Bệnh dạ dày ngoài nguyên nhân là do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý mà còn do một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori (vi khuẩn HP). Mặc dù không phải ai nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày cũng bị bệnh đau dạ dày nhưng cơ chế gây bệnh của loại vi khuẩn này đã biến nó thành loại vi khuẩn có hại cho dạ dày. Theo WHO đã nghiên cứu thì vi khuẩn HP là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày. Vậy khi nào cần diệt vi khuẩn HP?
Nội dung chính
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn duy nhất có thể sinh sống ở trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Vi khuẩn HP được phát hiện ra bởi hai bác sĩ: Bác sĩ Robin Warren và bác sĩ Barry Marshall vào năm 1982. Đây là loại vi khuẩn ảnh hưởng lớn nhất đến hệ tiêu hóa, gây ra bệnh viêm loét dạ dày, có thể dẫn đến Ung thư dạ dày. Việc phát hiện ra vi khuẩn HP là quan trọng trong việc thay đổi quan điểm điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Ngày nay mục tiêu chính cho việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tiêu diệt vi khuẩn HP khác với quan điểm trước đây là làm giảm tiết acid dạ dày.
Bạn đọc tham khảo thêm: Vi khuẩn HP trong dạ dày là gì?
Tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày
Trên thế giới có trên 50% dân số có vi khuẩn HP trong dạ dày, có khoảng 20% trong số đó sẽ chuyển thành bệnh dạ dày, 6% bị loét dạ dày tá tràng và 1% bị ung thư dạ dày. Chỉ có duy nhất vi khuẩn HP sống được trong lớp nhày dạ dày nên vi khuẩn HP phát triển rất nhanh. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lí về dạ dày và đặc biệt là ung thư dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Việc điều trị vi khuẩn HP ngày càng trở nên khó khăn và tình trạng kháng thuốc cao đặc biệt là độ tuổi trẻ em và ở Việt Nam. Ở Việt Nam, việc quản lý các loại thuốc kháng sinh ở Việt Nam chưa được tốt nên tỷ lệ kháng thuốc lại càng cao làm cho việc điều trị bệnh dạ dày càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chính là việc diệt trừ vi khuẩn HP, vì vậy người bệnh thường tìm mọi cách mọi loại thuốc kháng sinh để diệt trừ loại vi khuẩn này. Nhưng chính việc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ làm cho tỷ lệ kháng thuốc gia tăng và đồng nghĩa với tỷ lệ thất bại trong điều trị vi khuẩn HP cũng gia tăng.
Một vấn đề nữa là vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Vi khuẩn HP có trang nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người xung quanh do thói quen ăn uống chung bát nước chấm, dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác… Đây cũng là lí do chính khiến cho các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP rất khó chữa triệt để và dễ tái phát lại.
Xem thêm: Tác hại của vi khuẩn HP cho dạ dày như thế nào?
Vi khuẩn HP có hoàn toàn có hại cho mọi người?
Theo nghiên cứu thì không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng bị bệnh đau dạ dày mà người ta đã tìm ra con số cụ thể là có đến 80% số người nhiễm vi khuẩn HP không bị bệnh đau dạ dày. Vi khuẩn HP chỉ có hại đối với những người bị bệnh dạ dày còn với những người không bị bệnh dạ dày thì lại có một số điểm có lợi trong cuộc sống. Khi mà điều trị vi khuẩn HP sẽ làm tăng nồng độ hormon Grehnin – loại hormon kích thích gây thèm ăn và ăn ngon miệng hơn vì vậy rất dễ tăng khả năng béo phì, tăng cân không mong muốn. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân bị đái tháo đường, hen phế quản ở những người không nhiễm vi khuẩn HP chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm những người nhiễm vi khuẩn HP. HP không hoàn toàn có hại với mỗi chúng ta. Vậy khi nào vi khuẩn HP trở nên có hại và cần diệt trừ nó ra khỏi cơ thể?
Khi nào cần diệt vi khuẩn HP?
Theo khuyến cáo của thế giới thì một số trường hợp sau cần diệt vi khuẩn HP để tránh gây hại đến sức khỏe và tính mạng của mỗi người:
- Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP mà không được điều trị kịp thời theo những phác đồ điều trị vi khuẩn HP thì rất nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Vi khuẩn HP càng ngày càng làm mỏng đi lớp niêm mạc dạ dày làm ổ loét phát triển mạnh hơn.
- Chứng khó tiêu chức năng
- Xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng không rõ nguyên căn
- Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật
- Thiếu máu, thiếu sắt
- Ung thư dạ dày được cắt hớt hoặc hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi
- Những trường hợp trong gia đình có người bị ung thư dạ dày: bố, mẹ, anh, chị em ruột
- Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc
- Viêm teo niêm mạc dạ dày
- Người làm việc ở những môi trường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày: khai thác than, quặng…
Vi khuẩn Hp không phải là có hại hoàn toàn với con người nhưng những cơ chế hợt động của nó tồn tại trong những căn bệnh mà tôi chia sẻ trên đây lại âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vì vậy cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân chính là việc tuân thủ theo phác đồ điều trị vi khuẩn HP và tránh những khả năng lây nhiễm sang những người thân xung quanh.
DS. Bá Nghĩa
Lê thị hằng says
Chào chuyên gia
Lê thị hằng says
E đi xét nghiệm máu có phát hiện thấy vi khuẩn HP trong máu là 4,81 . Bây giờ e phải làm thế nào ak.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Xét nghiệm máu kiểm tra Hp có độ tin cậy không cao và cũng không phải là cơ sở đánh giá bạn có bệnh lý dạ dày hay không. Do đó nếu bạn hoàn toàn không có triệu chứng bệnh dạ dày và gia đình không ai mắc ung thư dạ dày thì có thể yên tâm, không cần thăm khám kiểm tra và điều trị. Trường hợp có triệu chứng của bệnh dạ dày thì nên nội soi và làm xét nghiệm có độ tin cậy cao hơn (clotest, xét nghiệm phân, test thở) để chuẩn đoán chính xác đồng thời có chỉ định điều trị phù hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe,