Sinh thiết và xét nghiệm mô dạ dày là phương pháp kiểm tra các tế bào niêm mạc dạ dày trong phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm này thường được thực hiện để xác định nguyên nhân gây loét dạ dày và phát hiện sớm ung thư dạ dày.
Nội dung chính
Sinh thiết dạ dày là gì?
“Sinh thiết dạ dày” là thuật ngữ dùng để mô tả việc lấy một số mẫu nhỏ mô dạ dày ra ngoài thông qua nội soi. Để thực hiện bác sỹ sẽ đưa một ống nội soi mềm, nhỏ qua cổ họng xuống thực quản rồi dạ dày, đầu ống nội soi có gắn camera và thiết bị sinh thiết giúp bác sỹ quan sát và lấy mẫu bệnh phẩm.
Sau khi được đưa ra ngoài, mẫu bệnh phẩm được gửi tới phòng thí nghiệm để làm các xét nghiệm phân tích tìm các dấu hiệu viêm, tế bào ung thư hoặc tìm tác nhân gây bệnh như vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori hay Hp), nấm. Mẫu sinh thiết cũng có thể sử dụng để nuôi cấy và làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu hơn như làm kháng sinh đồ xác định độ nhạy của vi khuẩn H.pylori với các kháng sinh, giải mã gen, xác định độc lực của chủng Hp bị nhiễm:
Xét nghiệm mô bệnh học: mẫu sinh thiết từ dạ dày của bạn được kiểm tra dưới kính hiển vi, qua đó có thể phát hiện dấu hiệu tổn thương hoặc tế bào phát triển bất thường. Đây là cách duy nhất để xác định tế bào ung thư dạ dày.
Nuôi cấy vi khuẩn: mẫu sinh thiết được đưa vào một môi trường đặc biệt để nếu như trong đó có vi khuẩn Hp thì chúng sẽ được nhân lên và quan sát được. Trong trường hợp bệnh nhân yêu cầu, hoặc đối với những bệnh nhân đã điều trị thất bại nhiều lần có thể thực hiện kháng sinh đồ để tìm ra phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp thích hợp.
Khi nào cần nội soi sinh thiết dạ dày?
Khi bạn có một trong các dấu hiệu gợi ý cho bệnh dạ dày dưới đây, bác sỹ có thể yêu cầu bạn thực hiện nội soi dạ dày:
- Đau bụng vùng thượng vị
- Buồn nôn hoặc nôn
- Ợ chua, ợ hơi
- Mất cảm giác ăn ngon
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Đi ngoài phân đen
- Nôn ra máu
Sinh thiết dạ dày sẽ được thực hiện nếu như phát hiện có tổn thương (viêm loét dạ dày – tá tràng, polyp dạ dày…) để xác định nhiễm khuẩn Hp và chẩn đoán sớm ung thư dạ dày.
Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện nội soi sinh thiết?
Trước khi thực hiện nội soi dạ dày có sinh thiết bệnh nhân cần lưu ý:
- Nhịn tối thiểu 6 giờ. Không uống nước trong vòng 2 giờ trước khi nội soi
- Không sử dụng thức ăn xơ cứng, đồ uống có màu vào buổi tối trước hôm nội soi
- Ngừng sử dụng thuốc chống đông máu (nếu có).
- Ngừng sử dụng thuốc băng niêm mạc dạ dày
Ngoài ra, trước khi nội soi bạn sẽ được hỏi rất kỹ càng về tiền sử bệnh lý như rối loạn đông máu, bệnh tim mạch, huyết áp…Bạn hãy trả lời bác sỹ các câu hỏi được hỏi một cách chính xác nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình nội soi.
Quá trình nội soi dạ dày có sinh thiết diễn ra như thế nào?
- Đầu tiên, bạn sẽ được tiêm thuốc gây mê nếu lựa chọn phương pháp nội soi gây mê. Trường hợp không gây mê bác sỹ sẽ xịt thuốc tê vào khoang miệng để giảm cảm giác đau và phản xạ nôn, ho khi đưa ống nội soi vào.
- Đeo thiết bị bảo vệ răng và đưa ống nội soi qua họng xuống thực quản, dạ dày – tá tràng. Không khí được bơm vào để quan sát dễ hơn. Lúc này nếu nội soi thường bạn có thể cảm thấy khó chịu, nghẹt thở, buồn nôn, muốn ho sặc. Tuy nhiên sau thời gian đầu bạn sẽ dần thích ứng và cảm giác khó chịu sẽ giảm bớt.
- Bác sỹ quan sát các tổn thương bên trong dạ dày, lấy mẫu sinh thiết.
- Kết thúc quá trình nội soi, các mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Thông thường kết quả mô bệnh học sẽ có sau 10 ngày.
- Sau khi nội soi, bạn cần tránh ăn uống trong vòng 1 giờ. Nếu nội soi gây mê nên nghỉ ngơi, hạn chế đi lại trong 30 phút do lúc này có thể vẫn còn ảnh hưởng tác dụng của thuốc gây mê.
Nội soi sinh thiết có an toàn không?
Với sự phát triển của kỹ thuật hiện nay thì thủ thuật nội soi dạ dày có sinh thiết được thực hiện khá dễ dàng và có độ an toàn cao. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp có thể gặp một số biến chứng như thủng trong dạ dày – tá tràng, thủng thực quản, chảy máu ở vị trí lấy mẫu.
