Đau dạ dày rất phổ biến ở Việt Nam, tới mức hầu như ai đi khám bệnh cũng đã từng đau dạ dày. Cũng chính vì mức độ phổ biến như vậy mà mọi người thường chủ quan trong vấn đề điều trị dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh như loét dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí Ung thư dạ dày đặc biệt trong trường hợp đau dạ dày do vi khuẩn Hp.
Sau đây là những sai lầm phổ biến khi điều trị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp và cách khắc phục những sai lầm đó.
Nội dung chính
Cho rằng nguyên nhân đau dạ dày chỉ do stress và ăn uống
Quan niệm về bệnh đau dạ dày của cả thế giới đã thay đổi kể từ sau khi phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Loại vi khuẩn này hiện nay được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn Hp cũng là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày khiến gần 10.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm.
Mặc dù có tới 70% người Việt Nam nhiễm khuẩn Hp nhưng nhiều người vẫn chưa bao giờ nghe nói tới vi khuẩn Hp và nghĩ đơn giản đau dạ dày là do stress, do chế độ ăn và do acid dạ dày. Cách hiểu sai lầm này là nguyên nhân của việc tự điều trị bệnh sai cách, đôi khi dẫn tới hậu quả đáng tiếc và bệnh không thể điều trị dứt điểm.
Bạn cần nhớ: Khi khám bệnh đau dạ dày, bác sỹ có thể kiểm tra xem bạn có nhiễm khuẩn Hp không, nếu có (thường là có) thì bác sỹ sẽ cho bạn phác đồ để diệt vi khuẩn Hp, đấy mới là cách điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Tự điều trị đau dạ dày theo dân gian
Chắc chắn một số bài thuốc dân gian có thể làm giảm triệu chứng đau dạ dày, tuy nhiên đa số các trường hợp tự điều trị sẽ chỉ làm bệnh nặng hơn. Lý do là bởi các loại dược liệu chỉ cần trung hòa acid dịch vị là có thể đạt được hiệu quả giảm triệu chứng đau dạ dày. Trong khi đa số các trường hợp đau dạ dày ở Việt Nam là do vi khuẩn Hp gây ra, nếu bệnh nhân không được điều trị vi khuẩn Hp thì bệnh vẫn tái phát thường xuyên, lâu ngày bệnh sẽ trở nên trầm trọng từ viêm dạ dày chuyển sang loét dạ dày tá tràng và có thể có các biến chứng nặng nề.
Hiện nay chưa có bất kỳ 1 loại dược liệu nào được thế giới công nhận là có tác dụng diệt vi khuẩn Hp khi sử dụng trên người, nếu có thì chỉ là thí nghiệm trong ống nghiệm mà thí nghiệm trong ống nghiệm gần như không có ý nghĩa đối với vấn đề điều trị vi khuẩn Hp khi vi khuẩn này sinh sống trong dạ dày người.
Bạn cần nhớ: Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày là do vi khuẩn Hp, trong trường hợp có vi khuẩn Hp thì tiệt trừ được vi khuẩn Hp mới điều trị được tận gốc bệnh. Chưa có loại thuốc dân gian nào được công nhận có tác dụng tiệt trừ vi khuẩn Hp khi sử dụng trên người nên bạn hãy thật thông thái khi lựa chọn phương pháp điều trị cho mình, tránh tình huống “tiền mất tật mang”.
Sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của bác sỹ
Bệnh nhân có thể sai thời gian uống thuốc, uống liều thấp hơn vì triệu chứng đã giảm, thậm chí là ngừng thuốc khi thấy hết triệu chứng vì nghĩ bệnh đã khỏi.
Đối với bệnh đau dạ dày có vi khuẩn Hp, việc sử dụng phác đồ tiệt trừ Hp bằng kháng sinh là điều bắt buộc. Nếu bệnh nhân không tuân thủ thì hậu quả là vi khuẩn Hp không bị tiêu diệt hết, có thể đề kháng kháng sinh và trở nên rất khó tiêu diệt ở các lần điều trị sau đó.
Bạn cần nhớ: Sử dụng đúng, đủ theo đơn bác sỹ. Khi ngừng thuốc hoặc có dấu hiệu bất thường khi sử dụng phải báo ngay cho bác sỹ để được tư vấn hợp lý.
