Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) – tác nhân chính gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày – đang âm thầm lan truyền trong các gia đình Việt Nam qua những thói quen tưởng chừng vô hại như ăn chung, mớm cơm, hay hôn trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất, với tỷ lệ lên tới 98% trong các gia đình có người nhiễm HP.
Nội dung chính
HP lây lan trong gia đình qua những con đường nào?
Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người sang người qua các con đường sau:
-
Đường miệng – miệng: HP tồn tại trong nước bọt và mảng bám răng, dễ lây khi dùng chung bát đũa, bàn chải đánh răng, hoặc khi mớm thức ăn cho trẻ.
-
Đường phân – miệng: HP có thể lây qua tay bẩn sau khi đi vệ sinh nếu không rửa tay kỹ, hoặc qua thực phẩm, nước uống bị nhiễm khuẩn
-
Đường dạ dày – miệng: Khi người bệnh bị ợ chua hoặc trào ngược, HP từ dạ dày có thể lên miệng và lây cho người khác qua tiếp xúc gần
-
Qua thiết bị y tế không tiệt trùng: Nội soi dạ dày hoặc các thủ thuật y tế khác nếu không được khử trùng đúng cách có thể truyền HP từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác
Trẻ em – nạn nhân dễ bị lây nhiễm HP
Trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 8 tuổi, có nguy cơ nhiễm HP rất cao trong môi trường gia đình. Các thói quen như mớm cơm, hôn trẻ, dùng chung dụng cụ ăn uống là những con đường lây truyền chính. Một nghiên cứu tại Trung tâm đào tạo tiêu hóa gan mật Việt Nam cho thấy, trong các gia đình có người nhiễm HP, tỷ lệ trẻ dưới 8 tuổi bị lây nhiễm lên tới gần 98%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển.
Con số này nêu ra 2 vấn đề rất đáng chú ý:
- Thứ nhất, ba mẹ nhiễm HP thì tỉ lệ lây nhiễm sang cho con rất cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày đối với trẻ. Ngoài bệnh lý dạ dày, nhiễm khuẩn HP cũng liên quan tới một số vấn đề khác như gây biếng ăn, giảm hấp thu sắt và xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
- Thứ 2, nếu trẻ bị bệnh lý dạ dày do nhiễm HP đã diệt trừ thành công, trong khi ba mẹ cũng có nhiễm thì trẻ rất có thể sẽ nhanh chống bị tái nhiễm sau điều trị.
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải hết sức lưu tâm tới vấn đề phòng ngừa lây nhiễm HP trong gia đình, đặc biệt là nếu gia đình có thành viên bị nhiễm HP với các tổn thương nặng ở dạ dày.
Cách phòng ngừa lây nhiễm HP trong gia đình
Để giảm nguy cơ lây nhiễm HP, cần thực hiện các biện pháp sau:
-
Không dùng chung dụng cụ ăn uống: Mỗi người nên có bộ bát đũa riêng, tránh dùng chung bát nước chấm.
-
Hạn chế mớm thức ăn và hôn trẻ nhỏ: Những hành động này có thể truyền HP từ người lớn sang trẻ.
-
Rửa tay thường xuyên: Đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, để ngăn ngừa lây nhiễm qua đường phân – miệng.
-
Khám sức khỏe định kỳ: Nếu trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày hoặc có triệu chứng nghi ngờ, nên đi khám và xét nghiệm HP để phát hiện và điều trị kịp thời.
Hỗ trợ phòng ngừa lây nhiễm HP trong gia đình bằng kháng thể OvalgenHP
OvalgenHP là loại kháng thể thụ động có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng gà đã được gây miễn dịch đặc hiệu với vi khuẩn HP, do viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản nghiên cứu. Kháng thể OvalgenHP giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HP theo cơ chế:
- Cơ chế loại trừ trực tiếp: gắn kết đặc hiệu với men urease của HP, khiến vi khuẩn HP mất khả năng sinh trưởng, phát triển trong dạ dày. Kháng thể OvalgenHP cũng làm cho vi khuẩn HP mất khả năng bám dính trên niêm mạc dạ dày và ngưng kết chúng lại với nhau, từ đó dưới tác động của nhu động cop bóp của dạ dày, vi khuẩn HP bị đào thải ra ngoài
- Cơ chế miễn dịch: kích thích sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn HP.
Cơ chế hoạt động của kháng thể OvalgenHP
Tại Nhật Bản, kháng thể OvalgenHP được đưa vào một số loại thực phẩm như sữa chua, thực phẩm bổ sung để người dân có thể sử dụng rộng rãi, từ đó góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HP trong cộng đồng.