Vi khuẩn Hp gây ra nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm. Loại vi khuẩn này cũng rất dễ lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Vậy Hp lây nhiễm qua đường nào và nhiễm vi khuẩn Hp có nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Các con đường lây nhiễm chính của H.Pylori
Vi khuẩn H.Pylori lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau như sau:
Lây nhiễm từ thành viên trong gia đình
Ở các nước phương Tây, nếu vợ hoặc chồng có Hp dương tính thì khả năng vị hôn phu có Hp dương tính là 68%, con cái có nguy cơ bị lây nhiễm Hp từ bố mẹ lên tới 40%. Tại Việt Nam, con số này cao hơn rất nhiều do tập tục ăn uống (chấm chung nước chấm, ăn uống chung bát đĩa thức ăn).
Nơi tập trung đông người, gia đình đông con
Theo nhóm nghiên cứu khảo sát của BS Đào Việt Hằng, Nguyễn Thị Vựng và CS tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàng Long về tình trạng nhiễm HP trong các gia đình đã công bố trong Hội nghị tiêu hóa Đông Nam Á lần thứ 24 tổ chức ngày 22-24/11/2018 cho thấy tỷ lệ lây nhiễm chung trong gia đình lên tới 88,9%
Cùng với đó, những người dương tính với Hp trong gia đình hầu như không được chẩn đoán và có biện pháp dự phòng thích hợp. Trong thời gian này, vi khuẩn sẽ lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
Vệ sinh, y tế phòng dịch kém
Việc vệ sinh, phòng dịch kém (nguồn nước ô nhiễm, không vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, thức ăn không được rửa sạch, vv) làm bạn có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp rất cao.
Ngoài ra, công tác y tế dự phòng không đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn lưu hành tự do trong cộng đồng mà không được kiểm soát. Trước tiên là lây nhiễm trong gia đình, khu vực sinh sống, và sau đó là toàn cộng đồng.
Nhiễm vi khuẩn Hp khi làm thủ thuật nội soi dạ dày
Nội soi hiểu đơn giản là một thủ thuật mà bác sĩ sử dụng một ống nhỏ có camera luồn qua đường thực quản vào dạ dày để kiểm tra hình ảnh tổn thương niêm mạc dạ dày. Nội soi rất hữu ích giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp. Trong một ngày làm việc, bác sĩ sử dụng ống nội soi với nhiều bệnh nhân khác nhau, việc vệ sinh phải được thực hiện hết sức nghiêm ngặt để đảm bảo bệnh không bị lây nhiễm.
Tuy nhiên, việc vệ sinh này đôi khi vẫn không loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn Hp trên dụng cụ, khiến vi khuẩn lây sang bệnh nhân khác. Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất làm kết quả chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp bị nhầm lẫn khi thực hiện theo con đường nội soi dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?
Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập thành công vào dạ dày, nó có thể gây ra một số bệnh liên quan tới dạ dày. Trong đó, nhiễm khuẩn Hp có thể làm tăng 6 lần nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Dưới đây là một số bệnh mà Hp có thể gây ra.
Viêm dạ dày tá tràng
Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập thành công dưới lớp màng nhầy của dạ dày thì bắt đầu sản xuất ra các chất gây viêm. Quá trình tồn tại của nó trong dạ dày hết sức âm thầm, bắt đầu bằng một vài những biểu hiện như hơi đau lâm râm. Biểu hiện âm thầm này thường bị người bệnh bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác. Đa phần bệnh nhân sẽ sử dụng các loại thuốc làm giảm triệu chứng mà không nghĩ tới việc đi thăm khám để điều trị nguyên nhân. Lâu dần, bệnh sẽ phát triển thành viêm dạ dày tá tràng.
Viêm dạ dày – tá tràng có biểu hiện là sưng, đỏ tại vị trí viêm do phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với tác nhân kích thích, ở đây là vi khuẩn Hp. Niêm mạc dạ dày của bạn sẽ bị sưng, đỏ lên, thể hiện rất rõ trên hình ảnh nội soi. Biểu hiện ra bên ngoài là các triệu chứng như đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu…
Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn Hp thường xảy ra sau thời gian dài vi khuẩn cư trú dưới lớp chất nhày dạ dày.
Khi sinh sống trong dạ dày, Hp thường xuyên tiết ra các độc tố như men Urease, Cytokin gây viêm… làm mỏng dần và mất lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lớp bảo vệ này bị mất đi kéo theo sự tấn công trực tiếp của acid dạ dày vào lớp niêm mạc dạ dày gây ra hình thành các ổ loét.
Loét dạ dày tá tràng thường gặp ở người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi, vị trí ổ loét thường gặp tại phần đầu tá tràng hay còn gọi là hành tá tràng. Loét dạ dày tá tràng hay gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.
Cho đến nay, vi khuẩn Hp được cho là tác nhân chính gây nên loét dạ dày tá tràng. Chính vì vậy, điều trị Hp là chỉ định cần thiết khi điều trị loét dạ dày – tá tràng có vi khuẩn Hp.
