Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày, trong đó có kể đến như lối sống, tuổi tác, thói quen ăn uống và đặc biệt là do nhiễm vi khuẩn Hp. Người ta cũng quan sát thấy có một số khu vực, gia đình có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao hơn các khu vực, gia đình khác. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu ung thư dạ dày có thể lây truyền từ người này sang người khác hay không?
Vì đâu dẫn đến ung thư dạ dày?
Trên thực tế, bệnh Ung thư dạ dày là do rất nhiều yếu tố phức tạp kết hợp lại gây ra. Trong đó, chế độ ăn nhiều muối, đồ ăn nhanh và đồ nướng là một vài trong số những nguyên nhân gây bệnh Ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, tuổi tác càng cao, hút nhiều thuốc lá và thường xuyên sử dụng bia rượu khiến bạn có nguy cơ dễ mắc phải căn bệnh hết sức nguy hiểm này.
Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ rằng, có một mối liên hệ mật thiết giữa vi khuẩn Hp và bệnh ung thư dạ dày. Chính loại vi khuẩn này là “thủ phạm giấu mặt” âm thầm gây nên nhiều bệnh lý cấp và mãn tính ở đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày thể teo, viêm hang vị dạ dày…từ đó rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày. Cơ chế chuyển hóa từ viêm dạ dày mạn tính tới Ung thư dạ dày cũng đã được hàng trăm công trình nghiên cứu quốc tế xác nhận. Loại vi khuẩn Hp trong dạ dày cũng được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp loại vào tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày.
Xem thêm: Triệu chứng ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có bị lây không?
Đây là một câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân, chúng tôi cũng rất chia sẻ với những lo lắng ấy của các bạn bởi mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như mức độ gây xáo trộn cuộc sống của không chỉ một người mà cả một tập thể.
Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy ung thư dạ dày có thể lây lan từ người này sang người khác. Lý do đơn giản bởi vì, không có 1 nguyên nhân cụ thể nào được phát hiện là nguyên nhân trực tiếp gây Ung thư dạ dày. Chẳng hạn như cùng nhiễm 1 chủng vi khuẩn Hp thì có người bị Ung thư dạ dày, nhưng có người lại không bị. Như vậy, mối tương tác giữa bản thân cơ thể người bệnh với các yếu tố gây Ung thư cũng là điều quan trọng góp phần quyết định việc người đó có bị Ung thư dạ dày hay không. Tuy nhiên, việc sinh sống, sinh hoạt lâu dài cùng người bị Ung thư dạ dày có thể làm tăng nguy cơ Ung thư dạ dày bởi lẽ sự chia sẻ thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, lây nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày…. Đây có thể cũng là lý do tại sao một số quần thể trong đó có các gia đình, cộng đồng dân cư lại có tỷ lệ nhiễm Hp cao, tỷ lệ Ung thư dạ dày cao hơn so với các quần thể khác.
Xem thêm: Điều trị ung thư dạ dày như thế nào?
Để phòng tránh “lây nhiễm” căn bệnh ác tính này, chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau:
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
- Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá
- Không nên ăn nhiều đồ nướng, hun khói, nhiều chất phụ gia, ăn quá mặn trong thời gian dài
- Kiểm tra nhiễm vi khuẩn Hp khi sinh sống cùng người nhiễm Hp và bị bệnh dạ dày.
- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên, định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
Vi khuẩn Hp là một trong những tác nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư dạ dày, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc loại bỏ vi khuẩn Hp trong dạ dày cũng giúp giảm nguy cơ Ung thư dạ dày tới 40% cho nên nên việc phòng ngừa lây nhiễm và điều trị sớm vi khuẩn Hp là cần thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng nên tiệt trừ vi khuẩn Hp bằng kháng sinh vì điều đó có thể gây hại cho bạn hơn là lợi ích nó mang lại.
Theo Gastimunhp.vn
Phạm thị tuyêt says
Tôi bị đau bụng lâu năm đi khám bs nói tôi bị viêm loét dạ dày.gân đây tôi thấy hay đau bụng quặn bên trái và hay buôn nôn khan.đi cầu ra máu và khó đi.vâyj đó có phải triêu chứng ung thư dạ dày không.
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Các triệu chứng trên chưa đủ để kết luận bạn bị ung thư dạ dày, tuy nhiên đó là biểu hiện bệnh lý dạ dày nặng và bạn cần thăm khám, điều trị sớm. Đi ngòai ra máu có thể là dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa dưới, do đó khi thăm khám bạn cần kiểm tra cả đường tiêu hóa dưới.
