Viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm với các biểu hiện phù nền, đỏ, đau, có thể có tổn thương. Tình trạng này kéo dài dai dẳng và dễ bị tái phát lại khi gặp phải các yếu tố thuận lợi thì gọi là Viêm dạ dày mạn tính.
Viêm dạ dày mạn tính là bệnh lý phổ biến hiện nay (ảnh minh họa)
Trước đây, mọi người vẫn cho rằng Viêm dạ dày là một phát hiện y khoa hữu ích nhưng không cho rằng đó là một bệnh. Tuy nhiên, tới năm 1982, khi Barry Marshall phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) và tình trạng Viêm dạ dày được coi là một bệnh lý thực sự. Trên thực tế, nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh Viêm dạ dày mạn tính. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs) kéo dài, trào ngược dịch mật, bệnh tự miễn cũng gây ra tình trạng Viêm dạ dày mạn tính.
Viêm dạ dày mạn tính ảnh hưởng tới đàn ông nhiều hơn phụ nữ, có thể là do đàn ông có nhiều thói quen sống bất lợi cho dạ dày hơn như uống rượu bia, hút thuốc lá… hoặc do yếu tố hormone trong cơ thể, hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ được cho rằng có khả năng bảo vệ cơ thể phụ nữ khỏi nhiều bệnh lý trong đó có Ung thư dạ dày, Viêm dạ dày. Bệnh Viêm dạ dày mạn tính không được điều trị triệt để cũng có thể chuyển thành Ung thư dạ dày, bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao thứ hai trong các bệnh lý Ung thư (đứng sau Ung thư phổi).
Nội dung chính
Điều trị bệnh theo phương pháp truyền thống
Với những bệnh nhân bị Viêm dạ dày mạn tính do sử dụng các thuốc chống viêm thì khi ngừng sử dụng thuốc kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ có thể giúp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Đối với đa số trường hợp Viêm dạ dày mạn tính việc điều trị vi khuẩn Hp là bắt buộc vì có tới 95% bệnh nhân Viêm dạ dày mạn tính có vi khuẩn Hp.
Khi điều trị vi khuẩn Hp ở bệnh nhân có bệnh Viêm dạ dày mạn tính, bác sỹ thường kết hợp ít nhất hai loại kháng sinh và một loại thuốc ức chế acid dạ dày. Tuy nhiên, phác đồ điều trị này gần đây thể hiện một số hạn chế như khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp giảm dần do vi khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng, các tác dụng bất lợi cho cơ thể như làm rối loạn tiêu hóa, giảm vị giác… Chính vì vậy, nhu cầu hiện nay là một giải pháp phối hợp trong điều trị bệnh Viêm dạ dày mạn tính có vi khuẩn Hp nhằm đảm bảo diệt trừ thành công vi khuẩn Hp, kể cả vi khuẩn Hp đã kháng thuốc.
Kháng thể giúp giảm tải lượng vi khuẩn Hp của Nhật Bản
Thời gian vừa qua, các nhà khoa học viện nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã ứng dụng phương pháp miễn dịch thụ động để tạo ra loại kháng thể có tác dụng ức chế men Urease của vi khuẩn Hp, có tên gọi là OvalgenHP. Đây là loại kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, có tác dụng ức chế men urease, gây tổn thương vi khuẩn Hp và giúp làm mất khả năng sinh sống của vi khuẩn Hp trong môi trường acid dạ dày. Tại Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản đã tài trợ cho chương trình nghiên cứu OvalgenHP từ những năm 2000, sau đó khuyến khích người dân Nhật Bản sử dụng rộng rãi, bổ sung trong các loại thực phẩm hàng ngày như sữa chua, sữa cho trẻ em nhằm thải trừ dần vi khuẩn Hp khỏi cộng đồng.
Ưu điểm vượt trội của kháng thể OvalgenHP.
Kháng thể OvalgenHP có tác dụng trợ giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori; giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày. Kháng thể OvalgenHP dùng phối hợp với thuốc làm tăng hiệu quả điều trị cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori hoặc dương tính với H.pylori nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
Ghi nhận sau 13 năm sử dụng kháng thể OvalgenHP tại Nhật Bản cho thấy tỷ lệ trẻ em từ 12 tuổi trở xuống nhiễm Hp giảm xuống tới mức thấp kỷ lục là 1,8%, dự báo một thế hệ công dân Nhật Bản hoàn toàn không có vi khuẩn Hp trong khoảng hai thập kỷ nữa.
PV Minh Vân