Ung thư dạ dày là dạng Ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới, và là nguyên nhân gây tử vong do Ung thư đứng hàng thứ 2 (sau Ung thư phổi). Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ức tính 1 triệu người được chẩn đoán bệnh Ung thư dạ dày mỗi năm trên thế giới và có hơn 800.000 người tử vong mỗi năm do Ung thư dạ dày. Chỉ tính riêng năm ngoái, ở Mỹ có tới hơn 10.000 người chết vì Ung thư dạ dày, con số này ở Việt Nam là khoảng 9.000. Người ta ước tính trong 114 người nam và nữ thì có 1 người có căn bệnh chết người này.
Những năm gần đây, một vài dạng Ung thư dạ dày đã giảm, trong khi những dạng khác khó phát hiện sớm và nguy hiểm thì lại có xu hướng tăng.
Nội dung chính
Những con số đáng lưu ý của Ung thư dạ dày
- Nguyên nhân gây tử vong do Ung thư đứng hàng thứ 2 trên thế giới
- Thường xảy ra ở độ tuổi 20, 30, 40.
- Có yếu tố di truyền (HDGC) thì >85% là bị mắc Ung thư dạ dày.
- Thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn
- Tỷ lệ sống sót trong 5 năm của bệnh nhân ở giai đoạn IV là 4%, trung bình cho tất cả các giai đoạn là 26%.
Yếu tố nguy cơ chính gây Ung thư dạ dày
Một số yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được, tuy nhiên những yếu tố khác có thể được giảm bớt bằng cách thay đổi lối sống, phương pháp chăm sóc sức khỏe hiện tại. Bạn hãy xem bảng các yếu tố nguy cơ dưới đây và xem bạn có lựa chọn nào để giảm nguy cơ Ung thư dạ dày nhé.
Bảng các yếu tố nguy cơ gây Ung thư dạ dày
Biện pháp phòng ngừa Ung thư dạ dày và giảm nguy cơ
- Phát hiện sớm là cách quan trọng nhất để làm tăng khả năng sống sót của bệnh nhân Ung thư dạ dày.
- Thay đổi lối sống, chẳng hạn như ngừng hút thuốc lá, ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh.
- Thải trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) bằng kháng sinh và kháng thể OvalgenHP.
- Nắm rõ tiền sử bệnh trong gia đình và trao đổi với chuyên gia về tiêu hóa, Ung thư để xem nguy cơ Ung thư dạ dày của mình như thế nào.
- Giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp ngay từ khi còn trẻ bằng kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, mức sống thấp và chế độ ăn uống không hợp lý, không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Do vậy, để phòng ngừa ung thư dạ dày bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và lưu ý một số vấn đề sau:
- Thói quen ăn uống hợp lý: Bạn cần đảm bảo ăn đúng giờ, đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ để bớt gánh nặng cho dạ dày và tránh gây tổn thương cho dạ dày
- Ăn nhiều rau quả tươi: Rau quả cung cấp nguồn chất xơ và vitamin hết sức dồi dào. Đặc biệt khi bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin A,B,E sẽ giúp cơ thể tăng cường sự hấp thu protein, giúp bảo vệ cơ thể, phòng tránh ung thư dạ dày.
- Hạn chế ăn đồ muối chua như: cà muối, dưa muối, hành muối… Đây là những thực phẩm tuy rất dễ ăn và đưa cơm nhưng lại chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư.
- Hạn chế đồ nướng, hun khói, chiên rán nhiều dầu mỡ chế biến ở nhiệt độ cao.
- Không ăn những thực phẩm nấm mốc: Một số loại thực phẩm dễ mốc như gạo, ngô, đậu phộng có thể chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra chúng bị mốc bạn không nên sử dụng nữa mà cần loại bỏ ngay.
- Từ bỏ thuốc lá, rượu bia: Thuốc lá, rượu bia là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư dạ dày. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh. Vì vậy, bạn cần hạn chế hoặc từ bỏ hẳn những thói quen không tốt này để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và người xung quanh.
Dấu hiệu và triệu chứng của Ung thư dạ dày
Giai đoạn sớm của Ung thư dạ dày hiếm khi có triệu chứng, do đó bệnh thường rất khó được phát hiện trong giai đoạn này. Ung thư dạ dày có thể có hoặc không có triệu chứng về đường tiêu hóa. Những triệu chứng này, nếu có, cũng là triệu chứng chung của rất nhiều bệnh đường tiêu hóa khác, tuy nhiên, nếu bạn thảo luận kỹ với bác sỹ chuyên khoa dạ dày thì có thể sẽ tìm ra được nguyên nhân gây ra triệu chứng đó.
Một số dấu hiệu và triệu chứng của Ung thư dạ dày:
- Khó tiêu, ợ nóng hoặc triệu chứng loét dạ dày.
