Đau dạ dày có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó chủ yếu là bệnh viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày tá tràng, thậm chí Ung thư dạ dày. Bệnh này có thể xảy ra trên cả bà mẹ mang bầu, cho con bú và trẻ nhỏ. Những đối tượng này bị đau dạ dày có cách xử lý khác hẳn biệt, đòi hỏi tính an toàn cao. Mọi bà mẹ đều cần trang bị kiến thức này để chăm sóc gia đình mình được toàn vẹn, chu đáo.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây bệnh
Rối loạn nhu động dạ dày ruột: thường gặp ở trẻ nhỏ do ngộ độc tiêu hóa, ăn phải thức ăn quá khó tiêu, đồ ăn nhiễm khuẩn…
Stress: bà bầu có nhiều mối lo lắng hơn tất cả những người khác vì phải chịu áp lực đảm bảo an toàn, phát triển đầy đủ cho em bé trong bụng, ngoài ra còn vấn đề công việc và gia đình nên dễ dẫn tới stress. Trẻ nhỏ cũng gặp stress khi tới tuổi đi học và chịu sức ép từ việc học tập cũng như những kỳ vọng của gia đình.
Bệnh mạn tính: Một số bà bầu bị bệnh viêm dạ dày mạn tính từ trước khi mang bầu, tới khi mang bầu gặp thêm các yếu tố thuận lợi phát bệnh như rối loạn cân bằng hormone, stress… dễ dàng bị đau dạ dày trở lại.
Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori, H.pylori): đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh dạ dày trên người nói chung. Phụ nữ đã từng bị đau dạ dày có vi khuẩn Hp mà chưa điều trị triệt để thì khi mang bầu, cho con bú, bệnh rất dễ tái phát. Vi khuẩn Hp cũng gây bệnh đau dạ dày trên trẻ em ngày càng phổ biến, thường gặp nhất là viêm dạ dày tá tràng.
Cách chẩn đoán bệnh và tìm nguyên nhân
Để biết chính xác bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh, mẹ và bé cần tới cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết. Đối với bé là khoa tiêu hóa nhi, đối với mẹ thì có thể là tiêu hóa tổng quát hoặc chuyên khoa sản. Bác sỹ sẽ dựa trên vị trí đau, tính chất đau và mức độ cơn đau để đưa ra lời khuyên phù hợp với từng bệnh nhân. Một số vấn đề mẹ và bé cần lưu ý khi đi kiểm tra dạ dày:
- Phụ nữ mang thai không làm nội soi hoặc dùng test thở UBT để đánh giá nhiễm khuẩn Hp.
- Trẻ nhỏ có thể dùng test thở UBT để đánh giá nhiễm khuẩn Hp nhưng nên dùng C13 thay vì sử dụng C14 để đảm bảo an toàn cho bé vì C14 là chất phóng xạ gây độc hơn C13.
- Khi nội soi cho trẻ nhỏ nên tới những cơ sở hoặc bác sỹ chuyên nội soi tiêu hóa trẻ nhỏ vì thường sẽ phải gây mê khi nội soi dạ dày trẻ em.
Kế hoạch điều trị và chăm sóc cho mẹ và bé bị đau dạ dày
Tùy vào nguyên nhân đau dạ dày mà có cách điều trị và chăm sóc khác nhau. Thông thường là kết hợp điều trị nguyên nhân và triệu chứng. Ở bà mẹ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ có một số đặc thù riêng biệt về dùng thuốc cho nên việc điều trị cũng rất khác biệt so với các đối tượng khác, đôi khi không thể điều trị nguyên nhân mà chỉ có thể giảm bớt triệu chứng.
Sau đây là một số lời khuyên quan trọng về điều trị và chăm sóc cho mẹ và bé khi bị đau dạ dày:
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc dân gian, thuốc tân dược để điều trị tại nhà mà không có chỉ định của bác sỹ.
