Trong thời gian gần đây, tình trạng khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng kèm theo tỉ lệ thất bại trong các ca điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp cũng ngày một nhiều. Đây chính là một thách thức không hề nhỏ đối với các y bác sỹ hiện nay.
Ngày 21/4/2018, trường đại học y dược Huế đã tổ chức một buổi đào tạo cho các bác sỹ chuyên ngành tiêu hóa nhi khu vực Huế và các tỉnh lân cận. Mục tiêu của buổi đào tạo là nhằm cung cấp các khuyến cáo điều trị mới nhất , chia sẻ kinh nghiệm điều trị để các y bác sỹ có thể áp dụng giúp cho bệnh nhân được điều trị tốt hơn.
Các bài báo cáo chính trong hội nghị:
- Nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em – Cơ chế bệnh sinh và những biểu hiện bệnh lý liên quan – PGS.TS. Nguyễn Thị Cự – Trường ĐH Y dược Huế
- Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em – BSCKII. Võ Thị Thu Thủy – BV ĐH Y dược Huế
- Nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em – Khuyến cáo mới từ ESPGHAN/NASPGHAN trong chuẩn đoán và tiệt trừ – ThS.BS. Nguyễn Trọng Trí – BVĐH Y dược TP Hồ Chí Minh
Đến nay, các bằng chứng khoa học đã khẳng định chắc chắn mối liên quan chặt chẽ gữa vi khuẩn Hp với bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày. Ở trẻ em, các báo cáo cho thấy vi khuẩn Hp có liên quan tới trên 90% các ca loét tá tràng và trên 25% các ca loét dạ dày. Đặc biệt, các nhà khoa học cũng nhận thấy. Với các phương pháp chuẩn đoán hiện đại, việc xác định nhiễm khuẩn Hp được thực hiện thuận tiện và chính xác hơn trước đây. Tuy nhiên, một khó khăn rất lớn đối với các báy sỹ hiện nay chính là việc điều trị tiệt trừ Hp trên trẻ nhỏ gặp tỉ lệ thất bại khá cao. Chính vì vậy tại hội nghị, bài báo cáo cập nhật khuyến cáo mới nhất trong điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp trên trẻ em nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bác sỹ.
Theo ThS.BS.Nguyễn Trọng Trí, khuyến cáo mới điều trị tiệt trừ Hp mới nhất hiện nay đã có nhiều điểm đổi khác so với khuyến cáo cũ được ban hành năm 2011. Cụ thể, các chỉ định tiệt trừ Hp được thắt chặt hơn, các phác đồ đưa vào sử dụng cũng mạnh hơn các phác đồ trước đây rất nhiều. Sở dĩ như vậy là vì hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng khuẩn Hp kháng thuốc gia tăng vô cùng mạnh mẽ. Các kháng sinh được ghi nhận tình trạng kháng nhiều nhất là Clarithromycin, Metronidazole – đây là những kháng sinh được sử dụng phổ biến trong phác đồ tiệt trừ Hp ở trẻ nhỏ. Tỉ lệ kháng các kháng sinh khác như Amoxiclin, Levofloxacin và Tetracyclin cũng có sự gia tăng, thậm chí xuất hiện nhiều trường hợp bệnh nhân đồng thời kháng với nhiều loại kháng sinh.
Trước đây, để tiệt trừ vi khuẩn HP trên trẻ em, các thầy thuốc thường áp dụng phác đồ 3 thuốc cơ bản nhất với PPI-Amoxiclin và Clartithromycin hoặc Metronidazole. Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2017 tại bệnh viện nhi trung ương, tỉ lệ thành công của phác đồ này hiện chỉ còn 67%.
Để tăng hiệu quả điều trị, phác đồ trên trẻ em hiện nay được tăng thêm liều kháng sinh, tăng liều PPI lên gấp 1,5 lần hoặc sử dụng thêm bismuth (một muối kim loại nặng và có độc tính trên thần kinh, thận). Việc sử dụng các phác đồ mạnh tay có thể nâng cao tỉ lệ tiệt trừ Hp thành công, tuy nhiên đồng thời tỉ lệ trẻ gặp tác dụng không mong muốn cũng nhiềulên – đây là một trở ngại rất lớn bởi vì chúng ta đều biết cho trẻ nhỏ uống thuốc không phải là việc dễ dàng với các ông bố bà mẹ. Khi trẻ gặp tác dụng không mong muốn và không tuân thủ đủ liệu trình điều trị thì sẽ lại có nguy cơ thất bại và xảy ra kháng thuốc nhiều hơn.
Do những khó khăn trong vấn đề điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn Hp ở trẻ nhỏ, các chuyên gia tiêu hóa cho rằng rất cần thiết phải sử dụng thêm các biện pháp bổ trợ để nâng cao hiệu quả điều trị.
gastimunhp.vn
ngọc says
tôi bị bệnh dạ dày, tôi cần tư vấn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Bạn vui lòng nêu rõ tình trạng bệnh của mình, hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia tư vấn theo số máy 0981.966.152/ 0903.294.739 (giờ hành chính) để được tư vấn sớm nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Nguyễn Ngọc Hà says
Chào bs. Con tôi đã từng điều trị hp với kháng sinh và cũng có kết hợp với GastimunHP đã âm tính. Tuy nhiên, khoảng hơn 1 năm sau bé có biểu hiện đau trở lại cho đi khám thì lại nhiễm hp. Tuy nhiên bác sỹ nói không sử dụng kháng sinh tiếp mà chỉ dùng GastimunHP và cốm dạ dày. Tôi muốn hỏi như vậy liệu có diệt được Hp không, và tôi cần làm gì để tránh bị tái nhiễm cho cháu?
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn Hà,
Theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi có thể hiểu rằng bé bị tái nhiễm HP sau khi đã điều trị thành công. Tuy nhiên, hiện tại có lẽ bác sỹ chuẩn đoán mức độ viêm dạ dày của bé không nặng, hơn nữa bé còn nhỏ tuổi nên lúc này có thể việc lựa chọn dùng GastimunHP sẽ phù hợp hơn là tiếp tục dùng phác đồ kháng sinh.
Bản chất sản phẩm GastimunHP (OvalgenHP) là một loại kháng thể có tác dụng ức chế đặc hiệu men urease của vi khuẩn hp, làm giảm khả năng thích nghi của Hp trong dạ dày, thông qua đó dần dần thải loại vi khuẩn Hp ra khỏi cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng OvalgenHP trong thời gian dài, từ 6-12 tuần có khả năng làm giảm tải lượng Hp về mức âm tính. OvalgenHP khi sử dụng với thuốc ức chế tiết acid dạ dày (loại cốm dạ dày mà bạn nhắc tới) có thể giảm tải lượng Hp và giảm viêm dạ dày tốt hơn. Do đó, hiện tại bạn có thể cho bé sử dụng GastimunHP theo hướng dẫn của bác sỹ. Sau 6-12 tuần sử dụng GastimunHP liên tục bạn có thể đưa bé đi kiểm tra lại.
Sau khi tải lượng hp đạt được mức âm tính có thể tiếp tục duy trì liều 1 gói/ngày x 10 ngày/tháng để dự phòng tái nhiễm Hp.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Nguyễn Thị Thúy Hằng says
Mình đặt thêm 10 hộp loại ko có bổ sung thêm men, vui lòng gọi mình hướng dẫn thêm cách sử dụng
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Nhãn hàng sẽ gửi sản phẩm cho bạn trong thời gian sớm nhất. Đơn hàng của bạn 10 hộp GastimunHP là 4.200.000, miễn phí vận chuyển.
Cảm ơn bạn ạ!