Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa vi khuẩn Hp. Để điều trị vi khuẩn Hp, chế độ ăn uống góp phần tăng hiệu quả điều trị của thuốc, giảm bớt cảm giác mệt mỏi, tác dụng phụ của thuốc điều trị. Trong phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống và vệ sinh ăn uống đóng vai trò quyết định.
Nội dung chính
Lời khuyên cho chế độ ăn uống
Một chế độ ăn dựa trên việc cung cấp tối ưu dinh dưỡng không những giúp phòng tránh mắc Hp mà còn giúp ích trong việc phòng ngừa các biến chứng do Hp gây ra ở những người đã nhiễm Hp. Trong một nghiên cứu về Vitamin C trên cả chuột và người đều chỉ ra rằng lượng 5g/ngày giúp loại bỏ vi khuẩn trong 30% đối tượng làm thí nghiệm, tuy nhiên liều 5g/ngày là liều rất cao, bạn không nên tự ý sử dụng với bất kể mục đích gì vì ở liều đó có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm khác cho cơ thể. Các nghiên cứu dịch tễ học cũng chỉ ra rằng, việc ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin C, các chất chống oxy hóa khác giúp hạ thấp tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp và giảm biến chứng do Hp gây ra… Nhiều nghiên cứu trên người về việc sử dụng kháng thể IgY giúp thải trừ vi khuẩn Hp bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp loại trừ vi khuẩn Hp trong 50-80% người nghiên cứu. Tại Nhật Bản, nước đầu tiên trên thế giới sử dụng loại kháng thể này trong thực phẩm hàng ngày trong 13 năm qua cũng nhận thấy, tỷ lệ trẻ em từ 12 tuổi trở xuống bị nhiễm Hp ở mức thấp kỷ lục, tới mức nhiều người tin rằng, một thế hệ công dân mới của Nhật Bản, hoàn toàn không có vi khuẩn Hp sẽ xuất hiện trong 1,2 thập kỷ nữa.
Chất xơ là một phần thiết yếu trong hoạt động của hệ tiêu hóa và người ta cũng nhận thấy tỷ lệ loét tá tràng giảm xuống ở những người có xu hướng sử dụng nhiều chất xơ, đặc biệt là từ các nguồn rau, quả, lúa mạch, ngũ cốc.
Thực phẩm cần phải tránh: đường và thức ăn chứa nhiều đường như sô cô la, cà phê, sữa, thịt đỏ, thực phẩm đóng hộp…
Nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng các loại vi sinh vật trong họ Lactobacilli ở những người bệnh có Hp. Các nghiên cứu chỉ ra lợi ích có thể có từ Fructo-oligosaccharide (FOS), thực phẩm này cũng có lợi cho đường ruột. Nhiều chủng Lactobacillus acidophilus, và Lactobacillus salivarius ức chế sự phát triển của Hp trên chuột thí nghiệm, có thể do sự khả năng sản xuất acid lactic, và đe dọa khả năng bám của Hp vào tế bào niêm mạc dạ dày. Nghiên cứu đó cũng chỉ ra rằng, cũng như việc loại trừ tổ chức Hp đã xâm nhiễm trong dạ dày, sự hiện diện của Lactobacilli giúp chống nhiễm Hp. Sử dụng trà, trà xanh và trà đen, rượu vang đỏ cũng có liên quan tới tỷ lệ mắc Hp thấp, trong khi cà phê và rượu mùi lại có tác dụng ngược lại.
Uống từ 6-8 cốc nước mỗi ngày giúp duy trì điều kiện tối ưu của lớp chất nhầy trong dạ dày. Vitamin A cũng được cho rằng giúp tăng sản xuất chất nhày trong dạ dày.
Thực phẩm bổ sung
Có nhiều loại thảo dược có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp trên mô hình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nhưng còn chưa được công nhận ở mô hình nghiên cứu trên động vật và trên người và đa số là không có kết quả rõ rệt khi làm nghiên cứu trên người, ít nhất là cho tới hiện nay. Một số loại dược liệu có tác dụng như Cam thảo bắc, Rêu Iceland, mật ong Manuka, Nghệ đen, tỏi, Quế, Đại hoàng. Barry Marshall lưu ý rằng vi khuẩn Hp nhạy cảm với berberine và dịch chiết từ hạt chanh có tác dụng tương đối tốt trong loại trừ vi khuẩn Hp. Nhựa thơm từ cây Nhũ hương (Pistacia lentiscus), một loại thuốc dân gian cổ xưa cho hệ tiêu hóa, hiện nay cũng được nghiên cứu tác dụng loại trừ Hp.
Chỉ dẫn chế độ ăn uống cho những người trong gia đình có tiền sử Ung thư dạ dày
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C – rau củ quả tươi, sạch: ớt ngọt, cam, chanh, dâu tây, dưa gang, kiwi….
