Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thúc giục các biện pháp theo dõi nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) để chống lại Ung thư dạ dày. Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế thuộc WHO cho rằng cần thiết phải ưu tiên những chương trình theo dõi và điều trị vi khuẩn Hp trên quy mô lớn để giảm gánh nặng Ung thư dạ dày trên toàn cầu.
Tỷ lệ mắc Ung thư dạ dày ở các vùng trên thế giới (số nam giới/100,000 dân)
Nội dung chính
Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do Ung thư
Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên thế giới do Ung thư, có tới 80% trong tổng số 1 triệu ca mắc Ung thư dạ dày mới được phát hiện hàng năm có nguyên nhân là từ loại nhiễm khuẩn có thể phòng tránh và điều trị được. Ở một số nước, Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do Ung thư như Nhật Bản.
Tuy nhiên, các chương trình y tế công cộng để phòng tránh Ung thư dạ dày gần như không tồn tại, theo Giáo sư Christopher P. Wild, giám đốc của IARC tại Lyon, PHáp và các thành viên trong nhóm công tác.
“Cho tới khi chưa có những biện pháp hữu hiệu được triển khai thì hàng nghìn người vẫn sẽ chết do Ung thư dạ dày mà đáng lẽ ra có thể tránh. Trông chờ vào việc Ung thư dạ dày sẽ tự nhiên biến mất trong tương lai là hi vọng hoàn toàn hão huyền”, Giáo sư Wild nhận định.
Theo dõi và điều trị sẽ mang tới “những phương tiện tiềm năng để tránh những trường hợp tử vong do căn bệnh Ung thư nguy hiểm này”.
Các khuyến cáo mới căn cứ trên kết quả làm việc của một nhóm 19 chuyên gia Ung thư và nhân viên của IARC kết hợp để theo dõi các bằng chứng, đánh giá các chiến lược phòng ngừa Ung thư dạ dày dựa vào việc loại trừ vi khuẩn Hp.
Nhu cầu cấp thiết kiểm soát Ung thư dạ dày
Bản đánh giá của họ dựa trên việc theo dõi các nỗ lực, hiệu quả và nguy cơ tiềm ẩn (vi khuẩn kháng thuốc) của việc phòng ngừa Ung thư dạ dày ở các khu vực bằng cách loại trừ vi khuẩn Hp. Theo dõi tính khả thi và hiệu quả trên chi phí bỏ ra.
Các chương trình phòng chống Ung thư dạ dày của Chi Lê, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (những nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao nhất thế giới) nằm trong các khu vực được theo dõi.
Bản báo cáo cũng chỉ ra những nghiên cứu đang triển khai và dự kiến thực hiện về việc loại trừ vi khuẩn Hp.
“Nhu cầu cấp thiết là phải có thêm nguồn lực để kiểm soát Ung thư dạ dày” theo một tóm tắt trong báo của của IARC. “Nhóm công tác của WHO khuyến cáo tất cả các nước nên xem xét cho Ung thư dạ dày vào chuowng trình kiểm soát Ung thư quốc gia và rằng các nước cần nghiên cứu các chi tiết về nhân lực, tài lực hiện tại và tương lai cũng như những giá trị có thể có của các chiến lược phòng bệnh”
Loại trừ vi khuẩn Hp là chìa khóa để chống Ung thư dạ dày
“Điều trị vi khuẩn Hp làm giảm nguy cơ mắc Ung thư dạ dày tới 40%: nghiên cứu giải thích, tuy nhiên các kết quả có thể không giống nhau đối với tất cả các cộng đồng dân cư và không kể tới những hậu quả bất lợi như tình trạng gia tăng kháng thuốc cần thiết phải điều trị nhiễm khuẩn nặng.
Nhóm chuyên gia tại IARC khuyến cáo một phác đồ điều trị 7-10 ngày bao gồm 2-3 thuốc kháng sinh generic không đắt tiền và một thuốc ức chế bơm proton, có thể loại trừ vi khuẩn Hp tới 80%. Họ nhóm các lưu ý về hiệu quả “sẽ không giống nhau tùy theo tình hình kháng thuốc ở các nhóm dân cư”
Các thử nghiệm lâm sàng đang tiến hành trên khắp thế giới
Đối với nhóm dân cư có nguy cơ cao ở Trung Quốc, khoảng 200,000 người từ 25 tới 64 tuổi, được lựa chọn ngẫu nhiên cho sử dụng phác đồ 4 thuốc để diệt vi khuẩn Hp hoặc phác đồ sử dụng Omeprazole liều thấp kết hợp Bismuth citrate đang được theo dõi trong 10 năm.
