Các nhà khoa học tại Trung tâm y tế đại học Columbia – Hoa Kỳ lần đầu tiên giải mã nguyên nhân gây Ung thư dạ dày – loại ung thư gây tử vong nhiều thứ hai trên thế giới, sau Ung thư phổi. Cơ chế chuyển hóa từ Viêm dạ dày mạn tính thành Ung thư dạ dày với những bằng chứng xác thực của nhiều trung tâm nghiên cứu.
Viêm dạ dày mạn tính có thể dẫn tới Ung thư dạ dày
Nhóm nghiên cứu lần đầu tiên đã mô tả, sự gia tăng của cytokine đơn dòng tiền viêm, một protein của hệ miễn dịch được gọi là interleukin-1 beta (IL-1β), có thể khởi đầu cho quá trình Ung thư hóa. Kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 11 năm 2008 trên tạp chí Cancer Cell. Các nhà khoa học hi vọng có thể sử dụng phát hiện này để ngăn chặn quá trình Ung thư hóa.
Trưởng nhóm nghiên cứu Timothy C. Wang, giám đốc Khoa Bệnh tiêu hóa và Gan mật, cùng với Dorothy L. và Daniel H. Silberberg, giáo sư đại học Y Khoa Columbia nói rằng “Nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc tích lũy yếu tố IL-1β, được tạo ra do nhiễm khuẩn H.pylori (Hp) trong dạ dày, là yếu tố quan trọng nhất trong khởi phát Ung thư dạ dày. Chúng tôi chỉ ra trong nghiên cứu này rằng yếu tố IL-1β hoạt động bằng cách kích hoạt một dòng tế bào bạch cầu được biết đến như các tế bào ức chế myeloid (MDSCs), trong nghiên cứu này được mô tả là một tiền tố gây viêm mạnh. Ngăn chặn IL-1β hoặc MDSCs có thể là một chiến lược tiềm năng để ngăn chặn Ung thư dạ dày.”
Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng Ung thư dạ dày có mối liên hệ chặt chẽ tới viêm mạn tính và rằng nhiễm khuẩn H.pylori kích hoạt tình trạng viêm mạn tính dẫn tới Ung thư ác tính, nhưng chưa có ai chỉ ra chính xác và đầy đủ con đường chuyển hóa từ viêm mạn tính sang Ung thư dạ dày. Trong khi nhiễm khuẩn H.pylori cực kỳ phổ biến trên thế giới, chỉ một lượng nhỏ (khoảng 1%) người bị nhiễm trong nhiều năm tiến triển thành Ung thư dạ dày. Nghiên cứu trước đây liên hệ nhiễm khuẩn H.pylori với việc tổng hợp quá mức IL-1β, và tính nhạy cảm với Ung thư dạ dày với yếu tố IL-1β, do đó Dr. Wang và đội nghiên cứu của ông đã phát triển mô hình thí nghiệm nhằm xác nhận vai trò của yếu tố IL-1β với Ung thư dạ dày.
Các kết quả đã chứng tỏ sự tăng sinh IL-1β trong dạ dày làm tăng yếu tố MDSCs – khởi đầu quá trình chuyển từ Viêm dạ dày thành Ung thư dạ dày. Hơn nữa, phát hiện này còn giúp giải thích tại sao chỉ khoảng 1% người nhiễm H.pylori phát triển thành Ung thư dạ dày – đó là do khuynh hướng gen tăng nồng độ cytokine tiền viêm.
Ung thư dạ dày là một trong các nguyên nhân tử vong và dạng Ung thư hàng đầu
Ung thư dạ dày là nguyên nhân tử vong liên quan tới Ung thư thứ hai (sau Ung thư phổi) trên toàn thế giới với khoảng 900,000 người tử vong mỗi năm. Ung thư dạ dày phổ biến hơn ở khu vực Đông Nam Á, Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Iceland so với ở Hoa Kỳ (ở Hoa Kỳ chỉ có khoảng 25,500 ca Ung thư dạ dày được phát hiện mỗi năm, xấp xỉ 2% số ca Ung thư dạ dày trên toàn cầu). Nó có mối quan hệ với chế độ ăn nhiều muối, ít rau quả, cũng như là hút thuốc lá, và thường phổ biến hơn ở nam giới. Nhiễm khuẩn Hp được cho là nguyên nhân chính của trên 80% các ca Ung thư dạ dày.
Vi khuẩn Hp đặc biệt bị nhiễm từ khi còn nhỏ theo đường lây truyền từ người bệnh sang người lành, và loại vi khuẩn này sống trong dạ dày người ở ngay trên lớp tế bào biểu mô dạ dày, nơi gây ra đáp ứng viêm nhẹ gọi là viêm chợt. Nhiễm khuẩn Hp thường phổ biến ở những nơi có điều kiện kinh tế xã hội thấp, tình trạng vệ sinh kém. Nhiễm mới vi khuẩn Hp giảm dần ở các nước công nghiệp hóa như Hoa kỳ nhưng lại tăng nhanh ở các nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực châu Á và Nam Mỹ. Nhiễm khuẩn Hp có thể dẫn tới Ung thư dạ dày, Loét dạ dày nhưng ở đa số người đang nhiễm Hp (~80%) thì không quan sát được vấn đề sức khỏe nào do Hp gây ra.
Nguyễn Thị Ái Trinh says
Cho em hỏi ung thư dạ dày thì nên dùng sản phẩm nào thì được ạ. Em cảm ơn
Chuyên gia tư vấn says
Chào bạn,
Cho tới thời điểm hiện tại thì chưa có loại thuốc nào chữa được ung thư dạ dày. Phương pháp điều trị đem lại cơ hội khỏi bệnh duy nhất là phẫu thuật nếu như ung thư ở giai đoạn sớm. Hóa trị và xạ trị có thể áp dụng ở thời điểm trước hoặc sau khi điều trị nhằm thu nhỏ khối u hoặc giảm nguy cơ tái phát bệnh. Với các sản phẩm hỗ trợ để tăng cường sức đề kháng cho người bệnh bạn có thể tham khảo một số sản phẩm như curcumin, fucoidan…
Chúc bạn mạnh khỏe,