Tỉ lệ nhiễm khuẩn Hp trong cộng đồng người Việt lên tới 70% và vi khuẩn Hp được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Việc điều trị vi khuẩn Hp hiện nay đang gặp những thách thức rất lớn bởi hiệu quả điều trị không cao và tác dụng không mong muốn của phác đồ điều trị. Vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả điều trị tiệt trừ Hp và phòng ngừa bệnh tật do vi khuẩn Hp?
Nhóm phóng viên có dịp trao đổi trực tiếp với PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ, Nguyên Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch hội Tiêu hóa Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam và nhận được những thông tin rất hữu ích xung quanh vấn đề điều trị tiệt trừ vi khuẩn Hp. Chi tiết trong buổi phỏng vấn như sau:
PV: Bác sỹ đánh giá tình hình bệnh dạ dày tá tràng hiện nay ở Việt Nam như thế nào? Về mức độ phổ biến, mức độ nguy hiểm của bệnh.
PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Phải nói rằng bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng là loại bệnh rất thường gặp ở Việt Nam. Về tỷ lệ mắc bệnh, thì có những nghiên cứu mang tính chất điều tra ở từng vùng, như là nghiên cứu những năm 90 trước đây là tỷ lệ dân số có biểu lý bệnh dạ dày, có tới trên 60% dân số. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong các nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao nhất trên thế giới.
Chính vì vậy, có thể nói các bệnh dạ dày nói chung là những bệnh thường gặp ở từ cơ sở trung ương tới địa phương.
PV: Gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường nói về vi khuẩn Helicobacter pylori. Vậy vai trò của vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là vi khuẩn Hp) trong bệnh lý dạ dày tá tràng ra sao?
PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Từ năm 1983, hai nhà bác học người Úc là Warren và Marshall đã chứng minh sự tồn tại và nuôi cấy thành công vi khuẩn Hp, đồng thời họ cũng chứng minh được vai trò gây bệnh của loại vi khuẩn này. Cho tới nay, có hàng ngàn công trình nghiên cứu trên thế giới để củng cố lý thuyết trên.
Vi khuẩn Hp là 1 trực khuẩn hình cong, nó sống được trong dạ dày. Niêm mạc dạ dày thường có độ pH rất cao, nhưng tại sao các vi khuẩn khác không sống đc mà chỉ có vi khuẩn Hp mới sống được? Trên thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng, người ta thấy sở dĩ vi khuẩn Hp sống được trong dạ dày là nhờ men Urease. Enzyme Urease là thành phần chiếm chủ yếu trên tế bào vi khuẩn, giúp vi khuẩn Hp điều khiển pH trong dạ dày do nó thủy phân được Ure trong thức ăn thành Amoniac và Carbonic. Chính Amoniac giúp kiềm hóa môi trường xung quanh đó làm cho pH trong dạ dày tăng lên 4-5 nên nó tồn tại được. Enzyme Urease còn có thể giúp cho vi khuẩn bám dính được vào chất nhày Mucin của dạ dày tốt, nên nó không bị đào thảo khi dạ dày co bóp để tống thức ăn xuống ruột.
Ngoài Urease, vi khuẩn Hp còn tiết ra rất nhiều enzyme khác protease, catalase…để giúp nó tồn tại và gây bệnh trong dạ dày. Cho nên từ thế kỷ trước khi chứng minh được sự tồn tại của vi khuẩn Hp thì người ta vẫn tin rằng không có loại sinh vật nào sống được trong dạ dày. Chính vì vậy nên không ai nghĩ rằng bệnh lý dạ dày là bệnh lý nhiễm khuẩn.
Bản thân vi khuẩn Hp đã được chứng minh là yếu tố gây viêm, gây loét. Nhờ chính men Urease làm thoái biến chất nhầy, làm acid HCl, pepsin tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày gây tổn thương. Bên cạnh đó vi khuẩn này còn tiết ra các độc đố, trong đó người ta đã chứng minh được các độ tố như CagA, VacA gây rỗng tế bào, tổn thương tế bào, kích thích sự phân bào gây kết dính các tế bào biểu mô gây viêm và Ung thư dạ dày. Tuy nhiên có nhiều chủng Hp khác nhau, có những loại có CagA, VacA hoặc không có thì độc lực của vi khuẩn khác nhau. Chính vì vậy, người ta giải thích được một phần rằng một số người có vi khuẩn Hp nhưng không gây Ung thư dạ dày, loét dạ dày nhưng những ng khác lại bị.