Ở Vương Quốc Anh, Nghiên cứu theo dõi vi khuẩn Hp đang được tiến hành để quyết định xem nên theo dõi hay loại trừ nhiễm khuẩn Hp ở 56,000 đối tượng khỏe mạnh sẽ làm giảm tỷ lệ Ung thư dạ dày trong 15 năm theo dõi.
Một nghiên cứu đa trung tâm tiến hành ở Belarus, Latvia, và Nga (nơi có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao trung bình) đang đánh giá xem xét nghiệm Pepsinogen huyết thanh và vi khuẩn Hp có thể được sử dụng để xác định nhóm đối tượng nguy cơ cao cần được chỉ định điều trị diệt Hp.
Một nghiên cứu đa trung tâm tiến hành ở Hàn Quốc để quyết định xem việc diệt vi khuẩn Hp có giúp làm giảm tỷ lệ Ung thư dạ dày ở nhóm đối tượng được thu thập trong cộng đồng dân cư ở độ tuổi từ 40-60 tuổi.
Một nhận định của IARC được công bố vào 24 tháng 11 năm 2014 trên tạp chí JAMA.
“Trong vòng 10 năm tiếp theo, các kết quả từ một vài thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đang tiến hành sẽ gần như giải quyết được câu hỏi của nhiều bác sỹ đặt ra về vấn đề tiêu diệt và theo dõi vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, các câu hỏi thực tế về ứng dụng và kết quả của các chương trình phòng chống Ung thư dạ dày ở quy mô cộng đồng cần được trả lời bằng cách quan sát trực tiếp trên các cộng đồng mà chương trình này được áp dụng” 3 lãnh đạo của nhóm làm việc IARC: TS. Rolando Herrero tại IARC Lyon, Pháp; bác sỹ Julie Parsonnet, Trung tâm nghiên cứu Y khoa đại học Stanford, Hoa Kỳ; và bác sỹ Edwin Robert Greenberg từ Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, Hoa Kỳ.
Nhóm công tác của WHO cũng nhấn mạnh rằng Ung thư dạ dày đặc biệt phổ biến ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi mà có rất ít nguồn đầu tư cho các chương trình phòng bệnh cộng đồng. Ung thư dạ dày thường được chẩn đoán ở giai đoạn cuối và do đó tỷ lệ tử vong rất cao, tới trên 80%.
Giải pháp hỗ trợ mới của Nhật Bản
Mặc dù nhóm công tác của WHO chưa thể khẳng định 100% về tính hiệu quả của chương trình phòng chống Ung thư dạ dày cho cả cộng đồng, nhưng chắc chắn việc loại trừ vi khuẩn Hp sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc Ung thư dạ dày. Vấn đề họ cần xem xét là lợi ích của việc diệt vi khuẩn Hp trên chi phí và tác dụng bất lợi của các thuốc kháng sinh sử dụng để điều trị vi khuẩn Hp…
Hiện nay, tại Nhật Bản, quốc gia đầu trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày trên thế giới, các nhà khoa học đã ứng dụng loại kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà, có tác dụng ức chế men urease của vi khuẩn Hp, gọi là OvalgenHP trong phối hợp với thuốc để tăng cường hiệu quả tiệt trừ Hp và bổ sung trực tiếp trong các loại thực phẩm ăn hàng ngày nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm Hp trong cộng đồng. Ưu điểm của loại kháng thể này là không có tác dụng bất lợi, không gây đề kháng và có thể sử dụng được cho các đối tượng kể cả trẻ em, người lớn…giúp tăng cường sức đề kháng đối với H.pylori, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe và môi trường trong dạ dày.
Hàn Quốc và Đài Loan là hai nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao cũng đã sử dụng rộng rãi loại kháng thể này bằng cách bổ sung nó trong các chế phẩm thực phẩm chức năng sử dụng hàng ngày. Có thể nói, giải pháp này là lựa chọn tốt cho tới thời điểm hiện tại để kiểm soát nhiễm khuẩn Hp, đặc biệt với các nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Trung Quốc…
GastimunHP tổng hợp và lược dịch