Bệnh lý trên cơ thể con người thường được chia thành hai thể: thể cấp tính và thể mạn tính, trong đó có bệnh Viêm dạ dày. Vậy viêm dạ dày mãn tính là gì, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết sau.
Nội dung chính
Viêm dạ dày mãn tính là gì?
Viêm dạ dày mãn tính là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày trong thời gian kéo dài, biểu hiện thường âm ỉ, không dữ dội. Theo thống kê, có đến một nửa dân số trên thế giới bị viêm dạ dày mãn tính và tỷ lệ này còn cao hơn ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori), ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như stress tâm lý, thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ, hút thuốc lá, uống rượu nhiều.
Đối với bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính, các biểu hiện thường khá rõ rệt như đau bụng dữ dội hoặc bỏng rát vùng thượng vị, ợ chua ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi. Còn đối với người bị Viêm dạ dày mạn tính thì các triệu chứng thường biểu hiện nhẹ, âm ỉ và diễn ra trong thời gian dài, không dứt.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thường gặp ở cả hai giới, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở nam giới, do thói quen sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá, áp lực công việc nặng nề dẫn đến stress nên bị viêm dạ dày cấp tính. Tuy nhiên do chủ quan và không thay đổi được những thói quen xấu có hại cho sức khỏe, nên dần dần bệnh không khắc phục được dứt điểm, trở thành viêm dạ dày mãn tính.
Còn ở phụ nữ, chế độ ăn uống thất thường, hoặc nhịn ăn để giữ gìn vóc dáng là một trong những nguyên nhân khiến cho quá trình bài tiết dịch vị trong dạ dày bị rối loạn, dẫn đến viêm dạ dày. Bên cạnh đó, sở thích ăn các đồ quá chua, cay, nóng gây kích thích niêm mạc dạ dày cũng dẫn đến viêm dạ dày mãn tính.
Cách thức chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mãn tính, một trong những phương pháp hay được sử dụng và cũng cho kết quả chính xác nhất đó là nội soi. Hình ảnh trên màn hình thu được sẽ phản ánh rõ nét tình trạng tổn thương đang diễn ra ở lớp niêm mạc dạ dày bên trong cơ thể bệnh nhân.
Bên cạnh đó, để xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày mạn tính có phải do vi khuẩn Hp hay không, các bác sĩ có thể lấy mẫu sinh thiết để kiểm tra vi khuẩn hoặc làm test hơi thở, xét nghiệm phân, CLO test.
Cách khắc phục bệnh viêm dạ dày mạn tính
Như chúng ta đã biết, viêm dạ dày mạn tính là một bệnh rất hay tái phát và không dễ để điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, hãy áp dụng một số biện pháp sau đây để khắc phục căn bệnh này tận gốc và hiệu quả nhất:
- Ăn đúng bữa, không để quá no hoặc quá đói
- Hạn chế hoặc không sử dụng các thức uống có cồn như bia, rượu
- Không nên ăn nhiều các thực phẩm quá cay, chua, nóng
- Tránh thức khuya và đi ngủ đúng giờ
- Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan
Nếu bạn bị viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn Hp thì bạn sẽ được bác sỹ tư vấn sử dụng phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp với kháng sinh và thuốc ức chế acid dạ dày. Ngoài ra, để giúp phác đồ tiệt trừ Hp đạt được kết quả cao hơn, giảm nguy cơ thất bại và kháng thuốc, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm kháng thể OvalgenHP từ Nhật Bản.
