Viêm loét dạ dày là căn bệnh ở các lứa tuổi khác nhau kể cả trẻ em. Trước đây, viêm loét dạ dày thường là bệnh của người lớn nhưng ngày nay viêm loét dạ dày đã được phát hiện ở trẻ em và nó còn là căn bệnh phổ biến.
Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Nội dung chính
Trẻ em bị viêm loét dạ dày tá tràng do đâu?
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày tá tràng ở người lớn tuổi còn với trẻ em, chỉ khoảng 30% trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp. Ngoài ra, viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em còn do một số nguyên nhân như:
- Stress tâm lý trong cuộc sống, học tập như: bố mẹ li dị, những cảm giác thất bại, mất mát trong cuộc sống, những áp lực nặng nề về chuyện học hành… cũng có thể dẫn đến hiện tượng tăng tiết dịch vị cho dạ dày trẻ nhanh chóng bị viêm loét.
- Do lạm dụng quá nhiều các thuốc chống viêm giảm đau, hạ sốt như: steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac, Meloxicam… cũng có thể gây ra những rối loạn tiêu hóa, chảy máu tiêu hóa ở trẻ em. Vì vậy, mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn và sử dụng thuốc đúng liều lượng cho phép. Các bác sĩ chuyên khoa lưu ý rằng, Acetaminophen (hay còn gọi là Paracetamol) không gây ra loét dạ dày tá tràng và là một giải pháp thay thế tốt trong các trường hợp phải sử dụng thuốc chống viêm giảm đau cho trẻ.
- Ngoài ra, việc mẹ ép con ăn quá nhiều, ép con ăn những thực phẩm không hợp khẩu vị khiến bé dễ nôn trớ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kích thích tăng tiết dịch vị.
Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em cũng có những biểu hiện giống như ở người lớn, tuy nhiên ở nhiều trẻ em có những biểu hiện không rõ ràng sẽ khiến cho mẹ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ở đường tiêu hóa. Khi trẻ có bất kỳtriệu chứng nào sau đây, mẹ nên đưa bé tới cơ sở uy tín để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời:
- Đau rát ở bụng giữa xương ức và rốn.
- Buồn nôn và nôn.
- Đau ngực
- Sút cân
- Thường xuyên ợ nóng và nấc cục
- Chán ăn
- Khó nuốt
- Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, có thể có màu đỏ tối hoặc đen.
Chẩn đoán và cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Ngày nay, kĩ thuật nội soi tiêu hóa ngày một tiến bộ nên việc chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng đã dễ dàng hơn trước. Trẻ sẽ được soi dạ dày bằng ống soi nhỏ, mềm, được gây mê để trẻ không hề có cảm giác đau và sợ, sau khi soi xong trẻ tỉnh táo bình thường.
Nếu trẻ có dấu hiệu viêm loét bác sĩ sẽ kiểm tra vi khuẩn HP, lấy bệnh phẩm tìm bi khuẩn HP và thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác để điều trị hợp lý nhất. Đây là thử nghiệm quan trọng vì điều trị loét dạ dày tá tràng bắt buộc phải tiêu diệt vi khuẩn Hp nếu có vi khuẩn Hp.
Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp có thể thông qua
- Kiểm tra mẫu sinh thiết tế bào.
- Test phân.
- Test hơi thở (không sử dụng test hơi thở có C14 cho trẻ dưới 6 tuổi do có hoạt tính phóng xạ cao hơn C13).
- Test máu (dễ tiến hành, nhưng thường cho kết quả dương tính giả vì kháng thể chống Hp vẫn còn tồn tại trong máu một thời gian dài sau khi đã tiệt trừ được vi khuẩn Hp).
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Hầu hết viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp đều có thể chữa khỏi bằng phác đồ diệt Hp bao gồm 2 loại kháng sinh kết hợp với 1 thuốc ức chế acid dạ dày. Các loại kháng sinh được cho sử dụng trong vòng từ 7-15 ngày, còn thuốc ức chế acid dạ dày thì được chỉ định lâu hơn (2 tuần tới 1 tháng). Vết loét có thể lành sau 8 tuần điều trị nhưng hiện tượng đau thì giảm sau khoảng một vài ngày tới 1 tuần.
