Chào bác sĩ!
Cháu tên là Lan Anh năm nay cháu 20 tuổi. Trong gia đình cháu, mẹ cháu bị mắc bệnh dạ dày đã mấy năm nay và đang chữa trị. Cháu nghe nói, trong gia đình có người bị bệnh dạ dày thì những người trong gia đình cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Không biết điều đó có đúng không và bệnh dạ dày lây qua đường nào và làm thế nào để phòng tránh tình trạng này? Cháu cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn, sau đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin giúp bạn có thể giải đáp được khúc mắc trên.
Theo thống kê, có trên 26% dân số Việt Nam bị đau dạ dày. Đây thực sự là một con số đáng quan ngại nếu so sánh với tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, trong đó có thể kể đến như: chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, sử dụng nhiều bia rượu và các chất kích thích, căng thẳng thần kinh… Bên cạnh đó còn có sự giấu mặt âm thầm của một loại vi khuẩn khá nguy hiểm, đó là do nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori).
Qua quá trình thăm khám và điều trị các trường hợp đau dạ dày, các bác sĩ đã phát hiện nhiều bệnh nhân có mối quan hệ mật thiết như gia đình, người thân thường có những biểu hiện khá giống nhau như đau vùng thượng vị, ợ chua, ăn không tiêu, đầy bụng… và có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp.
Do vậy, có thể kết luận rằng bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khác, nếu bệnh nhân mang trong mình vi khuẩn Hp mà không chủ động phòng tránh cho người khác cũng như tìm cách điều trị dứt điểm.
Vi khuẩn Hp gây nên bệnh dạ dày lây qua các con đường sau
- Đường miệng – miệng (bệnh đau dạ dày có thể lây nhiễm thông qua các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con…)
- Lây qua đường dạ dày – miệng (chứng trào ngược dạ dày – thực quản đưa Hp từ dạ dày lên miệng, bám vào mảng cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng).
- Lây qua đường phân – miệng: Ngoài những đường lây trên, vi khuẩn Hp còn có thể lây qua phân người (do không rửa tay sạch sau khi đi tiêu và trước khi ăn; hay qua trung gian côn trùng như ruồi, gián… khi thức ăn không đậy kỹ). Bên cạnh đó, nước cũng có thể là trung gian truyền bệnh (Hp hiện diện trong nguồn nước ngầm, nước giếng, nước thải chưa qua xử lý)…
- Lây qua đường dạ dày – dạ dày: Khi thực hiện nội soi với các dụng cụ chưa được tiệt trùng kỹ lưỡng từ bệnh nhân có vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm sang dạ dày của bệnh nhân không có vi khuẩn Hp.
Cách phòng ngừa
Việc ăn uống chung mâm bát trong gia đình là điều hiển nhiên và cũng chính vì thế mà việc những người trong gia đình sẽ bị lây bệnh dạ dày là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế điều này, những người thân trong gia cần thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:
- Phát hiện sớm và điều trị vi khuẩn Hp trong cơ thể, đồng thời những người thân trong gia đình cũng nên đi thăm khám xét nghiệm xem có bị nhiễu vi khuẩn Hp hay không để tránh tính trạng bệnh lây nhiễm và tái phát lại.
- Từ bỏ thói quen nhai, mớm cơm cho con để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp cũng như các loại vi khuẩn gây bệnh khác.
- Không nên dùng chung bát, đũa, đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh cho đến khi khỏi hẳn. Nên dọn mỗi người một khẩu phần riêng, không dùng chung 1 bát nước chấm. Khi ăn những món ăn chung thì hày trở đầu đũa khi gắp thức ăn. Những việc này chắc chắn sẽ khiến người bệnh không vui và thấy không thoải mái nhưng có làm như vậy thì mới tránh lây nhiềm cho người thân. Một lưu ý nữa là không ăn rau sống rửa không sạch, tránh dùng nguồn nước ao hồ, sông suối…
- Cần xử lý các chất thải và phân cho hợp vệ sinh: Tuyệt đối không dùng phân để bón trực tiếp cho rau. Cần thường xuyên dọn về sinh nhà cửa sạch sẽ, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…
Trên đây là câu trả lời của câu hỏi: Bệnh dạ dày lây qua đường nào và một số cách để phòng tránh lây nhiễm bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp mà bạn nên tham khảo và áp dụng. Bệnh dạ dày cũng như các bệnh về đường tiêu hóa khác thường lây qua đường ăn uống. Chính vì thế, bạn cần phổ biến cho gia đình, người thân để có hiểu biết và phòng tránh căn bệnh này nhé. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chuyên gia của GastimunHP
Tuấn says
Xin chào bác sĩ
Bố em bị viêm hạng vị dạ dày(triệu chứng :đau,buồn nôn,chướng bụng). Đi khám kết quả viêm hang vị. Mẫu sinh thiết bị nấm dạ dày,âm tính virut HP.
Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em bệnh này có khó chữa không và có lây không ạ.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nhiễm nấm dạ dày là một tình trạng khá hiếm gặp bởi vì môi trường acid trong dạ dày không thích hợp cho nấm phát triển và chúng ta thường gặp nấm miệng, nấm thực quản nhiều hơn. Tuy nhiên, nấm dạ dày cũng có thể xuất hiện khi chúng ta sử dụng các thuốc kháng acid, trung hòa acid dạ dày kéo dài làm thay đổi môi trường trong da dạ dày, dùng kháng sinh, corticoid kéo dài hoặc bị suy giảm miễn dịch (mắc các bệnh mạn tính như suy thận, suy gan, AIDS…;phụ nữ mang thai, trẻ em, người già). Như vậy, nấm dạ dày có thể coi là tình trạng viêm nhiễm cơ hội, chỉ xảy ra khi điều kiện môi trường dạ dày của người bệnh bị thay đổi, hoặc suy yếu miễn dịch nên đây không phải là một bệnh lý lây truyền.
Bạn không nói rõ bố bạn bị nhiễm loại nấm nào, tuy nhiên trong các loại thì phổ biến nhất là nhiễm nấm Candida. May mắn là bố bạn không nhiễm khuẩn Hp, nên ngoài thuốc dạ dày chỉ cần điều trị thêm thuốc chống nấm thì bệnh có thể khỏi.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe,
nguyễn thuý kiều says
bệnh virut có lây qua đường ăn uống không ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không rõ bạn đang hỏi virus gây bệnh lý gì? Tuy nhiên 1 số bệnh lý do virus gây ra có thể lây nhiễm qua đường ăn uống như viêm gan virus A và E, virus rota gây tiêu chảy cấp, các loại virus gây bệnh cúm
Để hạn chế lây nhiễm virus, vi khuẩn gây ra các lý cho cơ thể bạn nên tiêm phòng vaccin đối với những bệnh lý đã có vaccin phòng bệnh để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe