Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là tác nhân nhóm I gây Ung thư dạ dày (theo WHO, tổ chức Y tế thế giới). Các nhà khoa học Đức gần đây cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa những tổn thương do vi khuẩn Hp gây ra trong dạ dày với sự hình thành, phát triển của các tế bào Ung thư dạ dày sau thời gian dài nhiễm khuẩn Hp.
Trước đây, các thầy thuốc hoàn toàn cho rằng bệnh lý dạ dày là do sự gia tăng acid dạ dày và suy yếu của lớp chất nhày bảo vệ dạ dày. Chính vì vậy, điều trị chủ yếu sử dụng các thuốc giảm tiết acid dạ dày. Tuy nhiên, sau phát hiện vi khuẩn Hp của bác sỹ người Úc, Barry Marshall vào năm 1983, người ta đã thấy rằng, bệnh lý dạ dày chủ yếu là do nhiễm khuẩn Hp và việc điều trị bệnh dạ dày tập trung vào tìm kiếm và tiêu diệt vi khuẩn Hp bằng các thuốc kháng sinh.
Sau hơn 30 năm phát hiện vi khuẩn Hp, việc điều trị bệnh lý dạ dày đã đạt được những bước tiến vượt trội. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã thực sự biết rõ về vi khuẩn Hp. Sau đây là một số những sự thật ít biết về loại vi khuẩn được gọi là vi khuẩn Ung thư dạ dày này.
Vi khuẩn Hp là kẻ thù số 1 của dạ dày
Nội dung chính
- 1 Có nhiều chủng vi khuẩn Hp khác nhau
- 2 Vi khuẩn Hp cũng bị acid dạ dày tiêu diệt
- 3 Vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở nhiều nơi trong cơ thể người
- 4 Không phải ai nhiễm Hp cũng bị bệnh dạ dày và không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có vi khuẩn Hp
- 5 Vi khuẩn Hp còn được gọi là vi khuẩn Ung thư dạ dày
- 6 Trẻ em cũng có thể bị nhiễm Hp
- 7 Vi khuẩn Hp dễ dàng kháng thuốc kháng sinh
- 8 Đã có giải pháp mới trong hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm hp
Có nhiều chủng vi khuẩn Hp khác nhau
Cũng giống như nhiều loại sinh vật khác, vi khuẩn Hp có nhiều chủng khác nhau. Trong đó, người ta đặc biệt quan tâm tới các loại vi khuẩn Hp có chứa yếu tố độc tính CagA và VacA vì những chủng Hp đó có khả năng gây Viêm loét dạ dày tá tràng, Ung thư dạ dày cao gấp nhiều lần so với những chủng Hp không có hai gen kể trên. Dựa vào yếu tố CagA và VacA, người ta cũng phân chia thành các khu vực nhiễm Hp trên thế giới. Việt Nam và Nhật Bản nằm trong khu vực nhiễm loại vi khuẩn Hp có chứa CagA và VacA nên chủng vi khuẩn Hp ở Việt Nam có độc tính cao hơn chủng Hp ở các nước châu Âu.
Vi khuẩn Hp cũng bị acid dạ dày tiêu diệt
Acid dạ dày vừa giúp tiêu hóa thức ăn vừa bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh
Trước đây, không ai tin rằng vi khuẩn Hp có thể tồn tại được trong môi trường acid khắc nghiệt như trong dạ dày. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra loại men Urease của vi khuẩn Hp là yếu tố giúp loại vi khuẩn này tồn tại được trong môi trường acid dạ dày. Về sau này, một số người lại quan niệm rằng, vi khuẩn Hp chỉ tồn tại được trong môi trường acid, đó là quan niệm sai lầm. Trên thực tế, khi người ta tạo ra loại kháng thể ức chế được men Urease của vi khuẩn Hp thì chúng cũng sẽ bị acid dạ dày tiêu diệt dễ dàng như các loại vi khuẩn khác khi đi qua dạ dày.
Vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở nhiều nơi trong cơ thể người
Vi khuẩn Hp không phải chỉ tồn tại trong môi trường dạ dày. Các nhà khoa học đã tìm thấy chúng ở trong các mảng bám trên răng, trong các khoang, hốc của cơ thể như khoang miệng, đường ruột… Chính vì vậy, chúng cũng dễ dàng lây nhiễm theo nhiều con đường khác nhau trong đó phổ biến nhất là đường từ miệng – miệng và đường ăn uống.
Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong khoang miệng người bệnh
Không phải ai nhiễm Hp cũng bị bệnh dạ dày và không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có vi khuẩn Hp
Nhiều người đi kiểm tra sức khỏe tình cờ phát hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày và tỏ ra lo lắng. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai nhiễm Hp cũng có bệnh dạ dày và ngược lại, không phải ai bị bệnh dạ dày cũng có nhiễm Hp. Vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày trên người phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố là cơ địa nhạy cảm của người bệnh với vi khuẩn Hp – yếu tố này có tính di truyền nên bạn sẽ dễ dàng bắt gặp một gia đình có nhiều người cùng bị đau dạ dày, và yếu tố nữa là độc tính của chủng vi khuẩn Hp mà người bệnh bị mắc.
