Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là yếu tố hàng đầu gây ung thư dạ dày. Các chuyên gia tiêu hóa thế giới khuyến cáo cần tiệt trừ Hp sớm ở những đối tượng cụ thể nhằm phòng ngừa ung thư dạ dày và giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu này.
Nội dung chính
Vi khuẩn Hp là yếu tố gây bệnh chính đối với ung thư dạ dày
Mối liên quan giữa vi khuẩn Hp và bệnh lý viêm loét dạ dày được phát hiện lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học người Úc là Giáo sư Barry J.Marshall và Giáo sư J.Robin Warren vào năm 1984. Ở thời điểm đó, phát hiện này đã làm đảo ngược quan điểm điều trị phổ biến trên thế giới trong suốt thời gian dài, các nhà khoa học cho rằng loại vi khuẩn này mới là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày chứ không phải yếu tố stress tâm lý.
Người ta cũng hoài nghi rằng, vi khuẩn Hp có liên quan tới ung thư dạ dày. Do đó mà có rất nhiều các công trình nghiên cứu trên toàn cầu, bao gồm nghiên cứu dịch tễ, nghiên cứu phân tử, nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu ở người đã được thực hiện nhằm giải đáp nghi ngờ này. Các dữ liệu ở thời điểm hiện tại cho chúng ta biết, có ít nhất 90% các ca bệnh ung thư dạ dày liên quan tới nhiễm khuẩn Hp. Điều này đã mở ra một hướng đi mới cho các bác sỹ trong việc ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh ung thư dạ dày vốn có tỉ lệ tử vong rất cao. Câu hỏi đặt ra là, liệu tiệt trừ Hp có giúp giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày?
Diệt trừ Hp có giúp giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày không?
Tại Hội nghị đồng thuận Masstricht V diễn ra tại Florence năm 2016, các chuyên gia tiêu hóa hàng đầu thế giới đã đưa ra khuyến cáo rằng, diệt trừ Hp làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Cơ sở chính của khuyến cáo này được dựa trên 2 thử nghiệm ngẫu nhiên được thực hiện tại Trung Quốc. Một nghiên cứu được thực hiện trong vòng 15 năm với 3.365 bệnh nhân và một nghiên cứu thực hiện trong 7,5 năm với 1630 bệnh nhân. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy việc tiệt trừ Hp đem lại lợi ích đáng kể cho những người nhiễm Hp chưa có biểu hiện triệu chứng hoặc những người đã phẫu thuật ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm. Ước tính nguy cơ ung thư dạ dày sẽ giảm 34% ở những người được tiệt trừ Hp.
Nên tiệt trừ Hp càng sớm càng tốt
Quá trình từ khi vi khuẩn Hp bắt đầu xâm nhiễm tới khi gây ra ung thư dạ dày là một chặng đường dài trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
Nhiễm Hp -> viêm dạ dày -> viêm teo niêm mạc dạ dày -> dị sản ruột -> loạn sản ruột -> ung thư dạ dày
Nếu tiệt trừ Hp sớm trước khi xuất hiện các tổn thương tiền ung thư (gồm loét dạ dày, tăng sản niêm mạc dạ dày, viêm teo, dị sản, loạn sản ruột) thì đáp ứng điều trị tốt hơn, làm lành tổn thương viêm và ngăn chặn tiến triển tới các tổn thương tiền ung thư. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, tiệt trừ Hp giúp giảm viêm niêm mạc dạ dày – tá tràng nhanh chóng. Điều này được chứng minh qua hình thái niêm mạc dạ dày được cải thiện và chỉ số PgII (chỉ số viêm hoạt động) giảm nhanh sau 1-2 tháng tiệt trừ Hp thành công. Nghiên cứu dịch tễ tại đảo Matsu – Đài Loan cho thấy tiệt trừ Hp sớm giúp giảm tới 77,2% nguy cơ mắc viêm teo dạ dày.
Trong khi đó, ở bệnh nhân viêm teo dạ dày chưa xuất hiện dị sản ruột thì việc tiệt trừ Hp có thể giúp đảo ngược viêm teo dạ dày ở một số bệnh nhân. Nếu có dị sản ruột hoặc tổn thương nặng hơn thì hầu như không thể hồi phục nhưng cũng ít nhất việc tiệt trừ Hp lúc này vẫn giúp ngăn chặn tiến triển sang ung thư dạ dày.
Như vậy, tiệt trừ Hp ở giai đoạn càng sớm, khi bắt đầu có viêm dạ dày bệnh nhân sẽ càng dễ khỏi bệnh và ngăn chặn ung thư dạ dày tốt hơn.
Ngoài ra, những người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao như có quan hệ cận huyết thống với người mắc ung thư dạ dày, hoặc sinh sống trong cộng đồng có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao cũng nên tiệt trừ vi khuẩn HP để phòng ngừa.
Những khó khăn trong tiệt trừ Hp và giải pháp
Không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới đang phải đối mặt với thách thức rất lớn trong vấn đề tiệt trừ vi khuẩn Hp: hiệu quả tiệt trừ Hp giảm sút một cách đáng báo động. Riêng tại Việt Nam theo báo cáo của BS.Bùi Chí Nam tại Hội nghị tiêu hóa toàn quốc 2016, tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công của phác đồ đầu tay chỉ còn đạt 34,5%, trong khi cũng với phác đồ như vậy ở thời điểm 10 năm trước có thể tiệt trừ hp thành công tới 92%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tiệt trừ Hp ngày càng kém hiệu quả, trong đó phải kể đến:
- Tình trạng Hp kháng kháng sinh gia tăng: tình trạng vi khuẩn Hp kháng kháng sinh ở cả người lớn và trẻ em đang gia tăng ở mức báo động, đặc biệt là những kháng sinh thông dụng như Clarithromycin và Metronidazole tỉ lệ kháng lên tới trên 50%. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các phác đồ tiệt trừ Hp có tỉ lệ thất bại cao.
- Bệnh nhân không tuân thủ điều trị, không uống đủ thuốc, không uống đúng giờ, tự ý bỏ dở phác đồ khi triệu chứng giảm hoặc gặp tác dụng không mong muốn khiến cho vi khuẩn Hp không được tiệt trừ và gián tiếp dẫn tới tình trạng kháng thuốc gia tăng .
- Tỉ lệ tái nhiễm Hp cao: bên cạnh điều trị kém hiệu quả thì tỉ lệ tái nhiễm Hp (bị nhiễm Hp trở lại sau khi đã tiệt trừ hết) cao cũng là một thách thức rất lớn, nhất là ở trẻ em. Theo nghiên cứu của PGS.TS.BS.Nguyễn Thị Việt Hà và các đồng nghiệp thực hiện tại Bệnh viện nhi trung ương năm 2010, có tới 25% trẻ em bị tái nhiễm khuẩn Hp trong năm đầu tiên sau khi tiệt trừ Hp thành công. Trẻ càng nhỏ tuổi thì tỉ lệ tái nhiễm càng cao, thậm chí còn lên tới 55,4%/năm đối với nhóm trẻ 3-4 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ tái nhiễm ở người lớn cũng được ghi nhận là 24% trong năm đầu tiên. Tái nhiễm Hp là nguyên nhân khiến bệnh lý dạ dày tái phát dai dẳng kèm theo đó là làm gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh, trong đó có ung thư dạ dày.
Giải pháp mới từ Nhật Bản
Trong bối cảnh việc tiệt trừ Hp đang gặp nhiều khó khăn, loại kháng thể mới do các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu (OvalgenHP) được coi là một giải pháp giúp tăng cường hiệu quả điều trị khi phối hợp với thuốc cho người bệnh đang điều trị bệnh viêm loét dạ dày do H.pylori. Kháng thể OvalgenHP bắt đầu được sử dụng ở Nhật Bản từ năm 2001 và chính phủ Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng hằng ngày nhằm giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp. Trong hơn 1 thập kỷ tính từ khi được đưa vào chương trình quốc gia phòng chống vi khuẩn Hp, kháng thể OvalgenHP đã góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm Hp trong cộng đồng người Nhật, giảm tỉ lệ mắc bệnh dạ dày và ung thư dạ dày. Tính tới thời điểm năm 2011, tỉ lệ trẻ em dưới 12 tuổi nhiễm khuẩn Hp tại Nhật Bản chỉ còn 1,8%. Hiện nay, loại kháng thể này sang sử dụng phổ biến ở một số nước có tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày cao như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Úc và một số nước châu Âu.
Tại Việt Nam, kháng thể OvalgenHP đã được cấp phép lưu hành từ năm 2015. Cùng thời điểm đó, nghiên cứu về việc ứng dụng loại kháng thể này phối hợp cùng thuốc đã được thực hiện tại Bệnh viện trung ương quân đội 108. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng kháng thể OvalgenHP phối hợp với thuốc không chỉ giúp tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp lên gần 2 lần mà còn giúp giảm sớm các triệu chứng cơ năng như đau bụng, đầy hơi, nôn…cho bệnh nhân. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng bởi tỷ lệ Hp kháng thuốc hiện nay gia tăng nhanh chóng, dẫn tới tỷ lệ tiệt trừ thành công vi khuẩn Hp chỉ nằm trong khoảng 40%. Khi sử dụng phối hợp thêm OvalgenHP, tỷ lệ này tăng lên tới 78%.
Bên cạnh đó, kháng thể OvalgenHP còn giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori; giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, do đó có thể sử dụng nhắc lại thường xuyên như một biện pháp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm Hp.
DS. Mai Hoa
Tài liệu tham khảo:
- Masstricht V/Florence consensus report on managing helicobacter pylori infection
- Bùi Chí Nam và cs. “Đánh giá hiệu quả điều trị diệt Helicobacter Pylori bằng phác đồ PCA, PTMB, PLA” – Tạp chí khoa học Tiêu hóa Việt Nam 2016 – Tập 1 – số 45.
- Vu Van Khien, Nguyen Van Sa. Poster Sesion. Presentation No.:KJ-19. The 22nd Annual meeting of the Japanese Society for Helicobacter Research 2016.
Tranvanhuu says
Bs cho e hỏi e đi khám và nọi soi bs nói e bi viên dạ dày hp dag diều trị .ko biết có hết ko vay bs
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Viêm dạ dày có nhiễm HP có thể điều trị khỏi với phác đồ điều trị phù hợp, do đó bạn nên cố gắng tuân thủ điều trị theo chỉ định đồng thời cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Bạn có thể gửi lại đơn thuốc để chúng tôi kiểm tra và tư vấn thêm cho bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Phương says
Xét nghiệm nhiễm khuẩn hp ở đâu là chính xác vậy ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn.
Nếu có nghi ngờ nhiễm HP bạn có thể thăm khám xét nghiệm HP tại một số chuyên khoa tiêu hóa uy tín như: BV Bạch Mai, BV Đại Học Y HN, BV TW Quân Đội 108, BV Chợ Rẫy, BV Y Dược TP HCM…
Chúc bạn mạnh khỏe.
tien686@gmail.com says
Em chào các chuyên gia: Cho e xin hỏi Viêm HP cần phải kiêng ăn những thứ gì. Điều trị trong thời gian bao nâu thì khỏi
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Đối với người bệnh có bệnh lý dạ dày thì ngoài việc tuân thủ điều trị thì chế độ ăn uống sinh hoạt rất quan trọng. Do đó bạn nên chú ý tránh ăn thức ăn chua cay, tránh uống rượu bia, đồ uống có ga, các chất kích thích chè, cà phê…Bạn tham khảo chi tiết bài viết: Người bị đau dạ dày kiêng ăn gì? kiêng gì?.
Hầu hết phác đồ điều trị HP sẽ kéo dài trong khoảng 15 đến 30 ngày. Sau khi kết thúc một phác đồ điều trị bạn sẽ phải xét nghiệm lại để xem đã loại bỏ được vi khuẩn HP hay chưa, nếu vẫn dương tính thì bạn cần điều trị thêm phác đồ tiếp theo. Do đó mà không thể chẩn đoán và xác định chính xác bạn sẽ phải điều trị vi khuẩn hp bao lâu và bác sĩ cũng sẽ không thể tự tin khẳng định sẽ tiêu diệt được vi khuẩn hp trong 1 hay 2 phác đồ điều trị.
Mặt khác việc xác định thời gian điều trị khó khăn cũng do nguyên nhân chủ quan từ phía bệnh nhân. Bởi vì căn bệnh dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống của bạn, nếu như không có sự kiêng cử đúng lời dặn của bác sĩ thì việc điều trị vi khuẩn hp cũng không thể đạt hiệu quả như mong đợi.
Do đó để điều trị HP có hiệu quả bạn nên tuân thủ điều trị theo chỉ định theo phác đồ điều trị HP kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP nhằm tăng cường hiệu quả điều trị HP
Chúc bạn mạnh khỏe,
Dang Thi Le says
Xin chào anh chị
Tôi được chuẩn đoán viêm niêm mạc dạ dày, có HP dương tính.
Tôi được chỉ định điều trị sử dụng các loại thuốc sau:
1. Reprat 400mg ngày uống 2v chia 2 trước ăn
2. Yumagel 15ml ngày uống 2g chia 2 sau ăn
3. Tinadazol 0.5g, ngày uống 2g chia 2 sau ăn
4. Viclath (clarithromycin( 0.5g ngày uống 2g chia 2 sau ăn
5. Amoxicillin 0.5g ngày uống 2g chia 2 sau ăn
Vậy thuộc OvalgenHP có thể dùng kết hợp với các loại thuốc trên ko ạ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng OvalgenHP phối hợp thêm để tăng hiệu quả tiệt trừ HP của phác đồ, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày sớm hơn. Liều dùng OvalgenHP khi phối hợp phác đồ là 2 gói/ngày chia 2 lần sau ăn liên tục trong 2-4 tuần.
Chúc bạn sớm điều trị thành công!
Hoàng công mệnh says
Em bị xung huyết hang vị, viêm teo mãn tính, một số vùng bị biến đổi dị sản, đã trị xong HP tháng 9:2019. Nay em hay sôi bụng, thỉnh thoảng tức bụng. Cho e hỏi tình trạng của Em bây giờ?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột được coi là tình trạng tiền ung thư dạ dày, thường do nhiễm khuẩn Hp trong thời gian dài gây ra. Vi khuẩn HP là tác nhân quan trọng nhất gây viêm teo dạ dày và có thể thúc đẩy viêm teo dạ dày tiến triển sang ung thư dạ dày. Rất may mắn là bạn đã diệt trừ hết vi khuẩn HP, việc diệt HP thành công có thể giúp ngăn chặn tiến triển sang ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, sau khi tiệt trừ HP thành công bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm. Theo nghiên cứu, tỉ lệ tái nhiễm Hp ở người lớn sau 1 năm điều trị thành công là 25%. Trường hợp của bạn nên dự phòng tái nhiễm bằng cách dùng kháng thể thụ động kháng HP (GastimunHP), liều dự phòng 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng, nhắc lại hàng tháng.
Do viêm teo dạ dày là tình trạng mạn tính nên rất khó phục hồi lại dạ dày khỏe mạnh như ban đầu, do vậy mà những triệu chứng có thể khó cải thiện hơn so với viêm loét dạ dày thông thường. Trường hợp của bạn nên tái khám để bác sỹ kiểm tra và kê thêm thuốc để điều trị, giảm triệu chứng khó chịu. Bạn cũng nên nội soi 1-2 năm một lần để kiểm tra và tầm soát sớm ung thư dạ dày nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,