Chúc bạn mau khỏe,
Cao thị hường says
Chào bác sĩ. E bị viêm loét hang vị dạ dày và có vi khuẩn hp dương tính. Đã uống kháng sinh được 15 ngày mà vẫn thấy nóng rát bụng dưới. Nhiều khi có cảm giác đau 1 chỗ cố định. Xin bác sĩ cho biết e muốn tầm soát ung thư dạ dày thì cần làm xét nghiệm gì
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trước tiên thì bạn hãy yên tâm để điều trị nhé, thời gian điều trị 15 ngày là thời gian sử dụng phác đồ tấn công để tiệt trừ hp, nhưng chưa đủ để làm lành vết loét dạ dày. Kết thúc 15 ngày sử dụng phác đồ kháng sinh tiệt trừ Hp bạn cần duy trì thêm ít nhất 2 tuần thuốc giảm tiết acid dạ dày, thậm chí là lâu hơn nếu ổ loét lớn. Nếu đơn thuốc bác sỹ chỉ kê 15 ngày bạn nên tái khám để điều chỉnh đơn thuốc và tiếp tục điều trị. Hiện nay, do tình trạng Hp kháng thuốc xảy ra khá phổ biến nên bạn có thể bổ sung thêm kháng thể chống Hp là GastimunHP với liều 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 4 tuần để củng cố hiệu quả tiệt trừ Hp của phác đồ cũ.
Trong trường hợp muốn tầm soát ung thư dạ dày thì khi tái khám tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sỹ có thể nội soi, sinh thiết khu vực tổn thương và làm xét nghiệm tế bào.
Bạn tham khảo thêm bài viết: Các phương pháp sàng lọc và phát hiện sớm ung thư dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe
Khiêm says
Bạn gái cháu bị ung thư dạ dày nhưng không được biết sớm, cháu và bạn gái cháu hôn nhau, không biết cháu có bị lây hay không ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Ung thư dạ dày không lây từ người này sang người khác nhưng bệnh lý này có tính chất di truyền và tác nhân quan trọng gây ung thư dạ dày là vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Trong số những người nhiễm Hp thì chỉ 1-3% mắc ung thư dạ dày. Nguy cơ sẽ cao hơn nếu như có thêm yếu tố di truyền (có quan hệ cận huyết thống với bệnh nhân) hoặc có tổn thương tại dạ dày.
Như vậy nếu trường hợp của bạn không có quan hệ huyết thống, nếu như bạn cũng không có biểu hiện của bệnh dạ dày thì không cần lo lắng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Khiêm says
DẠ, cháu muốn hỏi thêm là nếu trường hợp cháu đang bị đau viêm hang vị dạ dày ăn uống hay bị nê tức, đã từnh đi khám và uống thuốc và bạn gái cháu cũng bị đau dạ dày từ trước thì hôn nhau có khả năng cháu bị lây không ạ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào Khiêm,
Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm nếu bạn tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm khuẩn. Vậy nên nếu có các biểu hiện đau dạ dày bạn nên kiểm tra để điều trị sớm nhé.
Thân ái,
Thu says
Cho em hỏi em có người nhà bị ung thư dạ dày.cho em hỏi bệnh này có lây nhiễm không vậy
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy ung thư dạ dày có thể lây lan từ người này sang người khác. Lý do đơn giản bởi vì, không có 1 nguyên nhân cụ thể nào được phát hiện là nguyên nhân trực tiếp gây Ung thư dạ dày. Chẳng hạn như cùng nhiễm 1 chủng vi khuẩn Hp thì có người bị Ung thư dạ dày, nhưng có người lại không bị. Như vậy, mối tương tác giữa bản thân cơ thể người bệnh với các yếu tố gây Ung thư cũng là điều quan trọng góp phần quyết định việc người đó có bị Ung thư dạ dày hay không. Tuy nhiên, việc sinh sống, sinh hoạt lâu dài cùng người bị Ung thư dạ dày có thể làm tăng nguy cơ Ung thư dạ dày bởi lẽ sự chia sẻ thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, lây nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày…. Đây có thể cũng là lý do tại sao một số quần thể trong đó có các gia đình, cộng đồng dân cư lại có tỷ lệ nhiễm Hp cao, tỷ lệ Ung thư dạ dày cao hơn so với các quần thể khác.
Do đó để phòng tránh “lây nhiễm” căn bệnh ác tính này, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
– Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.
– Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
– Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá
– Không nên ăn nhiều đồ nướng, hun khói, nhiều chất phụ gia, ăn quá mặn trong thời gian dài
– Kiểm tra nhiễm vi khuẩn Hp khi sinh sống cùng người nhiễm Hp và bị bệnh dạ dày.
– Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng
– Theo dõi sức khỏe thường xuyên, định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
Chúc bạn mạnh khỏe,