenHP trong GastimunHP cũng khiến cho vi khuẩn Hp không còn khả năng thích nghi trong môi trường dạ dày và bị tiêu diệt. Liều sử dụng của GastimunHP khi phối hợp cùng phác đồ điều trị là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần. Theo nghiên cứu nếu bổ trợ thêm GastimunHP thì tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công của phác đồ trên đạt được gần 80%.
Phác đồ điều trị trên là một phác đồ được đánh giá là khá nhẹ nhàng, ít tác dụng không mong muốn hơn so với phác đồ lần 2, lần 3. Việc bạn bổ sung thêm men tiêu hóa đã hỗ trợ giảm tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa rất tốt rồi, còn lại thì những khó chịu kia sẽ hết khi bạn ngừng thuốc. Vì vậy bạn nên tiếp tục tuân thủ hết phác đồ điều trị nhé.
Chúc bạn sớm điều trị thành công,