Sử dụng lại đơn thuốc bác sỹ khi bị đau dạ dày tái phát
Rất phổ biến ở Việt Nam từ thành thị tới nông thôn, tập trung nhất vào nhóm người trung niên trở lên, là thói quen sử dụng lại đơn thuốc cũ. Thói quen này gây ra tác hại sau:
- Bệnh nhân không được chẩn đoán đúng bệnh khi điều trị.
- Nhờn thuốc, trong đó có việc vi khuẩn Hp đề kháng kháng sinh.
- Gây khó khăn cho bác sỹ khi điều trị bệnh bị tiến triển nặng các lần tiếp theo.
Bạn cần nhớ: Tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc cũ để mua thuốc tự điều trị bệnh cho những lần sau này. Không mượn hoặc cho mượn đơn thuốc để điều trị bệnh.
Cho rằng đau dạ dày không lây
Mặc dù triệu chứng của bệnh đau dạ dày không lây nhiễm, nhưng nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp thì rất dễ dàng lây qua đường vệ sinh ăn uống. Bác sỹ Bùi Hữu Hoàng, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, việc điều trị vi khuẩn Hp nếu chỉ tiến hành trên người bệnh mà không có biện pháp bảo vệ cho các thành viên trong gia đình thì sẽ trở nên vô nghĩa vì sau đó vi khuẩn Hp sẽ lại tái nhiễm và gây bệnh trở lại.
Bạn cần nhớ: Vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm từ người sang người. Các thành viên trong gia đình là những đối tượng dễ lây truyền vi khuẩn Hp nhất. Chính vì vậy, vệ sinh ăn uống, tiệt trừ Hp cho cả gia đình, tiệt trừ Hp triệt để… là cách để bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp không tái phát hiệu quả.
Mách bạn: Hiện nay đã có loại kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có tác động đặc hiệu trên men urease của vi khuẩn Hp giúp tăng hiệu quả điều trị vi khuẩn Hp khi phối hợp với thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng loại kháng thể này thường xuyên cho các thành viên trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn Hp sẽ giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori; giúp bảo vệ, cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sử dụng OvalgenHp giúp làm giảm lượng vi khuẩn Hp trong dạ dày người bệnh, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp, giảm nguy cơ mắc các bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra như Viêm loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày. Giải pháp này hiện đã và đang được ứng dụng tại nhiều quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc và một số nước châu Âu.
Theo dantri.com.vn
Đoàn Thá says
Xin cho hỏi : Tôi bị đau dạ dày thì khám ở đâu là tốt nhất. Toi ỏ Tp HCm q3
khong
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn có thể tới BV ĐH Y dược tp.HCM, BV CHợ Rẫy, BV Nhân dân Gia Định để được thăm khám và điều trị tốt.
Chúc bạn mạnh khỏe,
thuy linh says
đang dùng thuốc diều trị Hp có được uống tinh bột nghệ không bác sĩ? bị Hp có được ăn rau sống, uống sữa hay ăn cam không ạ? e cám on bsi
Chuyên gia tư vấn says
Chào Linh,
Nghệ có tác dụng chính là giảm viêm, giảm các triệu chứng đau dạ dày nhưng không chứng minh được tác dụng trên vi khuẩn Hp. Do vậy trong thời gian đang sử dụng phác đồ tấn công tiệt trừ Hp bạn không cần thiết phải uống thêm nghệ mà có thể bổ sung ở giai đoạn sau, tức là giai đoạn duy trì các thuốc giảm tiết acid để điều trị viêm dạ dày.
Hiện nay việc tiệt trừ hp gặp khá nhiều khó khăn, tỉ lệ thất bại cao do khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng, hơn nữa lại tái nhiễm rất nhanh. Vì vậy trong quá trình điều trị bạn chú ý tuân thủ tốt phác đồ và có thể cân nhắc phối hợp thêm kháng thể kháng Hp là GastimunHP để nâng cao hiệu quả điều trị. Liều sử dụng của GastimunHP khi phối hợp cùng phác đồ thông thường là 2 gói/ngày, chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần.
Chúc bạn mạnh khỏe,