Ngày nay, tỷ lệ trẻ em bị bệnh đau dạ dày đang gia tăng nhanh chóng. Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có những biện pháp phòng ngừa cho con phù hợp, tránh để căn bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng học tập, sinh hoạt.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết: “Nhóm trẻ em có độ tuổi từ 6 – 16 tuổi có khả năng mắc phải bệnh về dạ dày vô cùng cao. Trong đó nhóm có độ tuổi từ 10 – 16 tuổi có tỉ lễ nhiễm bệnh cao hơn rất nhiều so với nhóm có độ tuổi thấp hơn”.
Do sức đề kháng còn yếu nên trẻ em thường là đối tượng tấn công của nhiều bệnh lý và vi khuẩn, trong đó có bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này ở trẻ.
Theo các số liệu thống kê cho thấy, rất nhiều trẻ em bị đau dạ dày là do vi khuẩn HP. Tùy vào từng nơi và điều kiện sinh sống, số lượng các bệnh nhi bị các bệnh lý về dạ dày do loại vi khuẩn này cao thấp khác nhau. Dưới đây là chi tiết những nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ em
Nội dung chính
Nguyên nhân trẻ bị đau dạ dày
Do chế độ ăn uống
Thói quen bắt con ăn nhiều để mong con nhanh lớn của các bậc phụ huynh chính là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở trẻ em. Nếu ép trẻ ăn quá no, ăn những món trẻ không thích, không hợp cơ địa trẻ rất dễ nôn ói và gây áp lực cho dạ dày, làm cho dạ dày không tiêu hóa kịp gây đau dạ dày ở trẻ em. Hoặc do trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh chiên rán, đồ ăn cay, ăn quá nhanh… cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.
Stress
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất. Tất cả học sinh từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông dường như phải học quá nhiều: học ở trường, học ở lớp học thêm và học ở nhà, không còn thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí… Sự quá tải trong việc học sẽ dẫn đến mệt mỏi, strees, trở thành gánh nặng cho sức khỏe nói chung và bệnh viêm dạ dày nói riêng.
Do sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm
Nhiều phụ huynh khi con ốm, sốt, viêm mũi là liền cho con sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn chặn bệnh nhưng việc phụ thuộc, sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng gây tổn thương đến dạ dày của trẻ. Một số thuốc có thể gây tổn thương dạ dày ở trẻ như: NSAIDs, corticoid.
Nhiễm khuẩn Hp
Theo nhiều thống kê, một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (HP) đã được tìm thấy trong 80% bệnh nhân có loét dạ dày, và 90% có loét tá tràng. Kinh tế phát triển lại tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn: thức ăn đường phố, nguồn nước, môi trường, lối sống… ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa không đáp ứng kịp mà gây nên bệnh. Việc nhiễm vi khuẩn HP thường bắt đầu khi trẻ còn nhỏ, có khi 1-2 tuổi đã mắc, gặp nhiều nhất là khi trẻ 7-8 tuổi. Việc trẻ bị viêm dạ dày từ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh suốt đời, việc điều trị bệnh dễ tái phát, cần phát hiện sớm để được điều trị tích cực, kịp thời.
Trẻ bị đau dạ dày thường có biểu hiện: Không muốn ăn, ăn uống khó tiêu, đau bụng vùng trên rốn, da xanh xao, ăn uống kém, gầy sút, mất tập trung, căng thẳng, đầy bụng sau ăn, hoặc nếu có ăn được thì thức ăn sẽ không được nghiền trộn và chuyển hóa tốt, kết quả là cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hoạt động của toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể sẽ suy yếu đi mà biểu hiện rõ rệt nhất là trẻ thường mệt mỏi, da xanh, gầy sút, uể oải, hoa mắt, hay hồi hộp, căng thẳng, mất tập trung. Cũng có trường hợp có biểu hiện rất rõ là nôn ra máu, đi cầu phân đen như bã cà phê hoặc có máu. Bệnh có thể tăng lên khi ăn thức ăn, đồ uống kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối…
Cách phòng chống và xử trí đau dạ dày ở trẻ em
Để có thể xử trí đúng cách với chứng đau dạ dày ở trẻ em, trước tiên phụ huynh cần xem xét đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau dạ dày của trẻ: do vi khuẩn, do stress hay do chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Sau đó tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sỹ để điều chỉnh. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống, học tập, nghỉ ngơi cho bé để bình thường hóa chức năng của dạ dày, tăng cường hệ thống tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ thức ăn là không nhỏ. Ăn uống khoa học, ăn chín, uống sôi, ăn đúng bữa, không ăn quá no, không ăn quá khuya, không vừa ăn vừa chạy nhảy, vừa ăn vừa đọc sách, xem tivi hoặc sử dụng các thiết bị điện tử… Khi có các triệu chứng về tiêu hóa như: đau bụng, chán ăn, khó tiêu, nôn, tiêu chảy, táo bón… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp bé bị đau dạ dày do có vi khuẩn Hp trong dạ dày, bác sỹ sẽ cân nhắc việc sử dụng kháng sinh để tiệt trừ vi khuẩn hoặc các giải pháp khác để ức chế vi khuẩn. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có loại vaccine nào thích hợp dành cho việc phòng ngừa vi khuẩn Hp ở trẻ em. Gần đây, tại Nhật Bản, các nhà khoa học đang đặc biệt quan tâm tới loại kháng thể OvalgenHP chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn Hp và có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Sử dụng loại kháng thể trên kéo dài được chứng minh có thể giúp tăng sức đề kháng đối với H.pylori; giúp bảo vệ, cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày. Đặc biệt dùng OvalgenHP phối hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori. Nghiên cứu tại Nhật Bản trên những người tình nguyện có Hp dương tính cho thấy, sử dụng kháng thể OvalgenHP liên tục trong 3 tháng có tới 76% trường hợp không còn phát hiện thấy vi khuẩn Hp qua test hơi thở nữa. Đây là một trong những giải pháp trợ giúp hữu ích để tăng hiệu quả điều trị khi phối hợp với thuốc.
>>> Xem thêm: Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em và cách xử lý