Chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp: hiệu quả tiệt trừ Hp giảm sút nghiêm trọng dẫn tới tình trạng bệnh dai dẳng. Hiện nay hiệu quả tiệt trừ Hp với phác đồ đầu tay chỉ còn 34,5% so với 91% ở thời điểm nam 2000 (Bùi Chí Nam và CS).
Vậy lý do nào dẫn tới tới tỷ lệ thất bại cao như vậy? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết hơn về nguyên nhân và cách xử trí.
Nội dung chính
Vì sao điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp thất bại?
Không tuân thủ đúng phác đồ điều trị
Sử dụng thuốc không đúng liều lượng, uống không đúng cách cũng như uống không đủ thời gian điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ là lý do phổ biến dẫn tới thất bại điều trị, tăng nguy cơ kháng thuốc. Đặc biệt việc tự ý sử dụng lại đơn thuốc cũ, không tái khám để kiểm tra tình trạng bệnh cũng như mức độ nhiễm Hp càng làm tăng nguy cơ “lờn” kháng sinh và vi khuẩn Hp không những không bị tiêu diệt mà còn cư ngụ dai dẳng hơn trên niêm mạc dạ dày.
Nếu không tuân thủ nghiêm ngặt, dù áp dụng đến phác đồ thứ 2, thứ 3 cũng sẽ rất khó tiệt trừ dứt điểm Hp.
Bài viết chi tiết: Phác đồ điều trị vi khuẩn HP
Vi khuẩn Hp kháng thuốc
Việt Nam là một trong số các quốc gia có tình trạng Hp kháng thuốc ở mức cao, đặc biệt các kháng sinh sử dụng trong phác đồ đầu tay như Clarithromycin, Metronidazole. Hiện đang có xu hướng gia tăng tỷ lệ Hp kháng thuốc với các kháng sinh nằm trong các phác đồ cứu vãn như Levofloxacin . Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại điều trị
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Nhiều bệnh nhân bị viêm, loét dạ dày do vi khuẩn Hp sau khi thuyên giảm triệu chứng thì vẫn duy trì thói quen nhậu nhẹt và thuốc lá. Bên cạnh đó, sử dụng chung bát, thìa, đũa, ly nước khi ăn cơm hay dùng chung bát nước chấm cũng là những con đường khiến khuẩn Hp lây nhiễm chéo Hp, đặc biệt trong gia đình không thăm khám và điều trị HP triệt để cho cả gia đình dẫn đến trường hợp tái nhiễm chéo HP trong gia đình rất cao. Ví dụ như con được điều trị HP triệt để nhưng bố mẹ không điều trị hoặc ngược lại thì khả năng lây tái nhiễm lại HP là rất cao.
Tìm hiểu về các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP có lây không?
Tỷ lệ tái nhiễm cao
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tái nhiễm sau khi điều trị Hp thành công lên tới 24% ở người lớn (đây cũng là nguyên nhân làm tăng gấp 4 lần nguy cơ tái loét dạ dày); 25,2% ở trẻ em; đặc biệt nhóm trẻ 3 -6 tuổi tỷ lệ tái nhiễm sau 1 năm lên tới 40-50% . Tái nhiễm Hp có thể xảy ra rất sớm sau khi tiệt trừ thành công, khiến cho việc điều trị dứt điểm Hp trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Như vậy bên cạnh việc lựa chọn một phác đồ điều trị phù hợp, ý thức tuân thủ điều trị tốt thì làm thế nào phòng chống tái nhiễm tốt cũng sẽ góp phần quan trọng giúp điều trị dứt điểm Hp.
Giải pháp trợ giúp điều trị bệnh dạ dày do HP từ Nhật Bản:
Trong bối cảnh tiệt trừ Hp vô cùng khó khăn, sự ra đời của kháng thể OvalgenHP được các nhà khoa học đặt kỳ vọng là giải pháp hỗ trợ có thể giúp kiểm soát nhiễm khuẩn Hp một cách toàn diện hơn. Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ cho những công trình nghiên cứu liên tiếp để đánh giá hiệu quả của kháng thể OvalgenHP trên lâm sàng. Kết quả cho thấy, kháng thể OvalgenHP thực sự có khả năng giúp giảm tải lượng Hp trên người, thậm chí đạt được mức âm tính sau 1, 2, 3 tháng sử dụng với tỉ lệ là 50-80% (chi tiết: Các công trình nghiên cứu khoa học).
Hơn 10 năm sử dụng tại Nhật Bản, kháng thể OvalgenHP đã góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm Hp trong cộng đồng người Nhật, giảm tỉ lệ mắc bệnh dạ dày và ung thư dạ dày. Báo cáo năm 2011, tỉ lệ nhiễm Hp ở Nhật, đặc biệt là thế hệ trẻ em dưới 12 tuổi đã giảm xuống mức rất thấp, chỉ còn 1,8%.
Năm 2016, nghiên cứu tại Việt Nam về “Hiệu quả điều trị hỗ trợ của OvalgenHP ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, loét dạ dày – tá tràng nhiễm Helicobacter pylori” của PGS.TS.BS Vũ Văn Khiên – Trưởng khoa TDCN – Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã được báo cáo tại Hội nghị Tiêu hóa các nước Đông Nam Á lần thứ 11 – Hội nghị khoa học tiêu hóa toàn quốc lần thứ 22 và Hội nghị H.pylori Nhật Bản – Hàn Quốc 2016. (chi tiết nghiên cứu tại đây). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng kháng thể OvalgenHP phối hợp với phác đồ EAC đạt tỉ lệ tiệt trừ Hp thàn công là 78%, trong khi đó nếu chỉ sử dụng phác đồ kháng sinh EAC mà không phối hợp OvalgenHP thì tỉ lệ âm tính chỉ đạt 41%.
Bên cạnh việc dùng thuốc và các biện pháp bổ trợ hợp lý thì chúng ta cũng cần nâng cao ý thức và kiến thức về bệnh lý dạ dày do khuẩn Helicobacter pylori ,có vậy mới giúp đẩy lùi tình trạng tái nhiễm Hp nhiều lần ở cả người lớn và trẻ em.