PV: Thưa bác sỹ, trường hợp bệnh dạ dày thế nào thì cần phải diệt vi khuẩn Hp?
PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Nếu bệnh nhân có các triệu chứng rõ ràng như đau thượng vị, đầy hơi, ợ ơi, ợ chua…mà được khẳng định có viêm dạ dày, loét dạ dày, Ung thư dạ dày thì phải diệt vi khuẩn Hp.
Hiện nay điều mà chúng ta quan tâm là chúng ta đã chẩn đoán được chính xác bệnh dạ dày qua nội soi. Nếu như qua nội soi phát hiện được Hp thì có thể điều trị. WHO cũng đã khẳng định vi khuẩn Hp là nhân tố số 1 gây Ung thư dạ dày.
PV: Việc điều trị vi khuẩn Hp hiện nay gặp khó khăn gì và có những tiến bộ gì?
PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Từ khi phát hiện ra vi khuẩn Hp tới nay, các thầy thuốc trên thế giới cũng như VN đã áp dụng phác đồ điều trị để diệt Hp. Trong đó có thuốc ức chế acid dạ dày cộng với 2 loại kháng sinh. Tuy nhiên, thời gian đầu người ta thấy rằng việc sử dụng phác đồ trong 1 tuần, 10 ngày cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn Hp, nhưng tới nay thì thường phải dùng phác đồ 15 ngày mới diệt được Hp. Bên cạnh đó, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Hp đang tăng rất cao. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về Hp kháng thuốc khác nhau. Ở các nước phát triển thì tỷ lệ kháng thuốc kém hơn các nước đang phát triển, ở Mỹ chỉ có 10-15% kháng thuốc Clarithromycin, ở Tây Ban Nha thì có khi tới 35%. Metronidazol bị kháng nhiều trên thế giới, khoảng từ 20-40%. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu ở Hà Nội và Thành phố HCM, tỷ lệ kháng Clarithromycin là 33%. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, kháng Metronidazol từ 40-70%. Chính vì vậy có rất nhiều hội nghị trên thế giới nghiên cứu về tình trạng kháng thuốc này, người ta đã phải đưa ra nhiều phác đồ điều trị khác nhau để diệt vi khuẩn Hp là 2 kháng sinh cùng 1 thuốc PPI, 3 kháng sinh cùng 1 thuốc PPI, phác đồ nối tiếp…. Thế giới vẫn đang tiếp tục đưa ra các phác đồ mới để “chạy đua” với sự kháng thuốc của vi khuẩn Hp.
Hiện nay, người ta cũng đưa ra các chế phẩm mới để phối hợp với thuốc, giúp tăng cường khả năng tiệt trừ Hp, giảm nguy cơ lây nhiễm Hp. Thí dụ như ở Nhật Bản, người ta có dùng thêm kháng thể từ lòng đỏ trứng gà có tác dụng ức chế men urease- yếu tố sống còn giúp vi khuẩn hp xâm nhiễm và tồn tại dai dẳng trong dạ dày. Loại kháng thể này có thể sử dụng kết hợp với thuốc điều trị để tăng cường hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày do khuẩn Hp, hoặc sử dụng cho những trường hợp nhiễm khuẩn Hp mà chưa có biểu hiện triệu chứng.
PV: Thưa bác sỹ, cụ thể kháng thể từ lòng đỏ trứng gà là gì và cách nó hoạt động ra sao?
PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Loại kháng thể này được nghiên cứu bởi Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu và sử dụng tại Nhật Bản trên 10 năm trước đây và hiện tại cũng đã có mặt ở Việt Nam. Người ta nghiên cứu dựa trên đặc điểm của vi khuẩn Hp, độc tính của nó và đặc điểm giúp nó phát triển trong dạ dày là men Urease. Người ta nghĩ tới việc làm thế nào để hạn chế sự phát triển, tồn tại của vi khuẩn Hp bằng cách ức chế men Urease.
Qua tài liệu tôi đọc được, trên cơ sở kháng nguyên – kháng thể, lý thuyết sinh bệnh học, Urease là enzyme chủ chốt giúp vi khuẩn Hp tồn tại và gây bệnh dạ dày. Chính vì vậy, người ta đã tách men Urease từ vi khuẩn Hp, sau đó người ta chế biến nó dưới dạng vaccine, tiêm cho gà đẻ, gà sinh ra kháng thể và chuyển vào lòng đỏ trứng gà. Từ đó người ta chiết ra kháng thể đối kháng men urease trong lòng đỏ trứng gà, gọi là OvalgenHP.
