Tỷ lệ trẻ nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày ngày càng tăng cao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng tổn thương dạ dày, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, khiến trẻ chậm phát triển, chậm lớn. Vậy khi phát hiện trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày mẹ nên làm gì?
Nội dung chính
Cách phát hiện nhiễm Hp ở trẻ
Vi khuẩn HP có khả năng lây lan một cách nhanh chóng, chính vì vậy trẻ em rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn nguy hại này sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh như : Ăn các thức ăn kém vệ sinh; Uống nước bị nhiễm khuẩn; Không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc lây bệnh qua tuyến nước bọt khi được người nhiễm bệnh hôn. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có thể chưa biểu hiện ngay lập tức các triệu chứng ta bên ngoài, do đó nếu chúng chưa tấn công vào niêm mạc ruột gây viêm loét dạ dày thì cha mẹ các em khó lòng phát hiện ra được.
Khi HP gây viêm dạ dày, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, trong đó phổ biến nhất là đau bụng quanh rốn. Tuy nhiên, đau bụng là triệu chứng chung bất cứ bé nào cũng đều gặp phải, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nên rất khó phân biệt bé đau bụng có phải do nhiễm HP hay không. Ngoài ra bé bị nhiễm vi khuẩn HP còn có một số triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn, biếng ăn, sụt cân và có thể đi tiêu ra máu.
Những trường hợp nghi ngờ, các bác sĩ sẽ phải hỏi kỹ bệnh sử, khám lâm sàng và nếu cần sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán cần thiết và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Do vậy, phụ huynh không nên tự đưa trẻ đi test tìm Hp một cách không cần thiết. Nếu có những triệu chứng nghi ngờ, hoặc gia đình có người lớn bị viêm loét dạ dày – tá tràng do Hp, hoặc có người bị ung thư dạ dày thì hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên ngành để được khám và tư vấn và bác sĩ sẽ quyết định bé có cần test hay không, tránh những tốn kém không đáng có cũng như những hoang mang lo lắng khi test dương tính mà không cần điều trị gì.
Những xét nghiệm tìm Hp ở trẻ em
Bác sĩ thường tư vấn phụ huynh để làm nội soi dạ dày. Việc nội soi dạ dày không chỉ để tìm Hp mà quan trọng hơn là đánh giá thực quản, dạ dày và tá tràng trẻ có tổn thương chưa, nếu có thì dạng nào (viêm hay loét, vị trí nào, một hay nhiều chỗ), nặng nhẹ ra sao… Khi nội soi, bác sĩ sẽ bấm lấy một số mẫu thịt nhỏ (sinh thiết) để xem trên kính hiển vi xác định tổn thương (vì nhìn bằng mắt thường chưa chắc đã chính xác), đồng thời tìm HP bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các bậc cha mẹ thường lo lắng về việc gây mê, nội soi có quá nặng nề với bé hay không. Thực ra việc chuẩn bị nội soi diễn ra rất cẩn trọng, khám tiền mê và xét nghiệm để đánh giá bé có sẵn sàng và an toàn cho thủ thuật hay không. Gây mê nhẹ nhàng với các bé nhỏ để khi soi xong là bé cũng vừa tỉnh. Với các trẻ lớn hợp tác tốt thì chỉ cần xịt tê tại chỗ là soi được.
Hai loại xét nghiệm khác thường dùng để theo dõi sau điều trị xem Hp đã được diệt sạch hay chưa là Test hơi thở C13 và tìm Kháng nguyên Hp trong phân. Loại đầu thì dùng cho trẻ trên 4 tuổi, có thể hợp tác tốt, còn loại sau (thử phân) thì dùng cho trẻ nhỏ. Hai loại test này đã được chứng minh giá trị đáng tin cậy của mình trong việc theo dõi Hp sau điều trị ở trẻ em.
Những xét nghiệm khác như nuôi cấy vi khuẩn chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, hay như test huyết thanh thì hầu như không được khuyên dùng ở trẻ em vì những hạn chế trong độ tin cậy của nó.
Vậy trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp phải làm sao?
1. Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Theo các bác sĩ chuyên khoa, vi khuẩn Hp có thể sống trú ẩn trong dạ dày của bé trong nhiều năm mà không gây ra bất kì tác hại nào, những trường hợp này không cần thiết phải can thiệp bằng y tế. Do vậy, phụ huynh không nên quá lo lắng khi trẻ đi khám phát hiện có khuẩn HP mà bác sĩ không cho thuốc điều trị, tránh tự ý sử dụng kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ cho trẻ hoặc vô tình gây ra hiện tượng đề kháng kháng sinh.
Việc điều trị sẽ được bắt đầu khi vi khuẩn Hp tấn công vào niêm mạc dạ dày gây viêm loét và khiến bé gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Lúc này bé cần được đưa đi khám để được dùng thuốc điều trị. Phác đồ tiệt trừ HP ở trẻ có nhiều loại thuốc, thời gian uống được chia thành các thời điểm khác nhau (trước ăn, sau ăn). Cha mẹ cần lưu ý cho con uống thuốc đúng giờ và đủ liều để đạt được hiệu quả điều trị cao.
2. Chăm sóc trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp đúng cách
Để giúp bé mau chóng khỏi bệnh thì chế độ chăm sóc bé tại nhà cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi ăn để ngăn ngừa tái nhiễm cũng như lây nhiễm bệnh cho các thành viên khác trong gia đình
+ Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho bé. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm sau:
- Bông cải xanh: Chứa sulforaphane – một chất đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp.
- Quả nam việt quất: Giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp nhờ chứa chất proanthocyanidins
- Sữa chua: cung cấp lợi khuẩn protiotics cho dạ dày có thêm sức mạnh chống lại vi khuẩn gây hại
- Dầu oliu: Nghiên cứu cho thấy chất polyphenol trong dầu oliu có khả năng tiêu diệt đối với 8 dòng Hp
- Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại rau có màu xanh lá đậm hay các loại trái cây như cam, quýt, dâu bưởi…sẽ giúp bổ sung nguồn vitamin C dồi dào để các bé có sức đề kháng tốt nhằm chống lại bệnh tật.
+ Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến và chỉ cho bé ăn các thức ăn đã được nấu chín
+ Cho bé uống nước đun sôi để nguội và các loại nước khoáng có tính kiềm để giảm tình trạng dư thừa axit trong dạ dày.
+ Sử dụng kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản: hầu hết trẻ nhiễm HP chưa cần điều trị kháng sinh ngay, trường hợp này phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng kháng thể đặc hiệu để giúp giảm tải lượng vi khuẩn HP. OvalgenHP là loại kháng thể thụ động chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, có khả năng ức chế men urease của vi khuẩn HP và có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Sử dụng loại kháng thể trên kéo dài được chứng minh có thể giúp tăng sức đề kháng đối với H.pylori; giúp bảo vệ, cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày. OvalgenHP cũng có thể sử dụng phối hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori. Nghiên cứu tại Nhật Bản trên những người tình nguyện có Hp dương tính cho thấy, sử dụng kháng thể OvalgenHP liên tục trong 3 tháng có tới 76% trường hợp không còn phát hiện thấy vi khuẩn Hp qua test hơi thở nữa. Đây là một trong những giải pháp tự nhiên mà phụ huynh có thể lựa chọn sử dụng cho trẻ khi dương tính với HP.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách điều trị và chăm sóc cho trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp. Nếu có bất kì thắc mắc nào cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện nhờ bác sĩ tư vấn để được hiểu rõ hơn về vấn đề này để yên tâm chữa bệnh cho con.