Viêm niêm mạc dạ dày
Quá trình kích thích liên tục của vi khuẩn Hp vào các tế bào tuyến của niêm mạc dạ dày khiến nó bị mất đi dần hoặc bị thay thế bằng các tế bào niêm mạc biểu mô ruột (gọi là chuyển sản ruột). Hậu quả là niêm mạc dạ dày không còn tế bào tuyến thực hiện nhiệm vụ tiết acid, dịch vị, dẫn tới các triệu chứng như nuốt khó, ăn không tiêu, đầy bụng kéo dài.
Viêm niêm mạc dạ dày được chia thành 2 loại cấp tinh và mạn tính.
- Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm Hp không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.
- Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Sau giai đoạn viêm cấp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, lâu dài sẽ gây viêm mạn tính.
Ung thư dạ dày
Nhiễm vi khuẩn Hp gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày, thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp ở khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm Hp. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày.
Khi lây nhiễm, Hp khó diệt và tồn tại dai dẳng trong dạ dày
Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn gây bệnh duy nhất có thể xâm nhiễm và tồn tại trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt của dạ dày. Trong khi hầu hết những vi khuẩn khác bị tiêu diệt bởi acid dạ dày thì vi khuẩn Hp lại có những cơ chế rất tinh vi giúp nó có thể xâm nhập và qua mặt hệ thống miễn dịch để tồn tại lâu dài trong cơ thể. Chính vì vậy mà việc tiệt trừ cũng như phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp cũng rất khó khăn.
Quá trình xâm nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn Hp gồm 4 bước chính, trong đó phải kể đến vai trò cực kỳ quan trọng của một protein trên bề mặt vi khuẩn – men urease.
- Vi khuẩn Hp đi vào trong dạ dày, tiết men urease, tạo ra môi trường trung tính bao quanh bảo vệ vi khuẩn khỏi tác động của acid dịch vị.
- Men urease phản ứng với thành phần trong màng nhầy dạ dày, làm giảm độ keo dính giúp vi khuẩn chui qua lớp bảo vệ tự nhiên để đến niêm mạc dạ dày.
- Bám dính chắc vào niêm mạc dạ dày thông qua liên kết giữa adhesins của vi khuẩn và thụ thể trên bề mặt tế bào niêm mạc dạ dày. Tại đây vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào bên trong tế bào niêm mạc dạ dày và nhân lên.
- Tiết ra độc tố gây viêm, loét, thậm chí ung thư dạ dày.
Trong quá trình xâm nhiễm, vi khuẩn Hp có những cơ chế độc đáo giúp nó thoát khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch của cơ thể: chiên mao giúp vi khuẩn di chuyển nhanh tránh khỏi sự truy đuổi của bạch cầu hạt, đồng thời men urease tiết ra khiến đại thực bào mất khả năng thực hóa (“ăn”) vi khuẩn.
Có thể diệt vi khuẩn Hp không?
Việc điều trị diệt vi khuẩn Hp chỉ được khuyến cáo thực hiện ở những trường hợp sau:
- Loét hành tá tràng
- Chứng khó tiêu chức năng
- Thiếu máu. thiếu sắt
- Xuất huyết giảm tiểu cầu không không rõ căn nguyên
- Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật
- Ung thư dạ dày sớm được cắt hớt (Endoscopic Mucosal Resection- EMR) hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi (Endoscopic Sumucosal Dissection- ESD)
- Những người có bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị ung thư dạ dày
- Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc
- Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày
- Người làm ở môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày: khai thác than, quặng…
Phác đồ điều trị Hp là phác đồ điều trị có sẵn. Phác đồ này phối hợp nhiều thuốc khác nhau và được đưa thành khuyến cáo chung cho các bác sĩ từng khu vực để tránh tình trạng kháng thuốc. Để việc tiệt trừ Hp có hiệu quả, không đơn thuần chỉ là công việc của bác sĩ mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ của bệnh nhân. Bệnh nhân cần trang bị những kiến thức nhất định về khuẩn Hp, hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ phác đồ diều trị.
Một số lời khuyên của chuyên gia để việc tiệt trừ Hp đạt được hiệu quả cao:
- Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị vi khuẩn Hp của bác sỹ;
- Không tự ý sử dụng các bộ kit dạ dày để diệt vi khuẩn Hp
- Khi sử dụng thêm thuốc hỗ trợ điều trị, cần hỏi ý kiến của bác sĩ
- Trong và sau quá trình điều trị, cần xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh.
Tuy nhiên, những năm gần đây việc tiệt trừ Hp đã trở thành mối lo khi tình trạng kháng thuốc đang tăng cao. Tại Việt Nam, vi khuẩn Hp có tỉ lệ kháng với Clarithromycin lên tới 85,5%, kháng Metronidazole là 35%. Đặc biệt Levofloxaxin – một loại kháng sinh mới được đưa vào phác đồ tiệt trừ Hp gần đây thì tỉ lệ bị kháng cũng đã lên tới 28%. Các phác đồ đầu tay vì thế chỉ tiệt trừ thành công trên 34,5% bệnh nhân.
