Hơi thở không được thơm tho khiến bạn e ngại trong giao tiếp, mất tự tin và gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Bạn đau đầu đi tìm nguyên nhân và giải pháp, nhất là khi vấn đề lại không phải ở răng miệng. Vậy bạn đã từng nghĩ – chính bệnh đau bao tử (trong đó thủ phạm là vi khuẩn HP) mới là nguyên nhân gây hôi miệng của mình chưa?
Đau bao tử có HP – nguyên nhân dẫn đến hôi miệng
Theo một nghiên cứu gần đây tại Nhật, người ta đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ giữa bệnh hôi miệng và vi khuẩn Helicobacter pylori – nguyên nhân chính của rất nhiều trường hợp viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Khi bệnh nhân bị đau bao tử do vi khuẩn HP, lượng axit trong dịch vị dạ dày sẽ được tiết ra rất nhiều, từ đó dễ dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản, tăng nguy cơ gây hôi miệng.
Bên cạnh đó, vi khuẩn HP có trong miệng sẽ tạo ra khí có mùi hôi, bao gồm khí dimetin sunfua, sunfua và metin mecaptan. Chính vì vậy, dựa trên nhận định này người ta đã sử dụng một loại thuốc có tác dụng trực tiếp làm thay đổi lượng vi trùng có trong miệng, dẫn đến mùi hôi miệng từ từ tan biến.
Tuy vậy, vi khuẩn HP và các biến chứng của bệnh đau bao tử do vi khuẩn HP chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng. Chỉ có một lưu ý đó là với những bệnh nhân đã có tiền sử hoặc đang bị các bệnh lý về đường tiêu hóa như dạ dày, đường ruột… thì cần lưu tâm hơn đến chứng hôi miệng do vi khuẩn HP gây nên, ngoài những vấn đề cơ bản về răng miệng.
Phải làm sao khi bị hôi miệng?
Đầu tiên, bạn cần xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng. Bạn cần tìm gặp đến các bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm cũng như chẩn đoán để có được kết quả chính xác nhất. Việc kiểm tra sức khỏe răng miệng lúc này là rất cần thiết, và cần chú tâm chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt hơn theo những chỉ dẫn của bác sĩ như dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng và đánh răng sau khi ăn.
Dùng kẹo cao su (không đường) sau khi ăn có thể mang lại cho bạn một hơi thở thơm mát tức thời, tuy nhiên đây không phải là cách có thể giải quyết vấn đề tận gốc mà chỉ có tác dụng tạm thời.Trong thời gian này, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây hôi miệng,và cũng có thể gây nên hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng đau bao tử (nếu có) của bạn như thuốc lá.
Bên cạnh đó, nếu bạn bị đau bao tử, kèm thêm tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản, bạn nên đi kiểm tra xem mình có bị nhiễm vi khuẩn HP không để có cách điều trị dứt điểm, tránh để tái phát. Điều này không chỉ giúp bạn không còn bị chứng hôi miệng làm phiền mà còn giúp bạn tránh khỏi những biến chứng hết sức nguy hiểm của bệnh đau bao tử do vi khuẩn HP gây ra.
Chính vì vậy, để hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ nhiễm HP bạn có thể tham khảo và sử dụng kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản. Với cơ chế tác động độc đáo và đặc hiệu của kháng nguyên – kháng thể, OvalgenHP ức chế trực tiếp men urease – yếu tố quan trọng bậc nhất giúp vi khuẩn Hp có thể xâm nhiễm và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày. OvalgenHP không phải thuốc kháng sinh và có thể sử dụng lâu dài cho cả trẻ em và người lớn.
Chúc các bạn luôn vui khỏe và không còn nỗi lo lắng về chứng hôi miệng do đau bao tử có vi khuẩn HP!
Theo Gastimunhp.vn
Hằng says
Tôi bị viêm bao tử và bị hôi miệng
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh lý đau dạ dày có thể gây ra hơi thở khó chịu ở một số bệnh nhân, đó là do khi bị viêm dạ dày, lượng acid tiết ra nhiều có thể trào ngược lên cổ họng. Hơi dịch vị thoát ra khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý dạ dày như vi khuẩn Hp, stress, sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường, yếu tố di truyền… Tùy từng nguyên nhân cụ thể mà có cách điều trị khác nhau. Bạn cung cấp thêm thông tin về kết quả thăm khám, xét nghiệm của mình hoặc gọi điện thoại trực tiếp tới số điện thoại của chuyên gia 0903 294 739 để được tư vấn cách điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,