Trên các thực nghiệm ở động vật, người tình nguyện có vi khuẩn Hp, khi đưa OvalgenHP vào thì kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp theo 3 cơ chế: thứ nhất là ức chế Urease của vi khuẩn Hp nên nó không thể trung hòa môi trường acid dạ dày; thứ 2 là nó cản trở Hp bám dính vào màng nhầy dạ dày; thứ 3 là ngưng kết vi khuẩn Hp tạo điều kiện cho các cơ chế miễn dịch cơ thể chống lại vi khuẩn Hp. Các nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, thấy rằng nồng độ vi khuẩn Hp ở người giảm đi nhiều sau quá trình sử dụng OvalgenHP.
Về tính an toàn của loại kháng thể này thì các nghiên cứu đã chứng minh không có tác dụng phụ trên cơ thể. Điều này chứng tỏ đây là một sản phẩm an toàn, có thể sử dụng lâu dài cho cả trẻ em và người lớn để giúp tăng cường sức đề kháng đối với H. pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày và trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị Viêm loét dạ dày do H. pylori.
PV: Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh nhân nên lưu ý điều gì để đạt được hiệu quả tốt?
PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Trong quá trình điều trị, sự tuân thủ các hướng dẫn của bác sỹ đóng vao trò rất quan trọng để đạt được hiệu quả diệt trừ Hp cao. Bệnh nhân cần lưu ý uống thuốc đủ liều, đúng giờ, đúng bữa, đặc biệt có những loại thuốc không được tùy tiện bẻ viên trước khi uống. Việc uống thuốc không đúng giờ, không đủ liều lượng, ngừng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm có thể dẫn tới thất bại điều trị và gây nguy cơ kháng kháng sinh. Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Do vậy mà cần có thêm biện pháp phòng tránh lây nhiễm và đặc biệt là chống tái nhiễm sau khi đã điều trị thành công.
PV: Xin cảm ơn Bác sỹ!
PV. Vân Nguyễn
Trường says
Con tôi năm nay được 5 tuổi,cách đây 1 tháng tôi đưa cháu khám o bv nhi trung uong kết luận cháu bi nhiễm khuẩn hp+ va đau giạ dày mãn tính nhẹ, nhờ chuyên gia tư vấn cho gia đinh đẻ điều trị cho cháu, xin cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Để điều trị HP cho bé bạn nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sỹ, Không rõ bé nhà bạn đã sử dụng những thuốc gì rồi? bạn có thể gửi lại đơn thuốc để chúng tôi kiểm tra và tư vấn thêm cho bạn.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Nguyễn thị hoài thanh says
Bác sĩ ơi cho cháu hỏi, Cháu ở quảng bình ạ cháu có con nhỏ 3.5 bé nhà cháu hay chán ăn cứ kêu đau bụng và nôn khan hể thấy đồ ăn là muốn ói ăn thì hay nôn có ngày vài lần cháu có đưa bé đi khám bác sỉ trong này bảo rối loạn tiêu hoá nhưng cho thuốc uống ko đở cháu sợ là bé nhà cháu bị đau dạ dày bây giờ làm thế nào để biết được bệnh tình của cháu bác sỉ tư vấn cho cháu với , cháu cám ơn bác nhiều ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bạn nên đưa bé tới bệnh viện tuyến trung ương (bệnh viện nhi trung ương, bệnh viện nhi đồng…) để thăm khám. Tại các cơ sở lớn bác sỹ sẽ có đủ trang thiết bị và kỹ thuật để nội soi phát hiện bệnh trong trường hợp cần thiết.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Phung thi sang says
Em bi nhiem khuan hp em đang lo la con gai em lay vi khuan hp cua em hien gio chau chua đi kham nhung cho chau uong thuoc diet vi khuẩn hp bang thuoc GátimunHP co đc ko bac si
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
GastimunHP có thể sử dụng cho trẻ nhỏ rất an toàn, tuy nhiên nếu bạn không cho bé đi xét nghiệm thì sẽ không có cơ sở để đánh giá được hiệu quả sử dụng tới đâu và có thể gây lãng phí tiền không cần thiết. Tốt hơn hết là bạn hãy cho bé xét nghiệm trước nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,