Theo Gastimunhp.vn
bui thanh phu says
Triệu chứng ,,ngẹn ở cổ,khó thể,chạm tay vào hơi cổ thi cãm nhận cứng.vay bênh nay la gi,,giup tôi voi
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Hiện tượng bạn mô tả có thể gợi ý bệnh lý dạ dày – thực quản. Bạn nên tới cơ sở chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng của bệnh.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tran anh Tuan says
Dạ xin hỏi: em vừa nhận kết quả sinh thiết nhận xét đại thể :mô nhỏ 2(1)hết, nhận xét vi thể: lớp niêm mac da day và lớp dưới niêm thấm nhập lymphocyte, tương bao, neutrophile. Tăng san sợi, xơ hoá lớp dưới niêm. Có vùng loét mất lớp niêm mac. HP âm tính, vậy trường hop của em có bị ung thư không, xin cảm ơn.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bạn chưa có ung thư dạ dày nhưng tình trạng viêm loét nặng. Nếu như không có nhiễm Hp thì bạn cần xem xét lại các nguyên nhân khác như do căng thẳng, hay sử dụng rượu bia, thuốc, chế độ ăn chưa hợp lý gây ra tình trạng trên để có hướng điều trị phù hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tran anh Tuan says
Dạ xin hỏi em bị viêm loet nặng hp âm tính, vậy em nên uống thuốc gì cho đúng và tốt. Xin cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp viêm loét dạ dày không có nhiễm Hp thì bạn cần xem xét lại các nguyên nhân khác như do căng thẳng, hay sử dụng rượu bia, thuốc, chế độ ăn chưa hợp lý gây ra tình trạng trên để có hướng điều trị phù hợp. Thuốc điều trị chính cho bệnh lý này bao gồm:
– Thuốc ức chế tiết acid dạ dày như Esomeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole, Cimetidin…
– Thuốc trung hòa acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày
– Nhóm thuốc để giảm triệu chứng, chẳng hạn thuốc giảm đau do co thắt (drotaverin, hyoscine butylbromide…), chống đầy hơi, giảm rối loạn nhu động đường tiêu hóa (trimebutin, simethicon)…
– Thuốc an thần trong trường hợp bạn bị đau dạ dày do căng thẳng, stress.
Như vậy thì cách dùng thuốc sẽ khác nhau, linh hoạt với mỗi trường hợp cụ thể. Nếu bạn đã khám bác sỹ chuyên khoa và được kê đơn thì nên tuân thủ theo hướng dẫn.
Ngoài ra để điều trị tốt bạn cần lưu ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá trong quá trình điều trị. Tránh ăn các đồ ăn cay nóng, thức ăn quá cứng, đồ chu, hạn chế thức khuya, căng thẳng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Ngoc thảo says
Mình đau dạ dày cũng gần 3 năm, cứ tái đi tái lại. Gần đây mình đi nội soi kết luận viêm dạ dày tá tràng hp dương tính, đã uống thuốc thep phác đồ điều trị được 2 tuần uống kháng sinh vàminh ko thấy đau nữa và tiếp theo bác sỉ cho thuốc uống trị dạ dày là 3 tuần tiếptheo. Cho mình hỏi mình có thể bị kháng thuốc ko và làm thế nào biết mình có bị ung thư ko
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn đang được điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp, đáp ứng khá tốt vì các triệu chứng đã giảm rõ. Để làm lành viêm dạ dày bác sỹ đang cho bạn duy trì thêm thuốc trong 3 tuần, sau khi hết 3 tuần thuốc và nghỉ đủ 2 tuần bạn cần đi xét nghiệm kiểm tra lại mới biết được phác đồ điều trị có thành công hay không và liệu có bị kháng thuốc hay không, còn hiện tại không có cách nào biết được. Tuy nhiên, trường hợp của bạn nếu đã từng điều trị nhiều lần trước đây thì nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh có thể sẽ cao hơn những người điều trị lần đầu. Bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm kháng thể chống Hp là OvalgenHP (GastimunHP) trong thời gian này để củng cố hiệu quả tiệt trừ Hp của phác đồ cũ.
Về ung thư dạ dày bạn chưa cần lo lắng vì lần nội soi mới đây cho biết bạn chỉ có viêm dạ dày. Nếu nội soi dạ dày phát hiện các bất thường (viêm teo dạ dày, ổ loét lớn, chảy máu, u…) thì bác sỹ sẽ sinh thiết làm xét nghiệm mô bệnh học kiểm tra. Khi được điều trị tốt ở giai đoạn viêm dạ dày thì ung thư dạ dày sẽ không xảy ra, vậy nên bạn hãy yên tâm điều trị, lo lắng chỉ làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Thông tin bạn cung cấp cho biết bạn bị bệnh dạ dày tái phát nhiều lần. Do đó mà chúng tôi có một số lưu ý cho bạn để phòng tránh tái phát bệnh sau điều trị:
– Sau khi tiệt trừ Hp thành công, bạn nên duy trì kháng thể chống Hp (GastimunHP) liều 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng để dự phòng tái nhiễm Hp. Tái nhiễm khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tái phát bệnh dạ dày. Không loại trừ khả năng trong gia đình bạn cũng có người bị nhiễm Hp nên thời gian tái nhiễm lại càng nhanh, do đó có thể cân nhắc làm xét nghiệm và điều trị cho người thân (vợ hoặc chồng). Bạn tham khảo bài viết: Làm gì để không bị tái nhiễm Hp?
– Chế độ ăn và sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn chú ý kiêng đồ ăn chua, cay, nóng, rượu bia, cà phê, thuốc lá, tránh thức khuya, căng thẳng
Chúc bạn sớm điều trị thành công,