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt: loại rau xanh lá đậm, các loại đậu, hoa quả khô.
- Các loại thực phẩm giàu carotenoid: cà rốt, mơ, rau mùi, dưa đỏ, rau bina, xoài, khoai lang, khoai tây.
- Tăng cường các chất xơ hòa tan và không hòa tan: ngũ ốc nguyên hạt, các loại đậu, rau xanh, các loại hạt, quả tươi, khô.
- Tránh hút thuốc và các loại thực phẩm lên men (dưa muối, cà muối)
- Tránh đường, muối và chất béo bão hòa.
- Tránh ăn quá nhiều.
Chỉ dẫn chế độ ăn uống cho gia đình có tiền sử Loét dạ dày tá tràng
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C – rau củ quả tươi, sạch: ớt ngọt, cam, chanh, dâu tây, dưa gang, kiwi….
- Các loại thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, mơ, rau mùi, dưa đỏ, rau bina, xoài, khoai lang, các loại đậu, bắp cải, khoai tây.
- Tăng cường các chất xơ hòa tan và không hòa tan: ngũ ốc nguyên hạt, các loại đậu, rau xanh, các loại hạt, quả tươi, khô.
- Tránh các loại thịt hun khói.
- Tránh đường.
Thực phẩm hỗ trợ trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp
- Chất chống oxy hóa: Viamin A, E, C, Selen, N-acetyl cysteine, Alpha lipoic acid.
- Probiotics: Lactobacillus salivarius và Lactobacillus acidophilus.
- Prebiotics: F.O.S
- Vitamin và khoáng chất.
- L-Glutamine, enzyme tiêu hóa.
- Kháng sinh tự nhiên: berberine, nhựa cây nhũ hương, dịch chiết hạt chanh, tỏi, nghệ đen, mật ong.
- Kháng thể OvalgenHP: là loại kháng thể có tác dụng ức chế trực tiếp men urease của vi khuẩn Hp do các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu. Men urease là yếu tố quan trọng bậc nhất giúp vi khuẩn Hp có thể xâm nhiễm và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày. Kháng thể OvalgenHP ức chế hoạt động của men urease, do đó giúp giảm khả năng xâm nhiễm và sống sót của Hp trong dạ dày. Các nghiên cứu được thực hiện tai nhiều quốc khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam… cho thấy, sử dụng OvalgenHP có tác dụng hỗ trợ giúp giảm tải lượng Hp và giảm viêm dạ dày. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy khi sử dụng OvalgenHP kết hợp với các thuốc điều trị khác (như thuốc ức chế tiết acid dạ dày, kháng sinh diệt Hp) làm tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori.
Ds. Thanh Loan tổng hợp và lược dịch
Mỹ Dung says
Bác sĩ chuẩn đoán ba tôi bi Virus HP, chỉ được ăn cháo với muối, nhưng ba tôi già rồi nên khi ăn cháo với muối nhiều ngày khiến ông kiệt sức. Vậy cho tôi hỏi ngoài cháo với muối, ba tôi có thể ăn thêm gì khác kg? Cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Không biết bệnh nhân đã khám bệnh ở đâu? Ngoài bệnh lý dạ dày bệnh nhân còn có bệnh lý gì khác? Chế độ ăn chỉ cháo với muối là không hợp lý vì không cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng tôi cần biết tình trạng cụ thể của bệnh nhân để có thể đưa ra tư vấn chế độ ăn thích hợp. Bạn vui lòng liên hệ hotline 0986 316 151 để được tư vấn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Katy Lee says
Kết quả test hơi thở C13 là 33.7 thì có cao không ạ? Ít khi có triệu chứng đau dạ dày.
Con nhỏ 3 tuổi có dễ bị lây không do có thể dùng chung muỗng đũa? Có cần xét nghiệm cho con không?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Tải lượng Hp của bạn không cao, tuy nhiên nó không phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh. Để chẩn đoán chính xác bạn nên nội soi dạ dày kiểm tra nhé.
Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm qua đường ăn uống, nguy cơ lâu nhiễm từ bố mẹ sang con cái là rất cao. Tuy nhiên, không phải trẻ cứ bị nhiễm Hp là sẽ bị bệnh lý dạ dày, do vậy nếu bé không có biểu hiện triệu chứng thì bạn không cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra cho con.
Để phòng ngừa lây nhiễm HP và nâng cao sức đề kháng đối với vi khuẩn HP cho bé, bạn có thể tham khảo cho bé dùng kháng thể kháng HP là OvalgenHP, liều 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại trong 3 tháng liên tiếp có thể nghỉ 1-2 tháng rồi lặp lại liệu trình trên.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thu says
Em bi trao nguoc da day thuc quan va + voi HP co an duoc chao ga khong?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn có thể ăn món ăn trên bình thường nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,