Ung thư dạ dày là một trong số những dạng Ung thư thường gặp nhất trong Ung thư và cũng đứng hàng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong do Ung thư (sau Ung thư phổi) với tỷ lệ khoảng 70-80% trường hợp Ung thư tử vong. Mối liên hệ giữa nhiễm khuẩn H.pylori (Hp) và Ung thư dạ dày đã được làm rõ. Việc loại trừ vi khuẩn Hp cũng được chứng minh là làm giảm đáng kể nguy cơ bị mắc Ung thư dạ dày.
Loại trừ vi khuẩn Hp là mục tiêu phòng ngừa Ung thư dạ dày
Nội dung chính
- 1 Nhiễm H.pylori có thể giảm nguy cơ một số loại ung thư đồng thời tăng nguy cơ một số loại ung thư khác như thế nào?
- 2 H.pylori CagA dương tính là gì và nó ảnh hưởng như thế nào tới nguy cơ ung thư dạ dày?
- 3 U lympho liên quan tới niêm mạc dạ dày là gì (MALT) và bằng chứng nào cho thấy bệnh có thể gây ra bởi H.pylori?
- 4 Nhiễm trùng H.pylori có liên quan tới bất cứ loại ung thư nào khác không?
- 5 Điều trị tiệt trừ H.pylori có thể giảm tỷ lệ ung thư dạ dày không?
- 6 Ai nên kiểm tra để chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng H. pylori ?
Nhiễm H.pylori có thể giảm nguy cơ một số loại ung thư đồng thời tăng nguy cơ một số loại ung thư khác như thế nào?
Mặc dù người ta không chắc chắn về việc làm thế nào nhiễm trùng H.pylori làm tăng nguy cơ ung thự dạ dày non-cardia, một số nhà nghiên cứu giả thiết răng sự hiện diện trong một thời gian dài của đáp ứng viêm khiến cho các tế bào niêm mạc dạ dày trở nên bị ung thư. Ý kiến này được ủng hộ khi người ta tìm thấy sự biểu đạt tăng lên của một cytokine (Il-1 beta) trong dạ dày của chuột chuyển gen gây ra viêm dạ dày rải rác và ung thư. Lượng tế bào tăng lên từ tổn thương tế bào đang diễn ra làm tăng khả năng tế bào sẽ phát triển các đột biến gây hại.
Một giả thiết có thể giả thích nguy cơ giảm đối với ung thự dày cardia và ung thư biểu mô thực quản ở những người nhiễm H.pylori liên quan tới sự giảm acid trong dạ dày – tình trạng thường thấy sau nhiều thập kỷ có H.pylori xâm nhiễm. Do vậy sẽ làm giảm trào ngược acid lên thực quản, một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư biểu mô tuyến tại phía trên dạ dày và thực quản.
H.pylori CagA dương tính là gì và nó ảnh hưởng như thế nào tới nguy cơ ung thư dạ dày?
Một số vi khuẩn H. pylori giải phóng độc tố sản xuất bởi một gen gọi là gen A liên quan tới độc tố tế bào (CagA ) vào nơi các tế bào niêm mạc dạ dày gặp nhau. Độc tố này – còn gọi là CagA – làm thay đổi cấu trúc các tế bào dạ dày và cho phép vi khuẩn bám vào niêm mạc dạ dày dễ dàng hơn. Sự tiếp xúc lâu dài của độc tố này gây ra viêm dạ dày mạn tính. Tuy nhiên không phải tất cả các chủng vi khuẩn H.pylori đều mang gen CagA, nếu mang gen này thì chúng được phân loại là H.pylori CagA (+).
Bằng chứng nghiên cứu dich tễ cho thấy nhiễm trùng H.pylori cagA (+) có mối liên quan đặc biệt tới nguy cơ tăng lên đối với ung thư dạ dày non-cardia và giảm nguy cơ ung thư biểu mô tuyến thực quản. Ví dụ, một phân tích gộp trên 16 nghiên cứu đối chứng thực hiện trên khắp thế giới cho thấy các đối tượng có H.pylori (+) cagA có nguy cơ tăng gấp 2 lần đối với ung thư dạ dày non-cardia so với người có H.pylori(-) CagA . Ngược lại một nghiên cứu đối chứng trường hợp tại Thụy điển tìm thấy người nhiễm H.pylori (+) CagA có nguy cơ giảm ý nghĩa đối với ung thư biểu mô tuyến thực quản. Tương tự, một nghiên cứu khác thực hiện tại Mỹ cũng tìm thấy mối liên quan giữa nhiễm Hpylori (+) CagA đối với giảm nguy cơ ung thư biểu mô tuyến thực quản và ung thư dạ dày cardia phối hợp nhưng không thấy mối liên quan này ở các bệnh nhân nhiễm H.pylori (-) cagA.
