Rất nhiều người nghĩ rằng, đau dạ dày là căn bệnh của người lớn còn trẻ nhỏ thì hầu như không mắc phải. Những thực tế thì hiện nay cũng có rất nhiều trẻ bị đau dạ dày và tình trạng này ngày một gia tăng. Vậy triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em có giống người lớn hay không và cách xử trí như thế nào?
Nội dung chính
Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em
Do cơ thể chưa phát triển hoàn thiện công thêm với sức đề kháng còn yếu nên trẻ em là đối tượng tấn công của nhiều bệnh lý và vi khuẩn, trong đó có bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em khá giống với nguyên nhân đau dạ dày ở người trưởng thành. Theo các số liệu thống kê cho thấy, rất nhiều trẻ em bị đau dạ dày là do vi khuẩn Hp. Ngoài ra, đau dạ dày ở trẻ em còn do một số nguyên nhân sau:
- Do chế độ ăn uống: Các bậc phụ huynh thường nghĩ cứ ép con ăn thật nhiều thì con sẽ nhanh lớn nhưng nếu ép trẻ ăn quá no, ăn những món trẻ không thích, không hợp cơ địa trẻ rất dễ nôn ói và làm cho dạ dày không tiêu hóa kịp gây đau dạ dày ở trẻ em. Hoặc do trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh chiên rán, đồ ăn cay, ăn quá nhanh… cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.
- Do di truyển: Đối với những gia đình mà ở đó người cha hoặc mẹ là một người mắc phải bệnh dạ dày thì khả năng rất cao con sinh ra đã bị bệnh về dạ dày bẩm sinh.
- Stress, lo lắng, mệt mỏi: Trẻ phải học hành quá tải, lo lắng quá nhiều, áp lực tâm lý dẫn đến bị stress cũng dẫn đến đau dạ dày
- Ngoài ra, loét dạ dày ở trẻ cũng có thể do thuốc, gây tổn thương ở dạ dày nhiều hơn.
Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em
- Đau bụng: Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ.Với những đứa trẻ lớn độ tuổi từ 10 – 16 tuổi thường bị đau bụng vùng thượng vị (cơ thể bé bắt đầu phát triển giông cơ thể người lớn) giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát, đau trước hoặc sau ăn, một số ít có cả cơn đau về đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài vài chục phút đến hàng giờ, mỗi đợt đau có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng. Còn với trẻ nhỏ hơn sẽ có triệu chứng đau bụng nhưng biểu hiện lại giống với đau bụng do giun chui vào ống mật. Nên hầu hết các bậc cha mẹ sẽ chuẩn đoán nhầm về bệnh tình của con trẻ nếu chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài.
- Nôn: Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn là những triệu chứng rất ít gặp ở trẻ lớn nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao và có thể xuất huyết tiêu hóa.
- Thiếu máu: Trẻ bị đau dạ dày sẽ bị thiếu máu, nguyên nhân thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.
Ngoài những triệu đặc trưng trên, ở trẻ còn xuất hiện một số biểu hiện để mẹ nhận biết đó là bé bỗng dưng biếng ăn, chán ăn và ăn không ngon, ợ chua, biểu hiện viêm ruột thừa khiến bé đau đớn trong một khu vực dạ dày.
Cách xử trí bệnh đau dạ dày ở trẻ em
Để có thể xử trí đúng cách với chứng đau dạ dày ở trẻ em, trước tiên bạn cần xem xét đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau dạ dày của trẻ: do vi khuẩn, do stress hay do chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Sau đó tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sỹ để điều chỉnh. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống, học tập, nghỉ ngơi cho bé. Dưới đây là một số cách sử trí tại nhà khi bé bị đau dạ dày:
Cho bé uống nước gừng và mật ong
Gừng là biện pháp khắc phục cơn đau dạ dày cho trẻ tại nhà rất hiệu quả. Gừng và mật ong sẽ giúp giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa, giảm chứng đầy hơi, đau bụng, cơn ho hoặc cơ đau do bệnh dạ dày gây ra. Lưu ý bạn không nên sử dụng gừng cho trẻ dưới 2 tuổi. Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi cùng với 1/2 muỗng cà phê mật ong và cho trẻ uống 2 lần/ ngày để giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa.
Bắt trẻ uống nhiều nước
Ngay cả khi trẻ đang bị những cơn đau dạ dày hành hạ, bạn vẫn nên cung cấp thật nhiều nước cho trẻ bởi vì thực tế việc cơ thể mất chất lỏng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ nhà bạn.
Xoa bóp, masage bụng nhẹ nhàng
Để giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm những cơn đau cho trẻ, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách sử dụng dầu ấm hoặc dầu ô liu. Bạn nên xoa bóp dạ dày nhẹ nhàng theo vòng tròn hướng chiều kim đồng hồ.
Cách chườm ấm
Chườm ấm hoặc tắm nước ấm cho trẻ sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn. Bạn có thể đặt một túi sưởi ấm lên trên bụng trẻ với nhiệt độ vừa phải cũng giúp trẻ giảm bớt cơn đau.