Ngoài ra còn có một tỉ lệ rất nhỏ bệnh nhân có phản ứng với thuốc (thuốc an thần, thuốc giảm đau hoặc gây mê), có thể dẫn đến:
- khó thở
- đổ quá nhiều mồ hôi
- huyết áp thấp
- nhịp tim chậm
- co thắt thanh quản
Nếu sau khi nội soi bạn cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì cần ngay lập tức báo với bác sỹ để được trợ giúp. Trong một vài ngày từ khi nội soi bạn có thể cảm thấy hơi đau ở cổ họng, đau tức vùng ngực nhưng những tác dụng phụ này sẽ sớm biến mất nên không cần lo lắng.
Trên là những thông tin cần biết về nội soi dạ dày có sinh thiết do gastimunhp.vn tổng hợp từ nguồn tham khảo tin cậy. Mọi vấn đề cần tư vấn thêm về bệnh lý dạ dày và vi khuẩn Hp bạn có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia tư vấn của GastimunHP qua số điện thoại 0903 294 739 để được hỗ trợ.
Nguồn: www.healthline.com
Lê văn vương says
Bác sĩ cho em hỏi con em n nay 10 tuổi cháu thường xuyên đau bụng vung quanh rốn kéo xuống , ngày gần đây cháu đau nhiều hơn thường x vài lân tro ngày ,những cơn đau ở mức độ vừa, gđ đã cho cho chau đi khám tai nhi TƯ nội soi có tinh khiêt kết quả kham cháu bị viêm dạ dày mãn thể nhẹ , vậy bac si cho e hỏ với mức độ đau và đau ở k vực quanh rốn như vậy và keo xuống dưới thì em có cần phải cho cháu đi khám tiếp để tìm một bệnh nào ở khu vực quanh rốn ko vậy xin bac sĩ môt lơi khuyên em xin cảm nhiều ạ ???
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bệnh lý dạ dày ở trẻ nhỏ thường có triệu chứng không rõ ràng như người lớn với những biểu hiện như đau bụng quanh rốn tái diễn trong thời gian dài. Trường hợp bị viêm tá tràng vị trí đau có thể kéo xuống vùng bên phải dưới rốn. Trường hợp bạn đã cho con thăm khám và phát hiện bé bị viêm da dày thì trước tiên nên điều trị bệnh lý dạ dày trước. Nếu điều trị hết viêm dạ dày mà vẫn còn đau bụng thì mới nghĩ tới các nguyên nhân khác bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Le cong chung says
Sinh thiết hang vị làm pylori test là sao hả bác sy
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đây là xét nghiệm kiểm tra để tìm vi khuẩn Helicobacter pylori tại vị trí tổn thương trong dạ dày. Helicobacter pylori hay còn gọi tắt là HP, là tác nhân quan trọng nhất gây ra viêm loét dạ dày và yếu tố nguy cơ nhóm 1 gây ung thư dạ dày. Trường hợp bạn có nhiễm HP thì sẽ cần dùng phác đồ kháng sinh để điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Lê Hùng says
Viêm dạ dày Hp(+)-gerdA, ICD:K29.5; là gì xin cho biềt thêm.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn được chẩn đoán mắc viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP, trào ngược dạ dày thực quản độ A (K29.5 là mã số bệnh theo phân loại ICD).
Mức độ bệnh lý của bạn không nặng, tuy nhiên nó có thể gây ra những triệu chứng rất khó chịu và nếu để kéo dài có thể dẫn tới tình trạng nặng hơn như loét, chảy máu dạ dày, thực quản, thậm chí là ung thư dạ dày, thực quản. Do đó bạn cần chú ý điều trị sớm và triệt để nhằm giải quyết các triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đối với bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn HP, để điều trị bạn cần sử dụng 1 phác đồ gồm ít nhất 2 kháng sinh phối hợp 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày. Bạn tham khảo thêm bài viết Phác đồ diệt trừ HP để đối chiếu lại với đơn thuốc, hoặc có thể gửi lại cho chúng tôi đơn thuốc để kiểm tra xem đã chính xác hay chưa.
Hiện nay tình trạng HP kháng kháng sinh xảy ra ngày càng phổ biến có thể là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hiệu quả điều trị của phác đồ, khiến các triệu chứng chưa được kiểm soát tốt. Do đó ngoài tuân thủ chặt chẽ phác đồ bạn có thể cân nhắc phối hợp thêm kháng thể OvalgenHP để tăng cường thêm hiệu quả diệt trừ HP, giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Việc sử dụng kết hợp thêm kháng thể cũng giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày nhanh hơn.
Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày là bệnh mạn tính nên cần điều trị trong thời gian kéo dài. Nếu dùng thuốc trong thời gian ngắn quá có thể chưa đủ để hết hoàn toàn các triệu chứng hoặc bị tái phát sớm sau khi điều trị. Vậy nên bạn cần kiên trì dùng thuốc theo đơn, tái khám đúng hẹn của bác sỹ. Ngoài việc dùng thuốc bạn cũng chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hạn chế thức khuya và căng thẳng để bệnh mau khỏi nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,