Việc điều trị bệnh lý dạ dày nói chung chỉ thực sự đạt được hiệu quả kể từ khi thế giới thừa nhận phát hiện của bác sỹ Marshall về nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Tới nay, người ta đã thừa nhận vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây ra loét dạ dày tá tràng, là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày và có liên quan tới hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm khác.
Nội dung chính
Đại cương
Trước đây, người ta cho rằng cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày – tá tràng là do sự mất cân bằng giữa hệ thống phá hủy niêm mạc (acid dịch vị, pepsin) và hệ thống bảo vệ (lớp mucin, niêm mạc dạ dày). Do đó, mục tiêu điều trị là làm giảm tiết acid và tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sau khi điều trị lành và ngưng thuốc, các ổ loét lại rất dễ bị tái phát, cho nên người bệnh cần phải uống thuốc duy trì lâu dài.
Năm 1983, sự phát hiện ra Campylobacter pylori và mối liên quan của nó với bệnh loét dạ dày tá tràng đã đưa hai nhà khoa học người Úc đến giải thưởng Nobel Y học vào năm 2005. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các đặc tính của vi khuẩn, người ta nhận thấy nó không hoàn toàn giống như Campylobacter, vì vậy vi khuẩn đã được chính thức đổi tên thành Helicobacter pylori (Hp).
Dịch tễ học
Nhiễm Hp là một trong những nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp nhất ở người. Việt Nam cũng thuộc vùng có tỷ lệ nhiễm Hp cao, khoảng > 70% ở người lớn. Đường lây nhiễm chủ yếu là đường ăn uống (phân – miệng) hoặc lây trực tiếp (miệng – miệng) qua nước bọt. Ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nguồn lây lan quan trọng là nước và thức ăn bị nhiễm.
Đặc tính của vi khuẩn Hp
Hình ảnh nội soi ổ loét dạ dày |
Hình ảnh vi khuẩn Hp trên kính hiển vi điện tử |
Hp là một loại xoắn khuẩn Gram âm, có 3-5 chiên mao. Nhờ cấu tạo này mà vi khuẩn có thể chui sâu và sống được trong lớp nhầy bao phủ trên niêm mạc dạ dày, ngoài ra nó còn có khả năng tiết ra men đặc biệt là Urease làm thủy phân urea thành CO2 và amôniắc (NH3) tạo nên một vi môi trường có tính kiềm bao bọc xung quanh nó. Khi gặp môi trường không thuận lợi, vi khuẩn có thể biến đổi thành dạng hình cầu, tạm ngưng hoạt động đến khi gặp điều kiện thích hợp, nó sẽ hoạt động trở lại.
Vi khuẩn Hp gây bệnh như thế nào ?
Trên dạ dày và tá tràng
- Nhiễm Hp xảy ra trên 90% người bệnh có loét tá tràng, trên 70% người bệnh có loét dạ dày.
- Nhiễm Hp xảy ra trên 90% người bệnh có viêm dạ dày.
- Nhiễm Hp xảy ra trên 50% người bệnh có chứng khó tiêu không do loét.
- Nhiễm Hp gây nguy cơ ung thư dạ dày (tỷ lệ 90%) cao gấp 2-6 lần so với những người chưa bị nhiễm.
Ngoài ra nhiễm Hp còn liên quan đến một số bệnh khác như:
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (ITP)
- Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân.
- Tiểu đường
Các phương pháp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp
Xem chi tiết các phương pháp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp Tại đây
Tại sao cần phải điều trị khi đã nhiễm vi khuẩn Hp?
Nhiễm Hp mạn tính làm suy yếu lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Có nhiều loại thuốc có hiệu quả trên việc điều trị loét dạ dày như thuốc trung hoà acid (antacids), thuốc ức chế thụ thể H2 và các thuốc ức chế bơm proton (PPI), tuy nhiên các nhóm thuốc này không diệt được hoàn toàn Hp trong dạ dày. Do đó, loét dạ dày có thể tái phát sau khi ngưng thuốc. Vì vậy, diệt trừ vi khuẩn Hp bằng các phác đồ điều trị Hp là điều cần thiết trong điều trị các bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp.
Ngoài ra điều trị Hp cũng được cho là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư.
Điều trị nhiễm vi khuẩn Hp như thế nào ?
Xem thêm Các phương pháp và thông tin mới trong điều trị nhiễm vi khuẩn Hp Tại đây
Kết luận
Nhiễm Hp là bệnh lý nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp. Đường lây nhiễm chủ yếu là đường ăn uống chung, thức ăn, nước uống. Điều trị tiệt trùng rất cần thiết để giải quyết và phòng ngừa bệnh lý Viêm loét dạ dày – tá tràng, các biến chứng của bệnh và bệnh Ung thư dạ dày về sau.
GastimunHP tổng hợp