Nếu không có nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori hay H.pylori) ở trẻ em, thì sẽ không có Ung thư dạ dày – đó là nhận định của bác sỹ David Graham, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiêu hóa dạ dày và các bệnh nhiễm khuẩn trong buổi hội thảo với các bác sỹ trong Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ.
Nhiễm khuẩn Hp từ nhỏ được coi là khởi phát của mọi ca Ung thư dạ dày
San Francisco, Hoa Kỳ, 2014 – Ung thư dạ dày nhất thiết nên bị loại trừ thông qua một chương trình có mục tiêu là loại bỏ vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori), theo như một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất thế giới trong lĩnh vực tiêu hóa dạ dày, bác sỹ David Graham, Giáo sư y khoa của Đại học Y khoa Baylor, Houston.
“Trong cuộc đời của tôi chúng ta nên thấy bệnh Ung thư dạ dày biến mất” bác sỹ Graham đã nói trong một bài giảng năm 2014 tại buổi hội thảo quy mô lớn về Ung thư tiêu hóa của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO). “Chúng ta biết cách làm và chúng ta đang khởi động quá trình đó. Bây giờ, chúng ta chỉ cần triển khai thôi!”
Gần như tất cả các ca Ung thư dạ dày đều bắt đầu với nhiễm khuẩn Hp, nguyên nhân gây ra viêm dạ dày và tổn thương tiến triển niêm mạc dạ dày. Ung thư dạ dày rời rạc là kết quả của viêm dạ dày mạn tính và tác động trực tiếp của vi khuẩn Hp lên sự biến đổi cấp độ gen của tế bào dạ dày.
Có ít nhất 5 cơ chế di truyền khác biệt đã được xác định, bao gồm việc nhiễm khuẩn Hp – liên quan tới những đứt gãy cặp đôi chuỗi DNA, làm giảm khả năng sửa lỗi DNA, bất thường việc giải mã do enzyme Cytidine deaminase được hoạt hóa (làm biến đổi Nucleotide liên quan tới đột biến gen), bất thường methyl hóa trong tổng hợp gen của niêm mạc dạ dày và bất thường trong giải mã micro RNA.
Mức độ nguy cơ Ung thư dạ dày quyết định bởi độc tính của vi khuẩn Hp, các yếu tố nguy cơ khác như chế độ ăn. Trong một môi trường thích hợp, nhiễm khuẩn Hp dẫn tới viêm teo dạ dày, tiến triển thành loạn sản biểu mô dạ dày “và nguy cơ Ung thư dạ dày nhanh chóng”, bác sỹ Graham nói. Loại trừ vi khuẩn Hp giúp điều trị viêm dạ dày và làm giảm nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày cũng như Ung thư dạ dày.
Nội dung chính
Các nghiên cứu của Nhật Bản xác nhận mối liên hệ giữa vi khuẩn Hp và Ung thư dạ dày
Nguy cơ Ung thư dạ dày tương quan với mức độ và sự trầm trọng của teo niêm mạc dạ dày, như đã được chứng minh hợp lý trong một số nghiên cứu quan trọng tại Nhật Bản. Một nghiên cứu trước đây tập hợp 4.655 đàn ông từ 40 tới 59 tuổi, những được đã được theo dõi tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp và tình trạng viêm tẹo dạ dày. Người ta nhận thấy những người không nhiễm khuẩn Hp thì không phát triển thành Ung thư dạ dày, trong khi đó những người có viêm teo dạ dày thì tiến triển thành Ung thư dạ dày với tỷ lệ trung bình là mỗi năm 1%. (Ohata H et al. Int J Cancer 2004;109:138-143).
Nghiên cứu khác ở Nhật Bản theo dõi 1.382 bệnh nhân được phân nhóm dựa trên sự hiện diện và mức độ nặng của viêm teo dạ dày và đã loại bỏ vi khuẩn Hp trong trung bình 4 năm. Những bệnh nhân có viêm teo dạ dày nhẹ bị phát triển thành Ung thư dạ dày ít hơn 0.05% mỗi năm, trong khi đó những người bị viêm tẹo dạ dày nặng hơn thì có mức độ chuyển biến thành Ung thư dạ dày tăng dần độ nặng tới 0.66% mỗi năm cho trường hợp bị bệnh trầm trọng. (Take et al. J Gastroenterol 2007;42[suppl 17]:21-27).
Kêu gọi việc loại trừ vi khuẩn Hp
Ung thư dạ dày được xác định liên hệ với viêm teo dạ dày từ cuối thế kỷ 19. Nghiên cứu mối liên hệ đó tăng lên nhanh chóng tới nửa đầu thế kỷ 10, nhưng sau đó chững lại, bác sỹ Grahm giải thích.
“Vào giữa thế kỷ 20, khám phá viêm dạ dày và ung thư dạ dày gây ra bởi vi khuẩn Hp có thể đã dẫn tới những lời kêu gọi cho một chương trình tiêu diệt vi khuẩn Hp trên toàn thế giới.” ông nói. “Thay vì phải chờ đợi tới 30 năm để đưa ra bằng chứng rằng vi khuẩn Hp gây ra viêm dạ dày như trường hợp trước đây, thì cho tới đầu năm 2013, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên thông qua chương trình tiêu diệt vi khuẩn Hp để phòng chống Ung thư dạ dày. Hi vọng rằng, thế giới sẽ tiếp bước của Nhật Bản.”
Việc phòng ngừa cần bắt đầu từ khi còn nhỏ, khi mà trẻ có thể bắt đầu bị nhiễm khuẩn Hp, bác sỹ Graham nói.
“Nếu không có nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em, thì sẽ không có Ung thư dạ dày”
Với những người đã bị nhiễm vi khuẩn Hp, mục tiêu của việc điều trị là tiệt trừ triệt để vi khuẩn Hp trước khi nó gây ra viêm teo dạ dày. “Điều đó sẽ cho phép việc chữa trị và đảo ngược lại những biến đổi do vi khuẩn gây ra, mặc dù chúng ta phải nhận ra rằng ở một số bệnh nhân thì đã xuất hiện các tổn thương không thể sửa đổi,” bác sỹ Graham nói. Điều này có nghĩa là chương trình tiêu diệt vi khuẩn Hp sẽ có tác động trễ ở các nước có nguy cơ cao.
Nghiên cứu đã xác nhận những lợi ích của việc loại trừ vi khuẩn Hp và “đã làm thay đổi tư duy của chúng ta,”, liên quan tới 544 bệnh nhân Nhật Bản, những người được làm nghiên cứu ngẫu nhiên để cho loại trừ vi khuẩn Hp hoặc không loại trừ vi khuẩn Hp sau khi đã điều trị nội soi cho Ung thư dạ dày giai đoạn sớm (Fukase K et al. Lancet 2008;372:392-397). Sau 3 năm, khối Ung thư dạ dày ác tính đã phát triển ở 9 bệnh nhân được tiệt trừ vi khuẩn Hp và 24 bệnh nhân ở nhóm không tiệt trừ vi khuẩn Hp. Nhóm bệnh nhân không được điều trị vi khuẩn Hp có tỷ lệ phát triển thành Ung thư với tỷ lệ cao, khoảng 4% mỗi năm, còn việc loại trừ vi khuẩn Hp thì làm giảm nhanh chóng và rõ rệt sự phát triển của các khối U trong dạ dày.
Bác sỹ Graham giải thích “Nguy cơ rất cao này có mối liên hệ với những thay đổi rộng trong các gen xảy ra ở khu vực nhiễm khuẩn Hp. Sau khi đã loại trừ vi khuẩn Hp, nguy cơ biến đổi gen giảm xuống 4 lần. Một số thứ diễn ra đơn giản bằng cách loại trừ vi khuẩn Hp, giúp làm giảm viêm, ổn định việc tiết acid dạ dày và làm ngừng sự tương tác giữ vi khuẩn với tế bào người bệnh, điều này là nguyên nhân gây biến đổi gen,”
“Nghiên cứu hiện tại tập trung vào việc thấu hiểu những tương tác giữa người bệnh với vi khuẩn Hp và quyết định xem có thể đảo ngược các tương tác này hay không.”