- Để giảm bớt cơn đau dạ dày trong nhiều trường hợp thông thường chỉ cần ăn một số thực phẩm có tính thấm hút acid như bánh mỳ, ăn ít mỡ và tăng cường nghỉ ngơi.
- Đối với trường hợp đau dạ dày trong các bệnh lý có vi khuẩn Hp thì bà mẹ đang mang bầu không sử dụng được phác đồ điều trị diệt Hp do đó chỉ có thể sử dụng một số thuốc nhất định để giảm bớt triệu chứng đau dạ dày. Trẻ em có thể sử dụng phác đồ điều trị Hp cho trẻ nhưng rất hạn chế trong lựa chọn các loại kháng sinh và những tác dụng bất lợi của thuốc gây ra cho trẻ thường làm các ông bố bà mẹ rất lo lắng.
- Duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, tránh tự tạo áp lực và gây áp lực lên trẻ nhỏ. Đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ, những áp lực đến dồn dập làm tăng nặng thêm bệnh lý dạ dày, nhất là trên cơ địa có nhiễm khuẩn Hp.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh: hãy xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt, vận động, học tập tốt nhất để không bị tái phát bệnh dạ dày. Nếu bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp trong người thì cần tiệt trừ triệt bằng phương pháp phù hợp như sử dụng thuốc phối hợp với kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản để tăng hiệu quả điều trị Hp.
Gần đây, kháng thể thụ OvalgenHP của Nhật Bản được đưa vào sử dụng trong việc giúp giảm nguy cơ lây nhiễm H.pylori. Kháng thể có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng gà, có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, qua đó:
– Khiến vi khuẩn không tạo ra được môi trường thuận lợi để sinh sống trong dạ dày.
– Ngăn cản bám dính và ngưng kết vi khuẩn Hp thành từng đám khiến vi khuẩn bị dạ dày co bóp đẩy ra ngoài.
– Tăng cường khả năng bắt giữ vi khuẩn của đại thực bào.
– Kích thích tế bào lympho T của cơ thể ghi nhớ miễn dịch đối với vi khuẩn Hp.
Như vậy kháng thể OvalgenHP có tác dụng trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori; giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày. Kháng thể OvalgenHP dùng phối hợp với thuốc làm tăng hiệu quả điều trị cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
.
gastimunhp.vn
ngân hà says
be nha m 31 tháng đã nội soi gây me thì phát hiện viêm dạ dày tá tràng do hb, vay uong gastimunhb khoảng bao lâu môt liệu trình ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm dạ dày do hp ở trẻ em gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là tình trạng vi khuẩn hp kháng thuốc. Giải pháp mới để hạn chế tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn hp là sử dụng GastimunHP kết hợp phác đồ điều trị hp
Bé nhà bạn 32 tháng sử dụng GastimunHP phối hợp các thuốc trong phác đồ điều trị hp với liều tấn công 2 gói/ ngày x 6-12 tuần. Khi Hp âm tính thì có thể sử dụng GastimunHP liều dự phòng: 1 gói/ ngày X 10 ngày/ tháng x 3 tháng, nghỉ 1-2 tháng và lặp lại liệu trình 3 tháng trên.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.
Linh Linh says
có phải viêm dạ dày khác với viêm loét dạ dày tá tràng không. Tôi bị viêm dạ dày kèm theo triệu chứng đầy bụng khó tiêu, không HP, đã khỏi trào ngược, sao bác sỹ kê đơn như vầy : pariet, banitase, yumangef , L bio n
Đơn này chữa loét kiêm trào ngược vậy tôi chỉ bị viêm biểu hiện là nóng rát, ko đau uống có đúng ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Tác dụng của các thuốc trong đơn của bạn:
-Pariet(Rabeprazole) có tác dụng chống tiết acid dịch vị
-Banitase: điều trị triệu chứng đau do rối loạn chức năng của ống tiêu hóa và đường mật và có tác dụng chống đầy bụng khó tiêu.
