Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Tỷ lệ người Việt nhiễm khuẩn này rất cao. Tại hội nghị quốc tế “Tiêu hóa – gan mật” tổ chức tại BV Bạch Mai ngày 16/9/2017, ông Vũ Trường Khanh, Trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết, theo một nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP tại Việt Nam, ở Hà Nội cứ 1.000 người dân thì có khoảng 700 trường hợp có thể nhiễm vi khuẩn HP, ở TP HCM, khoảng 90% số người bị viêm dạ dày có vi khuẩn HP.
Phân bố nhiễm H.p trên thế giới
Tỷ lệ nhiễm khuẩn H.pylori và tái nhiễm H.pylori sau khi điều trị ngày càng gia tăng nhanh ở Việt Nam đặc biệt là tình trạng lây nhiễm HP trong gia đình. Lý do là vì do thói quen ăn uống và sinh hoạt cùng nhau như: ăn chung bát đũa, chung bát nước chấm, mớm thức ăn cho trẻ hay hôn trẻ…
Theo nhóm nghiên cứu khảo sát của Đào Việt Hằng, Nguyễn Thị Vựng về tình trạng nhiễm HP trong các gia đình đã công bố trong Hội nghị tiêu hóa Đông Nam Á lần thứ 24 tổ chức 22-24/11/ 2018 với kết quả nghiên cứu trong tổng 218 hộ gia đình, 570 cá thể tham gia nghiên cứu thì tỷ lệ nhiễm HP trong gia đình theo từng thành viên và nhóm tuổi, giới tính như sau:
- Tỷ lệ nhiễm HP trong gia đình như sau: tỉ lệ nhiễm HP chung trong quần thể là 88,9 %, tỷ lệ nhiễm HP ở bố 87.1%, mẹ 88,6%, con trai 90,1%, con gái 90,6 %
- Tỉ lệ nhiễm HP theo nhóm tuổi: < 8 tuổi là 95,5 %, 8-10 tuổi: 94 %
- Tỷ lệ nhiễm HP theo giới: Nữ 88,4 %, nam 89,4 %
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tỷ lệ nhiễm H.p trong gia đình cao hơn quần thể nền đặc biệt là trẻ em.
- Tỷ lệ nhiễm H.p chung 88,9%.
- Tỷ lệ nhiễm H.p ở con > 90%, con dưới 8 tuổi >95,5%
- Tỷ lệ 100% thành viên trong hộ đến khám nhiễm H.p chiếm 73.9%
Với tình trạng lây nhiễm HP gia đình ngày càng gia tăng cao gây ra những khó khăn trong điều trị HP như : điều trị thất bại, hoặc đã điều trị khỏi lại có nguy cơ tái nhiễm từ người thân. Mặt khác, lây nhiễm Hp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho các thành viên trong gia đình, nhất là đối tượng trẻ nhỏ.
Nhưng việc điều trị HP ở trẻ nhỏ thường khó khăn hơn so với người lớn vì : trẻ khó tuân thủ điều trị theo phác đồ (do tác dụng phụ của thuốc, trẻ khó uống thuốc, uống không đúng liều, thời gian); vi khuẩn HP kháng thuốc. Trong đó nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là do vi khuẩn HP kháng thuốc. Việc trẻ nhiễm hp và có bệnh lý dạ dày mà không được điều trị triệt để sẽ làm cho trẻ thường xuyên chán ăn, mệt mỏi ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Chính vì vậy các bậc cha mẹ nếu có bệnh lý dạ dày do nhiễm HP thì cần được điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sang trẻ, thông qua đó giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày trong đó có Ung thư dạ dày ở tuổi trưởng thành nếu trẻ không được điều trị tiệt trừ HP sớm.
Giải pháp khắc phục tình trạng lây nhiễm HP
Trong bối cảnh tỷ lệ người nhiễm HP ngày càng tăng nhanh , các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng lây nhiễm HP đó là loại kháng thể có tác động đặc hiệu lên vi khuẩn Hp-kháng thể OvalgenHP.
Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ liên tiếp 2 nghiên cứu lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng của kháng thể OvalgenHP trên người có Hp dương tính.
- Kết quả sử dụng OvalgenHP đơn độc:
Nghiên cứu sử dụng OvalgenHP đơn độc được thực hiện bởi Bác sỹ Tetsuro Yamane – Bệnh viện Matsushita, Nhật Bản và các cộng sự. Kết quả nghiên cứu đã được công bố và đăng tải trên tạp chí Food and Development tháng 11 năm 2014 cho thấy, kháng thể OvalgenHP thực sự có khả năng giúp giảm tải lượng vi khuẩn HP, thậm chí giúp làm âm tính Hp và giúp giảm viêm, giảm đau dạ dày ở người.Trong nghiên cứu, gần như 100% bệnh nhân sau khi sử dụng OvalgenHP có tải lượng Hp giảm so với trước khi điều trị, thậm chí đạt được mức âm tính ghi nhận ở các thời điểm 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng sử dụng OvalgenHP – tỉ lệ âm tính đạt được là 13/16 bệnh nhân, tương ứng tỉ lệ 76%.
- Kết quả sử dụng OvalgenHP phối hợp cùng phác đồ điều trị HP:
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện 108, Việt Nam bởi PGS.TS.BS Vũ Văn Khiên – Khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện TWQĐ 108 và TS. Nguyễn Văn Sa – Viện nghiên cứu Miễn dịch Gifu, Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng OvalgenHP phối hợp cùng phác đồ tiệt trừ HP đầu tay (EAC) giúp tăng gấp 2 lần tỉ lệ tiệt trừ HP thành công của phác đồ này (từ 41% lên 78%)
Trong thực tiễn sử dụng hơn 10 năm tại Nhật Bản, Kháng thể OvalgenHP góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm Hp trong cộng đồng người Nhật, giảm tỉ lệ mắc bệnh dạ dày và ung thư dạ dày. Báo cáo năm 2011, tỉ lệ nhiễm Hp ở Nhật, đặc biệt là thế hệ trẻ em dưới 12 tuổi đã giảm xuống mức rất thấp, chỉ còn 1,8%( chi tiết nghiên cứu: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25382113)
Qua các nghiên cứu và tình hình sử dụng thực tế tại Nhật Bản cho thấy việc sử dụng kháng thể OvalgenHP có tác dụng giúp làm giảm tải lượng vi khuẩn Hp, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Hp trong cộng đồng. Chính vì vậy kháng thể OvalgenHP còn được đưa vào các loại thực phẩm như sữa chua để sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn Hp. Hiện nay, kháng thể OvalgenHP đã được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và một số nước châu Âu. Năm 2015, chế phẩm chứa kháng thể OvalgenHP được chính thức lưu hành tại Việt Nam , do đó việc sử dụng kháng thể OvalgenHP hàng ngày là biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị Viêm loét dạ dày do H. pylori. Thông qua đó giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm vi khuẩn trong gia đình cũng như cộng đồng.