Kể từ sau năm 1992, khi mà phát hiện vi khuẩn Hp trong dạ dày được công nhận trên toàn thế giới, các thầy thuốc đã giúp hàng triệu bệnh nhân bệnh dạ dày thoát khỏi nỗi khổ của căn bệnh mà trước đây được coi là phải chung sống cả đời. Ngày nay, y học phát triển nhưng dường như vi khuẩn Hp dạ dày lại một lần nữa quay trở lại đe dọa sức khỏe, thậm chí tính mạng của nhiều người do sự kháng thuốc gia tăng nhanh chóng khiến cho việc diệt vi khuẩn Hp dạ dày ngày càng trở nên khó khăn.
Minh họa diễn biến từ nhiễm khuẩn Hp tới Ung thư dạ dày
Nội dung chính
Vi khuẩn Hp – tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày
Trước hết chúng ta cần nhắc lại một số điểm chính về vi khuẩn Hp (tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H.pylori). Đây là một loại xoắn khuẩn có khả năng sinh sống, phát triển ngay trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Khả năng chống chọi với môi trường acid là do vi khuẩn Hp có thể tiết ra lượng lớn enzyme Urease giúp chúng phân hủy Urea trong dạ dày để tạo ra Carbonic và Amoniac, kết quả cuối cùng là trung hòa môi trường xung quanh chúng để chúng không bị acid dạ dày tiêu diệt. Trong quá trình phát triển tại dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra các độc tố gây viêm, hủy lớp chất nhày dạ dày dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, lâu ngày có thể chuyển thành Ung thư dạ dày. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp vi khuẩn Hp vào nhóm tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày.
Điều trị vi khuẩn Hp bằng thuốc kháng sinh thất bại gia tăng
Để điều trị các bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp, các thầy thuốc bắt buộc phải chỉ định tiêu diệt vi khuẩn Hp bằng phác đồ tiêu diệt vi khuẩn Hp. Phác đồ này bao gồm 2 thuốc kháng sinh kết hợp với 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày. Tuy nhiên, tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng khiến cho việc điều trị vi khuẩn Hp trở nên khó khăn. Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam những năm gần đây chỉ ra rằng chỉ có khoảng 50% số bệnh nhân nhiễm Hp điều trị thành công vi khuẩn Hp (đạt âm tính Hp) sau khi dùng phác đồ đầu tiên. Đây là tình trạng đáng báo động.
Tỷ lệ diệt trừ thành công vi khuẩn Hp giảm dần theo thời gian
Một khi tiệt trừ vi khuẩn Hp thất bại sau phác đồ đầu tiên, thầy thuốc có thể sẽ chuyển sang các phác đồ tiếp theo để diệt Hp. Nếu như tiếp tục thất bại, có thể phải cân nhắc làm kháng sinh để để biết vi khuẩn Hp đã kháng các loại thuốc kháng sinh nào và lựa chọn các loại kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên, đối với trẻ em bị nhiễm Hp thì điều này không hề đơn giản, vì lựa chọn kháng sinh cho trẻ em để diệt Hp không có nhiều.
Kháng thể từ Nhật Bản – giải pháp mới trong hỗ trợ kiểm soát nhiễm khuẩn Hp
Để có thể điều trị được vi khuẩn Hp trong tình trạng khó khăn như hiện nay, các hướng nghiên cứu trên thế giới không tập trung vào việc tìm các loại kháng sinh mới vì điều đó rất phức tạp, tốn kém. Các nhà khoa học, thay vào đó sẽ tập trung tìm ra các cách kết hợp mới để tăng cường hiệu quả điều trị của các phác đồ diệt Hp cũ, vốn từng bị mất tác dụng. Một trong những giải pháp đó được các nhà khoa học Nhật Bản ứng dụng đầu tiên trên thế giới là sử dụng kháng thể trực tiếp chống vi khuẩn Hp.
OvalgenHP có tác dụng ức chế men urease của vi khuẩn Hp – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn Hp tồn tại dai dẳng trong dạ dày. Kháng thể chống lại khả năng sinh tồn của vi khuẩn Hp trong dạ dày, khiến cho vi khuẩn Hp không có khả năng trung hòa môi trường acid trong dạ dày, đồng thời phá hủy vách tế bào vi khuẩn, giúp cho kháng sinh xâm nhập vào trong tế bào vi khuẩn dễ hơn. Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản, gọi loại kháng thể này là OvalgenHP. Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, nhóm người có Hp được cho sử dụng sản phẩm có chứa OvalgenHP trong thời gian liên tục trong 3 tháng có 76% bệnh nhân không còn phát hiện thấy vi khuẩn Hp bằng test thở.
100% trường hợp giảm lượng vi khuẩn Hp
và 76% không phát hiện thấy Hp sau 3 tháng sử dụng OvalgenHP
(Testuro Yamane et al.Food and Development vol 38 No 11, 2004)
Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của PGS.TS.Vũ Văn Khiên và cộng sự thực hiện tại bệnh viện trung ương quân đôi 108 trên 77 bệnh nhân viêm loét dạ dày có Hp dương tính với tiêu đề “Hiệu quả điều trị hỗ trợ của GastimunHP ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, loét dạ dày – tá tràng nhiễm Helicobacter pylori”. Kết quả cho thấy: nhóm sử dụng phác đồ diệt Hp thông thường chỉ có tỷ lệ tiệt trừ Hp thành công khoảng 40%, trong khi đó nhóm sử dụng kết hợp phác đồ diệt Hp thông thường với OvalgenHP trong thời gian 1 tháng thì có tỷ lệ tiệt trừ Hp thành công lên gần 80% (Vu Van Khien, Nguyen Van Sa. Tóm tắt cá báo cáo Hội nghị tiêu hóa các nước Đông Nam Á lần thứ 11 – trang 18)
OvalgenHP được sử dụng cho trẻ em và người lớn đang điều trị bệnh Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp phối hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị.
Để biết thông tin chi tiết về loại kháng thể này, xin vui lòng truy cập: https://gastimunhp.vn hoặc gọi tới số điện thoại 0903 294 739
le thị lan says
dạ thưa bs em bị viêm dạ dày .xét nghiệm máu thì kết quả hp là 155 bs cho em biêt phác đồ điều trị ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Xét nghiệm máu không còn được coi là tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm Hp dạ dày. Bạn nên sử dụng một xét nghiệm khác chính xác hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trang says
Bs cho em hoi me em bi hp 3 tháng rồi chưa khỏi nội soi vẫn dương tính. H phải kết hợp thuốc này như thế nào
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Trường hợp của mẹ bạn nên sử dụng GastimunHp phối hợp cùng phác đồ điều trị chính xác ngay từ đầu. Liều dùng của GastimunHP là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 4 tuần.
Để được kiểm tra đơn thuốc bạn có thể gửi lại cho chúng tôi trước khi bắt đầu điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,