-Yumagel: tác dụng trung hòa và bao che niêm mạc dạ dày tránh tác động của acid vào niêm mạc dạ dày gây viêm
-L bio N(Lactobacillus acidophilus) Là men vi sinh bổ sung những vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tiêu hóa tốt hơn phòng ngừa hiện tượng rối loạn tiêu hóa
Viêm dạ dày là phản ứng viêm ở niêm mạc dạ dày. Bệnh này thường do điều kiện ăn uống, sinh hoạt không điều độ hàng ngày. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiến triển thành viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày.
Hiện tượng nóng rát được coi là tiêu chuẩn vàng để có thể đánh giá được hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có bệnh lý viêm dạ dày và có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản thì sử dụng đơn thuốc trên là hoàn toàn phù hợp. Bạn cố gắng sử dụng theo đơn và tái khám theo hẹn để điều trị có hiệu quả tốt nhất
Chúc bạn mạnh khỏe.
Hoàng lâm says
E bị loét dạ dày xin hỏi nhưng thực phẩm này có nên dùng không ạ : sữa tươi, lạc , xôi , bún . E có hỏi người thì nói được người thì nói không…
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày thì chế độ ăn uống sinh hoạt rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Bởi vậy bạn cũng cần chú ý khi sử dụng 1 số thực phẩm sau:
– Sữa tươi là sản phẩm dinh dưỡng dồi dào giúp bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Sữa tươi giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Nó tạo ra một môi trường trung tính đồng thời tạo ra lớp màng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, bệnh nhân viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được.
Tuy nhiên, nếu uống quá số lượng sữa cho phép (tối đa 500ml mỗi ngày/người trưởng thành), bạn có thể cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu hóa… Ngoài ra, chỉ nên uống sữa ấm và uống sau khi ăn no nếu không muốn cơn đau viêm loét ngày càng trở nên trầm trọng.
– Lạc và xôi khi ăn vào sẽ khiến bệnh nhân viêm loét dạ dày thường bị đầy bụng và dễ gây ợ chua, ợ hơi
– Bún: Người bị bệnh viêm loét dạ dày không nên sử dụng bún vì bún có vị chua, có hàn the sẽ làm ảnh hưởng đến bệnh lý dạ dày
Ngoài những thực phẩm trên bạn không nên ăn những thực phẩm có vị chua cay và cố gắng tránh thức khuya căng thẳng. Đồng thời cố gắng tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ để có hiệu quả tôt nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn Thị Liên says
Mua 0932544499
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn có thể mua GastimunHP tại các nhà thuốc trong danh sách hệ thống nhà thuốc phân phối GastimunHP sau: https://gastimunhp.vn/huong-dan-mua-gastimunhp/. Hoặc mua hàng online theo hướng dẫn: https://gastimunhp.vn/huong-dan-mua-hang-online/
Chúc bạn mạnh khỏe,
Ánh says
Bé nhà em 7 tuổi. Nội soi bị viêm dạ dày tá tràng dang nốt sần nhất là vùng d1d2. Bé ốm yếu xanh xao. Do xét nghiệm hp cháu âm tính. Nên ko điều trị diệt trừ hp như bác sĩ kê đơn. Giờ cháu ăn sáng xong là ôm bụng kêu đau. Có nên cho cháu đi siêu âm và nội soi lại ko bác sĩ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ 1 tháng trước khi đi xét nghiệm HP âm tính bé có sử dụng thuốc kháng sinh không? Nếu nghi ngờ bé nhiễm HP thì bạn có thể đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa uy tín để tiến hành test hơi thở hoặc xét nghiệm phân để kiểm tra chính xác, tuy nhiên bạn nên lưu ý trước khi xét nghiệm HP cần ngưng kháng sinh 4 tuần và ngưng thuốc giảm acid dạ dày ít nhất 2 tuần. Trường hợp nếu có nhiễm HP thì nhất thiết cần tiệt trừ HP triệt để.
Chúc bạn mạnh khỏe,