- Khó nuốt.
- Đau bụng hoặc khó chịu trong bụng, thường ở vùng trên rốn.
- Buồn nôn, nôn và đầy bụng sau bữa ăn.
- Nôn ra máu hoặc có máu lẫn trong phân.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Chán ăn
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi, kiệt sức.
- Cảm thấy no mặc dù ăn rất ít.
- Các triệu chứng có thể giống trong các bệnh khác như Trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng.
Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh không được bỏ sót. Hầu hết các triệu chứng này là của bệnh lý không phải Ung thư dạ dày. Chúng cũng có thể là triệu chứng của dạng Ung thư khác. Nếu bạn có các triệu chứng này mà triệu chứng ngày càng tồi tệ hơn, dùng nhiều biện pháp mà không đỡ thì cần phải gặp bác sỹ chuyên khoa để được tìm nguyên nhân và hướng điều trị thật sớm.
Các bước tăng cường nhận thức về bệnh Ung thư dạ dày để bảo vệ bạn và gia đình mình
- Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây Ung thư dạ dày.
- Biết các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Ung thư dạ dày.
- Hiểu rõ về bệnh sử của gia đình và tiếp tục cập nhật cho thế hệ sau.
- Chủ động trao đổi với các chuyên gia về nguy cơ Ung thư dạ dày.
- Cập nhật các thông tin mới nhất về Ung thư dạ dày từ các nguồn uy tín.
- Chia sẻ với bạn bè và người thân của mình website gastimunhp.vn để mọi người đều có cơ hội tiếp cận với các thông tin về bệnh dạ dày cũng như các biện pháp hữu ích chống lại Ung thư dạ dày.
Hoài An tổng hợp
Khổng văn thiệu says
Các bác sĩ cho cháu hỏi khi đi nội soi dạ day và có làm sinh thiết.thì sinh thiết liệu có chính xác tuyệt đối không ạ. Và 2 mảnh sinh thiết liệu có đủ để khẳng định 1 người bị ung thư dạ dày không ạ.cháu xin cảm ơn ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không thể khẳng định chính xác tuyệt đối nhưng xét nghiệm mô bệnh học chính là tiêu chuẩn vàng để chuẩn đoán xác định ung thư. Để chuẩn đoán chính xác bệnh, xác định giai đoạn phát triển đồng thời tiên lượng được cần phải kết hợp nhiều phương pháp chuẩn đoán khác nhau như chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hóa, huyết học.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Tran quang Vinh says
toi bi tao bon va phan bung. tren ron’ fat’ hoa? co cam giac rat’ nong’ ben trong ruot. di xet nghiem bi nhiem virut hp vay truong hop cua toi lda dang o giai doan. nao vay bac sy? co nguy hiem lam ko . cam’ on bac sy? rat nhieu
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của bạn có những biểu hiện triệu chứng của bệnh dạ dày thì nên nội soi để chuẩn đoán chính xác. Xét nghiệm HP chỉ dùng để xác định nguyên nhân gây bệnh chứ không cho biết mức độ tổn thương cụ thể. Nếu đã nội soi dạ dày bạn có thể gửi lại kết quả cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Duyên says
Nếu chỉ mới phát hiện trong dạ dày có vi khuẩn. Thì làm cách nào để phòng chống bệnh ung thư dạ dày
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Một trong các cách để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư dạ dày đó là tiệt trừ vi khuẩn Hp càng sớm càng tốt, trước khi có tổn thương tiền ung thư (viêm teo dạ dày, tăng sản niêm mạc dạ dày, dị sản, loạn sản ruột). Để được tư vấn kỹ càng hơn bạn vui lòng gửi lại thông tin chi tiết các xét nghiệm đã thực hiện và đơn thuốc nếu có.
Chúc bạn manh khỏe,
Nguyen duy says
Cho e hỏi e hay đau thượng vị vào ban đêm. Khi uống thuốc thì hết 1 thời gian. Rồi ăn uống thất thường hay ăn hơi no, là bị đau lại
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng bạn mô tả rất điển hình cho bệnh lý dạ dày. Chúng tôi không rõ bạn đang uống thuốc gì, đã thăm khám chưa. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lý dạ dày như vi khuẩn Hp, stress, sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường, yếu tố di truyền… Tùy từng nguyên nhân cụ thể mà có cách điều trị khác nhau. Nếu bạn chỉ uống thuốc giảm triệu chứng mà không điều trị đúng nguyên nhân thì tình trạng bệnh không thể cải thiện. Do vậy mà trước tiên bạn cần tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám, khi có kết quả thăm khám, xét nghiệm và đơn thuốc bạn có thể gửi lại để chúng tôi tư vấn kỹ càng hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,