Với những cơn đau nghiêm trọng và các dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ nên kết hợp chặt chẽ giữa việc điều trị dưới chỉ định của bác sĩ và các phương pháp trên. Điều quan trọng là cần phải đề phòng cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Trong trường hợp bé bị đau dạ dày do có vi khuẩn Hp trong dạ dày, bác sỹ sẽ cân nhắc việc sử dụng kháng sinh để tiệt trừ vi khuẩn hoặc các giải pháp khác để ức chế vi khuẩn nếu chưa có loét dạ dày. Gần đây, tại Nhật Bản, các nhà khoa học đang đặc biệt quan tâm tới loại kháng thể OvalgenHP chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, sử dụng cho mọi đối tượng bao gồm cả trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sử dụng loại kháng thể trên kéo dài giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp dần dần. Nếu được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, đây sẽ là một trong những giải pháp rất hữu ích để hỗ trợ trong điều trị và giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp. Thông tin trên thực sự là tin vui với rất nhiều bậc phụ huynh đang có con nhỏ bị đau dạ dày mà nhiễm vi khuẩn Hp.
Utnho trần says
Chào bác sĩ!!con em được 4ruỡi khoảng mấy tháng nay bé thường xuyên bị ho và than khó chịu rồi ói ra chất nhớt nhày màu trắng có bọt như ko bị sốt,,Triệu chứng này khoảng vai ngày là bi lai trước tiên là ho và say đo ói nếu an gì khó tiêu là bi nặng hơn bác sĩ cho em hỏi vay là con em bị bệnh gì ạ!!! Cám ơn bác sĩ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý dạ dày ở trẻ nhỏ. Bạn nên đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhi để thăm khám và điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Việt says
Bé nhà e dc 5.5 tuổi cháu đi khám có vi khuẩn hp và bị viêm toàn bộ dạ dày và hành tá tràng.bác sỹ cho e hỏi liệu bệnh này có thể chữa khỏi đưts điểm k và chế độ ăn của cháu thế nào cho hợp lý a? E cảm ơn bsy
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ có thể gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng, khó tiêu, thiếu máu thiếu sắt, tuy nhiên hầu như không gây ung thư dạ dày nên trước tiên bạn không nên quá lo lắng. Bệnh lý viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP có thể điều trị khỏi, tuy nhiên hiện nay việc điều trị tương đối khó khăn do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc tăng cao và tỉ lệ tái nhiễm sau điều trị ở trẻ em lên tới 25%/năm. Đối với nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em, tùy theo mức độ ảnh hưởng của nhiễm khuẩn đối với sức khỏe mà áp dụng phác đồ kháng sinh hoặc không sử dụng phác đồ kháng sinh, cụ thể như sau:
– Trong trường hợp bé chỉ nhiễm khuẩn Hp mà chưa có bệnh lý dạ dày có thể sử dụng kháng thể kháng Hp (GastimunHP) đơn độc với liều tấn công 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 6-12 tuần để giảm dần tải lượng Hp về mức âm tính, phòng ngừa bệnh dạ dày. Liệu pháp kháng thể có ưu điểm là dễ sử dụng, độ an toàn cao và không gây kháng thuốc.
– Trường hợp bé nhiễm Hp, mức độ viêm dạ dày (chưa có loét): sử dụng GastimunHP trong 6 tuần phối hợp cùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày trong 2- 4 tuần (tùy theo tình trạng cụ thể) và xét nghiệm kiểm tra lại.
– Trường hợp bé nhiễm HP và đã có loét dạ dày: bắt buộc phải điều trị với kháng sinh, phối hợp cùng GastimunHP trong 4 tuần. Khi phải điều trị bằng kháng sinh bạn cần chú ý tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sỹ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Trong chế độ ăn uống, bạn vẫn cho bé ăn đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng: đường, đạm, béo, vitamin & khoáng chất. Tuy nhiên, nên cho bé ăn các thực phẩm mềm, tránh ăn đồ ăn cay nóng, đồ chiên, đồ uống có gas.
Chúc bạn mạnh khỏe,
trang says
cách khám để phát hiện bé có bị dạ dày hay không. có cách nào ngoai khám nộii soi k ạ. bé còn quá nhỏ nội soi tội quá
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nội soi dạ dày là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh lý dạ dày. Để nội soi dạ dày ở trẻ nhỏ bắt buộc phải gây mê, do vậy sẽ không gây khó chịu cho bé. Các phương pháp khác như test thở, xét nghiệm phân sử dụng để phát hiện vi khuẩn HP – nguyên nhân gây bệnh dạ dày không cho biết được dạ dày có bị tổn thương hay không. Tuy nhiên, tại một số cơ sở chưa thể thực hiện nội soi dạ dày cho trẻ nhỏ các bác sỹ có thể kết hợp các phương pháp này và dựa vào triệu chứng lâm sàng gợi ý để điều trị bệnh cho trẻ.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn thị hải says
Con tôi 1 tuổi. Nó rất lười ăn cũng như uống sữa. Ăn vào thì hay bị nôn ói. Tối từng bị viêm dạ dày dương tính HP. liệu có cách nào Kyra xem con tôi có bị viêm dạ dày hày k ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đối với trẻ 1 tuổi thì bạn có thể kiểm tra cho con thông qua xét nghiệm phân, và đồng thời nên siêu âm để kiểm tra thêm cấu trúc dạ dày có bình thường không. Tuy nhiên, biếng ăn và hay nhợn ói ở trẻ 1 tuổi có thể do nhiều nguyên nhân chứ không hoàn toàn do nhiễm HP. Do vậy ngoài xét nghiệm HP bạn cũng kiểm tra lại loại sữa bé uống phù hợp chưa, giờ giấc và chế độ ăn của bé nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,