Nguy cơ quyết định
Nguy cơ chuyển từ nhiễm khuẩn Hp thành viêm teo dạ dày và Ung thư dạ dày có thể tính toán được mà không cần phải can thiệp nội soi, và có thể hành động để làm giảm quá trình đó.
Bác sỹ Graham nói “Kể cả trong cộng đồng có nguy cơ cao nhất, thì việc loại trừ vi khuẩn Hp vẫn có nhiều lợi ích. Nếu bạn muốn loại trừ Ung thư dạ dày, bạn phải loại trừ vi khuẩn Hp. Nếu bạn không có viêm teo dạ dày, Ung thứ sẽ rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu như bạn có teo niêm mạc dạ dày thì nguy cơ Ung thư dạ dày bắt đầu xuất hiện. Việc loại trừ vi khuẩn Hp giúp làm giảm nguy cơ chuyển sang Ung thư dạ dày.”
Ở những nước và bệnh nhân có nguy cơ cao, loại trừ vi khuẩn Hp nên đi đôi với việc đánh giá nguy cơ. Nói chung, bác sỹ Graham khuyến cáo việc tiệt trừ vi khuẩn Hp “cho tất cả mọi người,” xác định là có nguy cơ Ung thư dạ dày và có nhu cầu được theo dõi, giám sát tình trạng sức khỏe dạ dày. Cho đến này, chưa rõ làm thế nào để theo dõi tiến triển Ung thư dạ dày ở người khỏe mạnh và theo dõi trong bao lâu, nhưng những dữ liệu từ chương trình tiệt trừ vi khuẩn Hp ở Nhật Bản có lẽ sẽ hữu ích cho các quốc gia khác để tham khảo.
Bác sỹ Jaffer Ajani, giáo sư y khoa tại Đại học Y Khoa Texas, trung tâm Ung thư Anderson ở Houston, người là đồng trưởng ban tổ chức hội thảo về Ung thư dạ dày của Hiệp hội Ung thư tiêu hóa Hoa Kỳ, đồng ý với bác sỹ Graham rằng chương trình tiêu diệt vi khuẩn Hp trên quy mô rộng khắp phải được cho phép tiến hành.
Bác sỹ Ajani nói rằng “Điều đó rất đúng đắn bởi vì vi khuẩn Hp đã được xác định là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày. Ở nhiều nước, hầu hết người lớn đều nhiễm khuẩn Hp. Điều duy nhất chúng ta không biết là ai là người nhạy cảm với vi khuẩn Hp và ai thì không. Sự nhạy cảm của tế bào vật chủ cũng đóng vai trò quyết định trong việc ai sẽ bị Ung thư dạ dày, tuy nhiên chúng ta không biết được điều đó cho nên điều đơn giản nhất có thể làm được là tiêu diệt vi khuẩn Hp, chúng ta cần phải xem xét điều đó.”
Bác sỹ Ajani cũng cho biết việc tiệt trừ vi khuẩn Hp giúp làm giảm triệu chứng của bệnh viêm dạ dày, và đây cũng là một lý do để chúng ta quyết định điều trị. “Điều này rất là đơn giản, không quá tốn kém và tình trạng tái nhiễm sẽ giảm. Tuy nhiên vấn đề tiếp theo mà chúng ta cần phải quan tâm đó là tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc. Đó chính là điều tiếp theo phải nghiên cứu.
Bởi Caroline Helwick
Theo gastroendonews.com
Bùi thị kim oanh says
Nếu ở nhà có một người bị loét dạ dày đi khám có vi rút Hp vậy vi rút này có lây không và lây theo đường nào
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP có thể lây truyền qua thói quen ăn uống không khoa học: ăn chung bát canh, nước chấm, dùng chung bát đĩa. Vì vậy khả năng lây nhiễm vi khuẩn giữa người trong gia đình Việt Nam rất cao. Tuy nhiên không hẳn là ai nhiễm khuẩn Hp cũng mắc bệnh dạ dày và phải điều trị, vậy nên bạn cũng không nên lo lắng thái quá. Nên thăm khám và xét nghiệm khi có những biểu hiện của bệnh lý dạ dày. Trường hợp không có biểu hiện triệu chứng không nhất thiết phải xét nghiệm kiểm tra, trừ trường hợp quá lo lắng và muốn phòng ngừa bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,