Vi khuẩn Hp còn được gọi là vi khuẩn Ung thư dạ dày
Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (WHO – 1994)
Nhiều người nghĩ rằng, vi khuẩn Hp không thể điều trị triệt để nên tìm cách chung sống với bệnh dạ dày và với vi khuẩn Hp suốt đời. Điều đó là không nên bởi có hàng trăm công trình nghiên cứu trên thế giới về khả năng gây Ung thư dạ dày của vi khuẩn Hp. Chính vì vậy, loại vi khuẩn này được tổ chức Y tế thế giới xếp loại vào nhóm tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày. Việc điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp cần phải tiến hành thật triệt để, không nên chủ quan trong quá trình điều trị.
Trẻ em cũng có thể bị nhiễm Hp
Một số bậc phụ huynh vẫn còn rất ngạc nhiên khi nhận kết quả bệnh lý dạ dày có nhiễm Hp của con mình bởi quan niệm trẻ nhỏ thì không bị bệnh dạ dày và càng không thể nhiễm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em trên thế giới nói chung là tương đối cao. Ở Việt Nam, một số điều tra cho thấy có tới khoảng 40% trẻ bị nhiễm khuẩn Hp và số trẻ bị bệnh do nhiễm Hp cũng gia tăng nhanh chóng.
Vi khuẩn Hp dễ dàng kháng thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh lý khác trong khi dạ dày đang có vi khuẩn Hp, hoặc không tuân thủ tốt phác đồ điều trị vi khuẩn Hp là hai nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh. Tỷ lệ người nhiễm Hp trên thế giới rất cao, ở Việt Nam, tỷ lệ này lên tới 70%, chính vì vậy, trong quá trình sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý khác nhau nhiễm trùng hô hấp, chúng ta đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp kháng lại loại thuốc kháng sinh đó. Việc dễ dãi trong sử dụng kháng sinh của người dân ở các nước đang phát triển cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng Hp kháng thuốc ngày càng phức tạp hơn.
Đã có giải pháp mới trong hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm hp
Lần đầu tiên Nhật Bản tạo ra được loại kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp
Mặc dù chưa có vaccine chống vi khuẩn Hp, nhưng tại Nhật Bản, người dân đã được khuyến khích sử dụng loại kháng thể có tên là OvalgenHP hàng ngày để nâng cao sức đề kháng với vi khuẩn Hp, kể cả các chủng Hp đã kháng thuốc, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp trong cộng đồng. Đối với trẻ em, việc tuân thủ điều trị đúng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp là điều hết sức khó khăn do các loại thuốc kháng sinh phải sử dụng ở liều cao, kéo dài và thường có vị đắng.
Chính vì vậy, trẻ bỏ thuốc trong quá trình điều trị cao làm cho tỷ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc ở trẻ em gia tăng nhanh chóng hơn người lớn rất nhiều. Để giải quyết tình trạng đó, có thể sử dụng phối hợp kháng thể OvalgenHP cùng phác đồ điều trị Hp hoặc sử dụng riêng lẻ trong trường hợp trẻ em kháng thuốc. Đối với bệnh nhân có vi khuẩn Hp đã kháng thuốc, việc phối hợp phác đồ điều trị Hp với OvalgenHP khiến cho thuốc phát huy được tác dụng trở lại.
Độc giả cần tìm hiểu về các kiến thức về bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra và các biện pháp xét nghiệm, điều trị bệnh lý này, xin vui lòng đặt câu hỏi cho chuyên gia của chúng tôi trên website, hoặc gọi điện tới số 0986 316 151 để được tư vấn cụ thể!
Hoàng Giang says
Tôi năm nay 54 tuổi,sau xét nghiệm máu,siêu am khoang bụng và nội soi,kết luận là tôi bị sung huyết hang vị và có 3 loại ký sinh trùng,(xét nghiệm máu không thấy số liệu xét nghiệm về ký sinh trùng.
Thưa bác sĩ.
1.Tôi có nên uống 4 loại thuốc trị sung huyết hang vị dạ dày chung với thuốc trị giun sán không?
2.Thuốc trị giun sán (ALZENTAL 400mg) có nên uống liên tục 5 ngày liền không?
3. Nếu không xét nghiệm về ký sinh trùng thì BS có dựa vào gì mà kết luận bệnh nhân nhiệm ký sinh trùng?
4. bảng xét nghiệm máu khuẩn HP là âm tính (Không có HP).
xin cảm ơn BS nhiều.
Chuyên gia tư vấn says
Chào anh,
Anh gửi thêm thông tin chi tiết về đơn thuốc dạ dày được kê để chúng tôi tư vấn được chính xác.
Có rất nhiều tiêu chí để chuẩn đoán bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng, bao gồm các chỉ số máu (bạch cầu ưa acid tăng), hình ảnh siêu âm, kết hợp triệu chứng lâm sàng. Để biết rõ hơn anh nên trao đổi với bác sỹ đã thăm khám trực tiếp cho anh nhé.
Chúc anh mạnh khỏe,