Nghiên cứu gần đây đã đề xuất một cơ chế, qua đó CagA có thể góp phần vào quá trình sinh ung thư dạ dày. Trong 3 nghiên cứu trên người nhiễm H.pylori (+) CagA liên quan tới sự bất hoạt các protein ức chế khối u bao gồm P53.
U lympho liên quan tới niêm mạc dạ dày là gì (MALT) và bằng chứng nào cho thấy bệnh có thể gây ra bởi H.pylori?
U MALT lymphoma là một dạng bệnh hiếm gặp của u lympho non-Hodgkin, đặc trưng bởi sự nhân lên chậm của tế bào lympho B – một dạng tế bào miễn dịch trong niêm mạc dạ dày. Dạng ung thư này chiếm tỷ lệ khoảng 12% của u lympho non-Hodgkin ngoài hạch xảy ra ở nam giới và chiếm khoảng 18% u lympho non-Hodgkin ngoài hạch xảy ra ở nữ giới.
Bình thường lớp niêm mạc dạ dày không có các mô lympho (hệ thống miễn dịch) nhưng sự phát triển của mô này thường được kích thích khi đáp ứng với sự xâm nhiễm của H.pylori vào niêm mạc dạ dày ( 2 ). Chỉ trong một số hiếm các trường hợp mô này phát triển thành MALT lymphoma. Tuy nhiên gần như tất cả các bệnh nhân u MALT dạ dày đều chỉ ra dấu hiệu nhiễm trùng H. pylori và nguy cơ phát triển ung thư này cao gấp 6 lần ở những người nhiễm H.pylori so với người không nhiễm .
Nhiễm trùng H.pylori có liên quan tới bất cứ loại ung thư nào khác không?
Người ta vẫn chưa biết rõ liệu H.pylori có liên quan tới bất cứ loại ung thư nào khác không. Một số nghiên cứu tìm thấy mối liên quan thuận giữa nhiễm trùng H.pylori và ung thư tụy nhưng bằng chứng còn có tranh cãi. Không tìm thấy mối liên quan nào về mối liên quan quan giữa H.pylori và ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng hoặc ung thư phổi.
Điều trị tiệt trừ H.pylori có thể giảm tỷ lệ ung thư dạ dày không?
Các dữ liệu theo dài dài hạn từ một thử nghiệm lâm sàng lựa chọn ngẫu nhiên có nhóm đối chứng tại Quảng đông, Trung quốc – nơi mà tỷ lệ ung thư dạ dày rất cao- cho thấy điều trị ngắn hạn bằng kháng sinh để tiệt trừ H.pylori làm giảm tần xuất ung thư dạ dày. Trong khoảng gần 15 năm sau khi điều trị, tần xuất ung thư dạ dày giảm xuống gần 40%. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở các nghiên cứu nhỏ hơn.
Ai nên kiểm tra để chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng H. pylori ?
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), những người có ung thư dạ dày, tá tràng hoặc có tiền sử loét dạ dày tá tràng cần phải được thử H.pylori và nếu nhiễm thì cần phải được điều trị tiệt trừ. Test thử H.pylori và điều trị nhiễm trùng H.pylori cũng khuyến cáo cho người ung thư dạ dày giai đoạn sớm đã phẫu thuật cắt đoạn dạ dày và bệnh nhân u MALT mức độ thấp.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
Nguyễn Hồng Diệp says
cháu chào bác sĩ ạ, cháu năm nay 18t ở Hải Phòng ạ. Cháu bị viêm niêm mạc dạ dày đc khoảng gần năm nay rồi ạ, cháu bị nhiễm cả virus HP nữa ạ nhưng đã điều trị từ lúc biết. Cháu chưa nội soi lại dạ dày, thỉnh thoảng cháu bị đâu nhưng ít ạ. Mấy ngày nay cháu đau do ăn cay, cho đến hôm nay cháu đi đại tiện ra phân đen, cháu không biết do dạ dày hay là do cháu đã ăn tiết luộc từ hôm trước. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ, cháu sợ cháu bị ung thư dạ dày ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nếu bạn có ăn huyết động vật thì có thể sẽ làm cho phân có màu đen. Tuy nhiên, bạn nên tái khám chuyên khoa tiêu hóa lại vì hiện bạn vẫn đang có biểu hiện của bệnh lý dạ dày. Hơn nữa, nếu sau một phác đồ điều trị mà bạn không tái khám thì không thể biết được bạn đã tiệt trừ hết Hp hay chưa. Vi khuẩn Hp không được tiệt trừ hết, hoặc bị tái nhiễm sau điều trị có thể sẽ làm tái phát và lâu dần tình trạng bệnh có thể nặng hơn. Do đó việc tái khám là bắt buộc. Khi có kết quả thăm khám bạn có thể gửi lại cho chúng tôi để nhận được những tư vấn tiếp theo.
Chúc bạn mạnh khỏe,