Tại Nhật Bản, một giải pháp mới gần đây đã được lựa chọn để dùng phối hợp với thuốc điều trị là kháng thể OvalgenHP.
OvalgenHP có thể ức chế men urease của khuẩn H.Pylory bằng cách:
- Giảm khả năng vượt qua hàng rào bảo vệ cơ học gồm acid dịch vị và lớp màng nhầy dạ dày khiến vi khuẩn không tới được nơi cư trú an toàn (trên niêm mạc dạ dày). Khi Hp không gắn được vào niêm mạc dạ dày, chúng sẽ lơ lửng trong lòng dạ dày và bị thải loại ra ngoài theo nhu động đường tiêu hóa.
- Kháng thể OvalgenHP bám vào bề mặt vi khuẩn, làm mất tính trơn nhẵn khiến vi khuẩn di chuyển chậm, ngưng kết các vi khuẩn Hp lại thành từng đám, tạo điều kiện cho đại thực bào tóm giữ và tiêu diệt.
- Tăng cường miễn dịch đặc hiệu của cơ thể, kích hoạt tế bào lypmpho B sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn Hp. Miễn dịch đặc hiệu với đặc tính “ghi nhớ” giúp cơ thể nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn Hp trong một thời gian nhất định sau khi miễn dịch được thành lập. Các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng OvalgenHP trong 10 ngày, hiệu lực phòng ngừa có thể kéo dài tới 1 tháng.
Kháng thể OvalgenHp
Trải qua những thử nghiệm lâm sàng khác nhau, kháng thể OvalgenHP đã chính thức được đưa vào sử dụng và được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ triển khai rộng rãi, bổ sung trực tiếp trong một số thực phẩm ăn hàng ngày (như sữa chua) từ năm 2010. Phản hồi tích cực từ người dùng cho thấy kháng thể OvalgenHP có tác dụng trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori; giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày. Kháng thể OvalgenHP dùng phối hợp với thuốc làm tăng hiệu quả điều trị cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Được biết tới là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày, báo cáo năm 2011 cho thấy Nhật Bản đang gần cán đích trong công cuộc xóa sổ vi khuẩn HP, với tỉ lệ nhiễm Hp ở trẻ em cực kỳ thấp (1,8%). Các chuyên gia dự đoán chỉ trong vòng 20 năm tới, Nhật Bản sẽ kiểm soát thành công vi khuẩn Hp. Hiện nay kháng thể OvalgenHP đã có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực đang bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng nhiễm Hp như Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Úc, Ấn Độ cũng như một số nước châu Âu.
Cách phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp
Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp, bạn cần chủ động tiến hành các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống: vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, nơi ở.
- Rửa tay sạch sẽ khi ăn uống.
- Kiểm tra vi khuẩn Hp khi có các dấu hiệu bệnh dạ dày và có chỉ định của bác sỹ để tiệt trừ kịp thời, tránh lây nhiễm ra các thành viên trong gia đình. Khi điều trị bệnh với phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, bạn nên kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP với thuốc để giúp nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh.
- Khi trong nhà có người bị nhiễm Hp thì nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm.
- Sử dụng kháng thể OvalgenHP hàng ngày là biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm vi khuẩn Hp.
Một số cách phòng ngừa vi khuẩn H.pylori khác
Bên cạnh biện pháp sử dụng kháng thể, nhiều hướng đi khác cũng đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng điều trị cho bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp như: vaccine, probiotics, các hợp chất có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật…Trong số đó, biện pháp sử dụng chủng vi sinh vật có lợi (probiotic) cư trú tại dạ dày đã chứng minh được hiệu quả nhất định trong việc ngăn ngừa xâm nhiễm Hp bằng cách ngưng kết vi khuẩn, ngăn cản vi khuẩn di chuyển từ lòng dạ dày vào lớp niêm mạc, tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch tại chỗ bắt giữ, hoặc thải trừ vi khuẩn ra khỏi dạ dày.
Nhiều hợp chất từ thiên nhiên, chẳng hạn như curcumin (từ nghệ) hoặc các hợp chất từ cây chè (trà) mặc dù được đánh giá là tiềm năng nhưng cho tới thời điểm hiện tại các nghiên cứu khoa học không chứng minh được hiệu quả của các hợp chất này trên vi khuẩn HP ở dạ dày người. Các nhà khoa học cũng tìm thấy nhiều vấn đề còn tồn đọng khiến cho các hợp chất này không phát huy được hiệu quả như curcumin có sinh khả dụng thấp, hợp chất trà xanh có thời gian lưu tại dạ dày quá ngắn.
Kết luận
Trong bối cảnh tình hình điều trị vô cùng khó khăn, việc dự phòng nhiễm mới và tái nhiễm Hp là một biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh nhiều lần, giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh dạ dày, trong đó có căn bệnh ung thư dạ dày đang ảnh hưởng tới hơn 10.000 gia đình Việt Nam và có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Nếu còn bất kì thắc mắc gì về bệnh dạ dày có liên quan tới H.pylori, các bạn có thể gọi điện tới số hotline 0986 316 151 . Các bạn cũng có thể để lại bình luận, chuyên gia tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể.