Cho tới hiện tại nguyên nhân gây Ung thư dạ dày vẫn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Việc phòng bệnh Ung thư dạ dày cũng theo đó mà trở nên khó khăn, ngay cả với những người có hiểu biết sâu sắc về bệnh này. Tuy nhiên, loại bỏ vi khuẩn Hp, xây dựng một lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây Ung thư sẽ giúp bạn giảm nguy cơ Ung thư dạ dày xuống mức thấp nhất.
Vi khuẩn Hp được cho là thủ phạm hàng đầu gây Ung thư dạ dày
Nội dung chính
- 1 Ung thư dạ dày tăng nhanh, tỷ lệ tử vong cao
- 2 Nguyên nhân Ung thư dạ dày
- 3 Có thể phòng bệnh Ung thư dạ dày được không?
- 4 Chế độ ăn, dinh dưỡng, cân nặng, và tập luyện
- 5 Không hút thuốc lá
- 6 Điều trị nhiễm khuẩn Hp (H.pylori)
- 7 Sử dụng thuốc Aspirin và các thuốc chống viêm không Steroid
- 8 Những người này gần như chắc chắn sẽ bị Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày tăng nhanh, tỷ lệ tử vong cao
Bệnh Ung thư dạ dày là bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trong các bệnh Ung thư (sau Ung thư phổi), với tỷ lệ tử vong trong 5 năm đầu sau chẩn đoán ở Việt Nam lên tới 80%, tỷ lệ người mắc Ung thư dạ dày tại Việt Nam cũng đang tăng nhanh chóng trong những năm trở lại đây với khoảng 11.000 ca bệnh mỗi năm được phát hiện. Ung thư dạ dày thực sự trở thành mối đe dọa với bất kỳ gia đình nào, nhất là những gia đình có người thân mắc các bệnh dạ dày mạn tính như Viêm dạ dày mạn tính, Nhiễm trùng Hp mạn tính, Loét dạ dày…
Nguyên nhân Ung thư dạ dày
Không có 1 tác nhân nào được cho là có thể gây Ung thư dạ dày chắc chắn. Nhưng một số yếu tố sau được cho rằng có thể dẫn tới Ung thư dạ dày, vì các nhà khoa học đưa ra được bằng chứng lâm sàng, dịch tễ học và cơ chế gây Ung thư.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp, hay H.pylori): được xếp vào nhóm tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (Tổ chức Y tế thế giới – WHO)
- Bệnh viêm dạ dày thể teo: đây được coi là giai đoạn đầy tiên của quá trình tiến tới Ung thư dạ dày, loại viêm dạ dày này cũng rất hay gặp ở người có vi khuẩn Hp trong dạ dày.
- Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính: các tổ chức viêm liên tục kích thích tế bào niêm mạc dạ dày dẫn tới những biến đổi của tế bào niêm mạc dạ dày và kết quả có thể dẫn tới Ung thư dạ dày.
- Uống rượu nặng thường xuyên: đồ uống có cồn khi tiếp xúc thường xuyên với các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tạo ra những đột biến ở cấp độ tế bào và gây Ung thư dạ dày.
- Hút thuốc lá: trong thuốc lá có nhiều chất độc hại có vòng benzene là yếu tố làm tăng đột biến tế bào và có thể gây Ung thư dạ dày, đặc biệt trên cơ thể người có mang vi khuẩn Hp.
- Nhóm máu A: những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc Ung thư dạ dày cao gấp hai lần so với những người mang nhóm máu khác.
Cần phải nói thêm rằng, có nhiều người hội đủ các yếu tố kể trên nhưng vẫn không bị Ung thư dạ dày. Điều này theo các nhà khoa học giải thích là do cơ chế tác động của cơ thể với các tác nhân kể trên. Tuy nhiên, vì cơ chế tác động đó là không thể dự đoán trước nên không ai dám khẳng định mình không thể mắc Ung thư dạ dày.
Có thể phòng bệnh Ung thư dạ dày được không?
Không thể phòng tránh 100% Ung thư dạ dày, nhưng chắc chắn có thể giảm nguy cơ Ung thư dạ dày xuống mức thấp nhất bằng các cách sau đây
Chế độ ăn, dinh dưỡng, cân nặng, và tập luyện
Hoa quả chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật
Người ta thấy ở các nước phương Tây, tỷ lệ mắc bệnh Ung thư dạ dày đang có xu hướng giảm có thể do việc thay đổi trong thói quen ăn uống, dinh dưỡng bao gồm cả việc sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn thay vì bảo quản thức ăn bằng muối, lên men, hun khói. Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, cần tránh các loại thức ăn hun khói, thức ăn bị lên men, và thịt muối, cá muối.
Một chế độ ăn giàu rau quả tươi cũng góp phần làm giảm nguy cơ Ung thư dạ dày. Các loại hoa quả như chanh, cam, nho đặc biệt hữu ích trong việc chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc Ung thư nói chung.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người ăn các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các loại rau củ quả. Ăn các loại bánh mỳ, ngũ cốc thô thay vì các loại làm từ bột tinh chế và ăn các loại cá, thịt, đậu thay vì những loại thực phẩm đã qua chế biến, đóng hộp.
Các nghiên cứu nhìn vào việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng để làm giảm nguy cơ Ung thư dạ dày cũng có kết quả cộng hưởng. Một vài nghiên cứu cho rằng sự kết hợp của các loại Vitamin C, A, E và khoáng chất Selenium (Có nhiều trong nấm) có thể làm giảm nguy cơ Ung thư dạ dày ở những người với ít dinh dưỡng. Nhưng hầu hết các nghiên cứu đều tiến hành trên những người có dinh dưỡng tốt thì không tìm thấy được lợi ích phòng ngừa bệnh khi họ sử dụng kèm theo các thuốc bổ sung Vitamin.
Mặt dù một vài nghiên cứu nhỏ cho rằng uống trà, đặc biệt là trà xanh có thể chống lại Ung thư dạ dày, hầu hết các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống trà với việc mắc Ung thư dạ dày.
Quá cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc Ung thư dạ dày. Mặt khác, người vận động chân tay thường xuyên thường ít bị Ung thư dạ dày. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cao mọi người duy trì cân nặng vừa phải, vận động thể lực cân đối với lượng Calo hấp thụ vào cơ thể.
Việc tuân thủ chế lối sống tốt như trên là không khó nếu bạn suy nghĩ rằng đó là cách đơn giản nhất để phòng bệnh Ung thư dạ dày mà ai cũng có thể áp dụng. Khi đã bị Ung thư dạ dày, việc phòng bệnh cũng trở nên vô nghĩa, do đó, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, loại bỏ hết các yếu tố gây Ung thư dạ dày.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc là làm tăng nguy cơ Ung thư dạ dày. Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 1/3 cái chết do Ung thư ở Hoa Kỳ trong đó có Ung thư dạ dày.
Điều trị nhiễm khuẩn Hp (H.pylori)
Những người có vi khuẩn Hp mà bị các bệnh dạ dày như Viêm dạ dày mạn tính, Loét dạ dày tá tràng thì bắt buộc phải điều trị vi khuẩn Hp. Những người không có biểu hiện bệnh dạ dày nhưng có vi khuẩn Hp trong dạ dày cũng nên quan tâm tới các cách tiệt trừ vi khuẩn Hp mà không dùng thuốc kháng sinh để phòng Ung thư dạ dày. Một vài nghiên cứu gần đây cho loại bỏ vi khuẩn Hp làm giảm số lượng tế bào tiền Ung thư trong dạ dày và do đó làm giảm nguy cơ Ung thư dạ dày.
Để biết có vi khuẩn Hp hay không, bạn có thể làm một hoặc một vài xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp sau:
- Nội soi dạ dày và làm mô bệnh học, hoặc lấy mảnh sinh thiết để kiểm tra vi khuẩn Hp.
- Test thở kiểm tra vi khuẩn Hp.
- Kiểm tra vi khuẩn Hp trong phân.
- Xét nghiệm máu: cho kết quả thiếu chính xác nhất.
Sử dụng thuốc Aspirin và các thuốc chống viêm không Steroid
Sử dụng Aspirin và các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAIDs) như Ibuprofen hay Naproxen có vẻ như làm giảm nguy cơ Ung thư dạ dày. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây loét, chảy máu dạ dày trầm trọng ở một số đối tượng. Chính vì vậy, sử dụng các thuốc trên để giảm nguy cơ Ung thư dạ dày không được khuyến cáo.
Những người này gần như chắc chắn sẽ bị Ung thư dạ dày
Một tỷ lệ nhỏ người bị Ung thư dạ dày không phải do vi khuẩn Hp, không phải do viêm dạ dày mạn tính hay hóa chất độc hại mà là do Hội chứng Ung thư dạ dày khuếch tán di truyền. Điều này rất quan trọng, bởi vì hầu như tất cả những người có di truyền này đều sớm hay muộn có Ung thư dạ dày. Nếu bạn có tiền sử Ung thư vú xâm lấn Lobular trước tuổi 50 hoặc có người thân trong gia đình bị Ung thư dạ dày, bạn rất có khả năng mang hội chứng Ung thư dạ dày khuếch tán di truyền. Khi làm xét nghiệm gen, nếu thấy có đột biến gen CDH1 thì bác sỹ có thể khuyên là nên cắt dạ dày trước khi bị Ung thư tiến triển.
GastimunHP tổng hợp theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ
Luyện Phan says
anh của cháu mới phát hiện mình bị ung thư dạ dày.nhưng là giai đoạn đầu.vậy cho cháu hỏi nếu đi xạ trị anh cháu có thể loại bỏ được tận gốc tế bào ung thư không vậy ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu vẫn có tỉ lệ điều trị thành công bằng phẫu thuật và xạ trị. Nên điều trị sớm để tăng tỉ lệ thành công.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Trân thi thuy says
Xin chào bác sĩ .con e cháu dc 7tuoi .ko biet vi Lý do gi Chau bi nhiem hp .xin Bac di tu van cach dieu tri
gastimunhp says
Chào bạn,
Cháu bé có biểu hiện bệnh dạ dày hay không? Bé đã được làm xét nghiệm gì để kiểm tra Hp? Bạn gửi thêm thông tin để chúng tôi tư vấn cụ thể nhé.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Hiền says
Cho cháu hỏi tại sao trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày thì tỉ lệ người nhà mắc sẽ cao hơn là sao ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Ung thư dạ dày có tính chất di truyền nên nếu bạn có người thân trực hệ mắc ung thư dạ dày thì nên tầm soát sớm. Trường hợp này nếu có nhiễm khuẩn Hp thì cũng cần tiệt trừ với phác đồ kết hợp cùng GastimunHP để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Chúc bạn mạnh khỏe,