Sau khi điều trị xong bác sĩ sẽ làm kiểm tra phân để xác định xem vi khuẩn Hp đã bị tiêu diệt hoàn toàn chưa. Với những trường hợp bệnh nặng hơn, bác sĩ sẽ theo dõi nội soi trong vòng 6 tới 12 tháng sau để kiểm tra lại tình trạng viêm nhiễm và vi khuẩn Hp.
Nếu viêm loét dạ dày ở trẻ bị gây ra bởi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau thì chỉ cần cải thiện bằng cách sử dụng thuốc kháng acid dạ dày cùng với việc ngừng sử dụng thuốc NSAIDs.
Khi trẻ có những triệu chứng dưới đây mẹ cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời:
- Đau bụng đột ngột, đau dữ dội và dai dẳng.
- Phân có máu hoặc có màu đen như hắc ín.
- Nôn ra máu hoặc nôn ra có màu cà phê
Trẻ em bị viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm có thể dẫn đến một số biến chứng sau:
- Thủng dạ dày (khi vết loét sâu và phá hủy lớp thành dạ dày, tá tràng)
- Chảy máu dạ dày (khi acid dạ dày xâm nhập làm phá vỡ lớp mạch máu dưới niêm mạc dạ dày, tá tràng)
- Tắc nghẽn tiêu hóa (khi vết loét ngăn chặn thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non)
Ngoài ra, có thể cho trẻ sử dụng kháng thể OvalgenHP phối hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị vi khuẩn Hp trong tình hình vi khuẩn Hp gia tăng kháng thuốc như hiện nay, đồng thời OvalgenHP giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori; giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày, từ đó giúp giảm nguy cơ tái nhiễm, lây nhiễm của vi khuẩn Hp. Loại kháng thể từ Nhật Bản này hiện nay đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới cho những kết quả rất khả quan.
Nguyễn thị thúy says
Bé nhà e mới 3 tuổi chưa dùng dc kháng sinh . Muốn sử dụng thuốc gastimunhp thì cách dùng liều dùng như thế nào ạ
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Sản phẩm GastimunHP chứa thành phần là kháng thể OvalgenHP có tác dụng ức chế đặc hiệu men urease – yếu tố sống còn giúp vi khuẩn HP có thể tồn tại dai dẳng và phát triển ở trong dạ dày. Khi bị bất hoạt men urease, vi khuẩn HP bị suy giảm khả năng thích nghi trong môi trường dạ dày, dần dần sẽ bị acid dịch vị cũng như miễn dịch tự nhiên của cơ thể đào thải.
Theo nghiên cứu lâm sàng tại Nhật Bản cho thấy việc sử dụng kháng thể OvalgenHP giúp giảm tải lượng HP và nếu sử dụng liên tục trong 3 tháng thì tỉ lệ âm tính đạt tới 76% đối tượng sử dụng.
Trường hợp nếu bé nhà bạn có bệnh lý viêm dạ dày do nhiễm HP nhưng không sử dụng được kháng sinh vì bé còn nhỏ thì giải pháp phù hợp là bạn nên cho bé sử dụng kháng thể OvalgenHP với liều 2 gói/ ngày chia 2 lần sau ăn (sáng- tối) trong 6-12 tuần nhằm giúp giảm dần tải lượng HP về âm tính, thông qua đó giảm viêm và giảm các triệu chứng đau dạ dày.
Một yếu tố rất quan trọng mà bạn cũng cần lưu ý đó là vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm qua đường tiêu hóa, nhất là giữa bố mẹ và con cái, anh chị em trong gia đình thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Do đó để điều trị HP triệt để thì trong trường hợp này chúng tôi khuyên bố mẹ của bé nên đi xét
nghiệm HP, nếu phát hiện cần diệt trừ cùng lúc với con để đảm bảo tỉ lệ thành công cao nhất và tránh tái nhiễm sau khi điều trị.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.
Vũ bá công says
Điều trị viêm tá tràng ở đâu?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn có thể thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,