Tỷ lệ nhiễm khuẩn H.pylori và tái nhiễm H.pylori sau khi điều trị ngày càng gia tăng nhanh ở Việt Nam đặc biệt là tình trạng lây nhiễm HP trong gia đình. Lý do là vì do thói quen ăn uống và sinh hoạt cùng nhau như: ăn chung bát đũa, chung bát nước chấm, mớm thức ăn cho trẻ hay hôn trẻ…
Theo nhóm nghiên cứu khảo sát của Đào Việt Hằng, Nguyễn Thị Vựng về tình trạng nhiễm HP trong các gia đình đã công bố trong Hội nghị tiêu hóa Đông Nam Á lần thứ 24 tổ chức 22-24/11/ 2018 với kết quả nghiên cứu trong tổng 218 hộ gia đình, 570 cá thể tham gia nghiên cứu thì tỷ lệ nhiễm HP trong gia đình theo từng thành viên và nhóm tuổi, giới tính như sau:
- Tỷ lệ nhiễm HP trong gia đình như sau: tỉ lệ nhiễm HP chung trong quần thể là 88,9 %, tỷ lệ nhiễm HP ở bố 87.1%, mẹ 88,6%, con trai 90,1%, con gái 90,6 %
- Tỉ lệ nhiễm HP theo nhóm tuổi: < 8 tuổi là 95,5 %, 8-10 tuổi: 94 %
Qua số liệu thống kê trên cho thấy tình trạng lây nhiễm HP trong gia đình rất cao. Nhiễm HP có thể mắc một số bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày thậm chí có thể có nguy cơ gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên hiện nay việc điều trị bệnh lý viêm dạ dày do vi khuẩn HP thường gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt ở trẻ em – nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn HP kháng thuốc tăng cao, hoặc sau điều trị thành công có thể lây nhiễm, tái nhiễm từ các thành viên khác trong gia đình. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia y tế về điều trị và phòng ngừa lây nhiễm, tái nhiễm HP.
Theo thống kê có khoảng 25% bệnh nhân người lớn tái nhiễm HP trong vòng 1 năm sau khi điều trị thành công. Ở trẻ em 3-4 tuổi tỉ lệ tái nhiễm thậm chí còn lên tới 55,4% trong năm đầu tiên.
Tái nhiễm HP sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh lý về dạ dày. Đặc biệt là việc tái nhiễm ở người lớn dễ dẫn tới các biến chứng nặng nề như loét dạ dày-tá tràng dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa ( 15-20%), thủng và tạo thành các cấu trúc teo, dẫn tới tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Chính vì vậy nhất thiết cần có biện pháp phòng tránh lây nhiễm, tái nhiễm HP.
Một số biện pháp phòng tránh lây nhiễm tái nhiễm HP như sau:
- Vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống: vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, nơi ở.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Khi trong nhà có người bị nhiễm Hp thì nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm.
- Đặc biệt khi trong gia đình có trẻ có bệnh lý dạ dày, nhiễm HP dương tính thì song song với việc điều trị HP cho trẻ cần lưu ý kiểm tra nhiễm HP cho bố mẹ, anh chị em ruột của trẻ và nên điều trị đồng thời cho tất cả các thành viên trong gia đình khi có nhiễm HP
- Kiểm tra vi khuẩn Hp khi có các dấu hiệu bệnh dạ dày và có chỉ định của bác sỹ để tiệt trừ kịp thời, tránh lây nhiễm ra các thành viên trong gia đình. Khi điều trị bệnh với phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, bạn nên kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP với thuốc để giúp nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh.
- Ngoài ra việc sử dụng kháng thể OvalgenHP hàng ngày là biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm vi khuẩn Hp.