Helicobacter pylori (H. pylori) có thể gây ra nhiều vấn đề, từ viêm dạ dày mãn tính, bệnh loét dạ dày tá tràng, thiếu máu, thiếu sắt, ung thư dạ dày đến các bệnh về gan, hệ tim mạch, da và nhiều hệ thống cơ quan khác. Nguy hiểm như vậy thì liệu vi khuẩn HP có diệt được không?
Vi khuẩn HP có diệt được không?
Nhờ sự tiến bộ của y học, hiện nay chúng ta đã có phác đồ để diệt vi khuẩn HP.
Điều trị bằng thuốc
Trong những năm 90, liệu pháp 3 thuốc là tiêu chuẩn vàng trong điều trị nhiễm H.pylori. Trong liệu pháp này, 3 thuốc được sử dụng là thuốc ức chế bơm proton, clarithromycin, và amoxicillin hoặc metronidazol.
Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh đã làm giảm hiệu quả của phác đồ chuẩn 3 thuốc này. Theo một báo cáo gần đây, tỷ lệ trung bình kháng clarithromycin của H. pylori lên tới 17,2% trên toàn thế giới. Tỷ lệ kháng này thay đổi khác nhau ở các khu vực, chẳng hạn như 10,6 đến 25% ở Bắc Mỹ, 16% ở Nhật Bản và 1,7 đến 23,4% ở châu Âu.
Metronidazole là một thành phần quan trọng trong liệu pháp 3 thuốc tiêu chuẩn và cũng có mức độ kháng thuốc cao. Tỷ lệ kháng metronidazol được ước tính là từ 17 đến 44% đối với châu Âu và Mỹ, ở các nước đang phát triển là 50 đến 100%. Khả năng kháng metronidazol ở các nước đang phát triển rất cao vì loại kháng sinh này được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm trùng ký sinh trùng và/hoặc bệnh phụ khoa ở bệnh nhân nữ.
Do mức độ đề kháng cao đối với hai thuốc kháng sinh chính của liệu pháp ba tiêu chuẩn (clarithromycin và metronidazole, và các dạng kháng thuốc khác) nên liệu pháp ba tiêu chuẩn đã được điều chỉnh theo mô hình kháng thuốc cục bộ. Cùng với đó, phác đồ điều trị thay thế như phác đồ điều trị gồm 4 loại dựa trên bismuth hoặc phác đồ điều trị tuần tự (sequential therapy) có thể mang lại hiệu quả hơn.
Các bạn có thể đọc bài viết phân tích chi tiết về các phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn HP: Phác đồ điều trị vi khuẩn HP
Điều trị tự nhiên
Ngoài ra, cùng với phác đồ sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống để hỗ trợ diệt vi khuẩn HP tốt hơn.
Thực phẩm giúp làm lành vết loét. Các loại cây họ cải (súp lơ, củ cải, bắp cải), đậu hà lan và rau xanh đều là những thực phẩm có khả năng ức chế sự phát triển của HP, do chúng có chứ một lượng lớn sulforaphane. Tuy nhiên chúng chỉ ức chế được sự phát triển chứ không tiêu diệt được vi khuẩn này.
Ngoài rau xanh, trái cây cũng chính là một nguồn thực phẩm giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và làm lành vết thương nhanh hơn. Bởi các loại trái cây đều chứa lavonoid – loại chất có thể ngăn chặn vi khuẩn HP phát triển và chứa các chất chống oxy hóa – các chất có khả năng làm lành vết thương, vết loét.
Tỏi, nghệ và hành tây. Từ lâu tỏI, nghệ và hành tây đã là các loại gia vị nổi tiếng trong việc hỗ trợ điêu trị bệnh dạ dày. Tỏi có chứa allicin, là một chất có khả năng kháng khuẩn mạnh. Curcurmin trong nghệ có khả năng ức chế tiết dịch vị dạ dày, rất hữu ích với những người có triệu chứng nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu. Hành tây có chứa nhiều quercetin có khả năng kháng ung thư hiệu quả. Vì thế nếu bị đau dạ dày, bạn nên bổ sung ác loại gia vị này vào bữa ăn hằng ngày một cách hợp lý.
Thực phẩm giàu đạm. Các loại thực phẩm giàu đạm tốt cho bệnh nhân dạ dày hơn là các loại thực phẩm nhiều chất béo.
Các thực phẩm hút axit dạ dày. Bánh mì, bánh quy và một số loại bánh xốp có khả năng hút dịch vị dạ dày và bọc dạ dày tốt. Điều này đặc biệt hữu dụng khi bạn gặp các cơn đau dạ dày.
Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa nhanh. Ngoài những thực phẩm chữa lành vết loét, bệnh nhân đau dạ dày cũng nên ăn thêm một số loại thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa như thực phẩm giàu probiotics, sữa chua, sữa chua uống, vv.
Bổ sung kháng thể OvalgenHP. OvalgenHP là một kháng thể được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà và có xuất xứ từ Nhật Bản. Để sản xuất được kháng thể này, các nhà khoa học Nhật Bản đã mất nhiều năm nghiên cứu, lựa chọn men urease của HP làm kháng nguyên, tạo miễn dịch cho gà mái rồi thu lại kháng thể có tác dụng ức chế đặc hiệu men Urease – thứ vũ khí sống còn giúp vi khuẩn Hp sống sót và tồn tại dai dẳng trong dạ dày người. Kháng thể OvalgenHP ức chế men Urease của vi khuẩn HP thông qua đó:
- Khiến vi khuẩn Hp không trung hòa được môi trường acid trong dạ dày và dễ dàng bị acid tiêu diệt.
- Ngưng kết và ức chế sự bám dính của vi khuẩn Hp vào niêm mạc dạ dày, khiến vi khuẩn bị đẩy ra ngoài theo nhu động đường tiêu hóa
- Làm tổn thương màng tế bào của vi khuẩn, giúp tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày do H.pylori khi dùng phối hợp với thuốc, hiệu quả ngay cả với chủng Hp đã kháng thuốc trước đó.
Tìm hiểu chi tiết về OvalgenHP và các nghiên cứu qua bài viết: Cơ chế phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp của OvalgenHP
Như vậy câu hỏi “vi khuẩn HP có diệt được không” đã được chúng tôi trả lời một cách chi tiết qua bài viết trên. H. pylori thực sự là một vấn đề y tế trên toàn cầu. Nhiều người thậm chí không biết rằng họ nhiễm khuẩn H.pylori trong cho đến khi gặp các triệu chứng bệnh. Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh dạ dày, việc quan trọng là bạn phải được thăm khám và làm xét nghiệm sớm, từ đó điều trị kịp thời , tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
lê thị thùy linh says
cháu chào các chuyên gia ạ, chồng cháu mới đi khám bị nhiễm vi khuẩn HP, điều trị như thế nào là đúng cách và có nguy hiểm ko ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Vi khuẩn HP có thể gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày….Tuy nhiên không phải cứ nhiễm HP là có bệnh lý dạ dày vì còn phụ thuộc vào độ độc tính của vi khuẩn HP gây ra. Hiện nay có tới 70-80 % dân số Việt Nam nhiễm HP, tuy nhiên chỉ khoảng 20% trong số đó mắc bệnh lý dạ dày, còn đa số vẫn khỏe mạnh bình thường. Do vậy mà không phải cứ khi nào xét nghiệm dương tính hp là cần phải điều trị ngay.
Nhiễm HP chỉ cần điều trị khi nội soi có loét dạ dày hoặc viêm dạ dày cùng với các yếu tố nguy cơ (lịch sử gia đình có người mắc bệnh dạ dày nặng, ung thư dạ dày) hoặc kèm theo triệu chứng nặng.
Do vậy nếu như chồng bạn không có bệnh lý dạ dày, gia đình không có người mắc ung thư dạ dày mà chỉ xét nghiệm Hp dương tính thì không cần điều trị với kháng sinh. Khi đó chồng bạn có thể sử dụng kháng thể OvalgenHP để giảm lượng HP và giảm nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày.
Trường hợp chồng bạn nhiễm HP và có bệnh lý viêm dạ dày thì nhất thiết cần điều trị tiệt trừ HP theo phác đồ điều trị gồm 2 kháng sinh sử dụng trong 2 tuần kết hợp 1 thuốc giảm tiết acid dịch vị sử dụng trong 2-4 tuần tùy mức độ bệnh lý dạ dày. Bạn có thể tham khảo bài viết: Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp NGoài ra hiện nay vi khuẩn HP kháng thuốc ngày càng gai tăng, nên khi điều trị HP chồng bạn nên sử dụng kết hợp kháng thể OvalgenHP liều tấn công 2 gói/ ngày chia 2 lần sau ăn x 2-4 tuần cùng phác đồ kháng sinh nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,